Sinh Viên Genz Có Nên Thực Tập Không Lương Hay Không? Tại Sao

Tháng Ba 13, 2024

Đến mùa thực tập của các bạn sinh viên thì trên các group Việc làm đều bàn tán sôi nổi về việc đi thực tập các công ty của mấy bạn. Có bạn đăng lên group hỏi về vị trí Management Trainee của 1 công ty J nào đó, điều kiện là 6 tháng không lương.

Có nên đi làm thực tập không lương
Có nên đi làm thực tập không lương

Đa số các bình luận dưới post đó đều là “Bỏ đi, kiếm công ty khác làm”, “Khác gì bóc lột sức lao động”, hay “Có khi thay thế chị bầu nào đó, rồi sau 6 tháng bị đuổi”, nhưng cũng có người đồng ý với việc thực tập không lương đó, chỉ vì công ty nước ngoài, vị trí xịn, làm đẹp CV.

1.Thực Tập Là Gì ?

Quan điểm riêng của mình về việc thực tập đấy chính là: “Bạn cần một môi trường để rèn luyện các kiến thức lý thuyết đã học trên Giảng đường Đại Học, công ty cần người để làm việc, mang lại giá trị cho công ty”


Chứ không phải “Bạn cần con dấu để ra trường, và công ty cần một tay sai vặt rồi có thể đuổi đi bất cứ lúc nào“.

2. Mục Đich Của Việc Thực Tập

Nếu như ngày trước ở thế hệ X, Y, lứa anh/chị, bố, mẹ mình khi đi thực tập, xin được công ty để thực tập là may lắm rồi, đa số là được trường giới thiệu, hoặc gia đình giới thiệu. 

Các công ty thường không có chính sách lương cho nhân viên thực tập, vì họ luôn rời đi sau 3 tháng thực tập.

Dần dà, nó trở thành một cái văn hóa chung, mà hầu như công ty vừa và nhỏ nào cũng áp dụng đối với sinh viên thực tập. Họ thường được phân vào các vị trí không quan trọng, thậm chí làm tay sai vặt, mua cafe, in photo, đưa đón con cho sếp,… 

Xem ngay bài hay nhất:  Gen Z là gì? Sự khác biệt với Gen X,Y, Gen Alpha? Giải đáp Full

Những công việc không tên khác. Họ đồng ý làm không lương chỉ với một mục tiêu là công ty sẽ nhận xét tốt vào bảng đánh giá thực tập rồi ra trường và tìm công việc khác.

Nhưng với gen Z tụi mình, các bạn thường tự đi tìm công ty thực tập, đặc biệt với các ngành về Marketing, Logistics, Design hay IT. 

Các bạn thế hệ mình được tiếp xúc với công nghệ từ sớm, biết được cách viết CV, viết mail, các group chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn, và có thể mạnh dạn tự tin để apply vào các vị trí mà các bạn muốn ở các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng thực tập. 

Các cổng việc làm cũng rất đa dạng: Website tuyển dụng (Vietnamworks, TopCV), Facebook Jobs, hay mạng xã hội việc làm lớn nhất thế giới LinkedIn.

Các bạn cũng sẽ làm quen được với những bước tuyển dụng y như 1 người ra trường chính thức: Nộp CV, gọi điện xác nhận phỏng vấn, phỏng vấn, đậu phỏng vấn và đi thực tập. 

Vấn đề ở chỗ là một số công ty nhỏ, công ty nhà nước, công ty gia đình vẫn còn tư duy kiểu thế hệ trước, sinh viên đi thực tập là không lương, mà có lương là công ty ban ân huệ dữ dội lắm cho sinh viên.

3. Đồng Ý Không Lương Sẽ Gây Thiệt Hại Cho Bạn

Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động hiện nay là mối quan hệ WIN – WIN. Bạn cần tôi, tôi cần bạn. Công ty trả lương cho sự đóng góp của người lao động là chính đáng. 

Bạn trải qua những vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng nhìn ra được tiềm năng làm việc của bạn thì mới tuyển bạn vào vị trí đó. Dù ít hay nhiều thì công sức của bạn cũng tạo ra được giá trị thặng dư.

Dù bạn đi photo tài liệu, lau dọn nhà cửa hay đi đón con cho sếp. Và đương nhiên giá trị bạn làm ra phải được trả lương xứng đáng. Bạn đồng ý không nhận lương thì bạn là người thiệt thòi.

Xem ngay bài hay nhất:  Gen Z là gì? Sự khác biệt với Gen X,Y, Gen Alpha? Giải đáp Full

4. Đồng Ý Không Lương Sẽ Gây Thiệt Hại Tới Công Ty

Bạn sẵn sàng thực tập không lương, tâm lý làm việc của bạn sẽ khác với một người đi làm nhận lương. Đó là ý thức trách nhiệm của một nhân viên được trao quyền lợi đi đôi với nghĩa vụ. 

Và khi ý thức trách nhiệm không cao, thì khả năng bạn làm sai sót trong công việc dẫn đến thiệt hại cho công ty sẽ cao hơn nhiều.

5. Đồng Ý Không Lương Sẽ Gây Thiệt Hại Cho Các Bạn Sinh Viên Khác

Bạn và một số người khác đồng ý làm không lương, vô tình tạo ra 2 hiệu ứng mà thị trường lao động hiện nay đang tồn tại:

Kéo giá lao động trung bình của sinh viên mới ra trường xốn thấp. Với tâm lý chung, sinh viên mới ra trường, hay sinh viên thực tập thì biết gì, thì khiến cho các bạn tự định giá thấp

Các nhà tuyển dụng lao động sẽ cho rằng sinh viên ra trường sẽ dễ dàng deal lương thấp, hoặc họ sẽ vấn tiếp tục tuyển sinh viên thực tập không lương.

6. Đòi Quyền Lợi Chính Đáng

Không có kinh nghiệm, chỉ biết lý thuyết, là câu chuyện của nhiều sinh viên mới ra trường hay thậm chí nhưng người làm nhiều năm của một ngành nào đó, đột nhiên muốn chuyển sang ngành khác.

Công ty dù không có nghĩa vụ phải dạy bạn học lý thuyết lại từ đầu, nhưng cũng có trách nhiệm phải hướng dẫn tường tận về vị trí của bạn đang ứng tuyển cần những kỹ năng gì, để bạn có thể tự học, mua các khóa học online hay thậm chí hỏi han đồng nghiệp.

Công ty cũng có trách nhiệm hướng dẫn chính xác về công việc đó, vì thậm chí với 1 người có kinh nghiệm 4 năm trong Digital Marketing như mình, thì dù có sang công ty khác, cũng phải làm quen với những platform mới, những process mới, và tất cả đều phải được hướng dẫn. 

Như vậy, việc nhân viên ko có kinh nghiệm hay có kinh nghiệm đều ko khác gì nhau khi mới vào một môi trường mới, nên việc trả lương xứng đáng cho công sức của sinh viên thực tập là hoàn toàn có cơ sở.

Xem ngay bài hay nhất:  Gen Z là gì? Sự khác biệt với Gen X,Y, Gen Alpha? Giải đáp Full

“Đòi quyền lợi cho mình, cũng chính là đòi quyền lợi cho những người khác”

Vì sao? Các bạn có nhớ 150 năm trước, người công nhân phải làm bao nhiêu tiếng mỗi ngày và bao nhiêu ngày một tuần không? 14-18 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần không có ngày nghỉ. 

Thậm chí trẻ em từ 6-12 tuổi vẫn phải đi làm kiếm tiền, với điều kiện lao động vô cùng khó khăn. Và ngày 1/5/1886, hưởng ứng lời kêu gọi của “Liên đoàn lao động Mỹ”, hàng chục ngàn công nhân toàn thành phố tiến hành bãi công, tổ chức mít tinh và biểu tình trên đường phố. 

Khẩu hiệu “Ngày làm việc 8 giờ” trở thành tiếng nói chung của giai cấp công nhân. Từ ấy, chúng ta mới có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, giới tư bản phải chịu thua trước sự đấu tranh đó, vì nó là đấu tranh nhân quyền chính đáng.

7. Nên Làm Gì Để Cải Thiện Mức Lương Thực Tập

Sau bài này, hãy loại bỏ ngay tư tưởng “Không kinh nghiệm đòi gì lương”. 

Hãy tự nâng giá bản thân lên bằng cách: Tìm hiểu thị trường lao động cần gì, vị trí bạn ứng tuyển cần các kỹ năng mềm, kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ gì và tự mình phấn đấu rèn luyện ngày từ năm 2, năm 3. 

Giờ các khóa học online đầy rẫy trên mạng và các bạn có thể tự thực hành ngày trên máy tính. Kế toán cần kỹ năng Excel, hãy học Excel thật giỏi, Marketing cần biết Google ads, hãy học ở Google Skillshop, Udemy,… 

Biết mình cần gì, là ai, đứng ở đâu, khi đó mọi nhà tuyển dụng đều phải tôn trọng bạn. Việc đó cũng khiến cho lương trung bình của các bạn sinh viên mới ra trường ngày càng tăng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *