E-commerce là gì? Top 3 sàn E-commerce tại Việt Nam

Tháng Mười Một 30, 2022

E-commerce là bước tiến mới trong lĩnh vực kinh doanh. Hầu hết mọi doanh nghiệp hiện đại đều tấn công sang thị trường này để nâng cao doanh số, thu lại lợi nhuận cho mình.

E-commerce là gì?

Định nghĩa về E-commerce

E-commerce (Tạm dịch: Thương mại điện tử) là quá trình mua/bán, giao dịch sản phẩm/dịch vụ thông qua Internet. Hàng hóa sẽ được vận chuyển đến khách hàng cả hai bên hoàn tất thủ tục giao dịch. Khách hàng có thể thanh toán cho chủ sở hữu qua hai phương thức: trực tiếp bằng tiền mặt hoặc gián tiếp qua Internet Banking hoặc các ví điện tử thông dụng.

Ưu điểm vượt trội của E-commerce

Xã hội hiện đại kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có thị trường thương mại điện tử. Với sự bùng nổ của Internet, E-commerce đã trở thành mảnh đất màu mỡ, giàu tiềm năng cho các chủ doanh nghiệp phát triển. Một số điểm mạnh nổi bật của E-commerce có thể kể đến như:

Giao dịch không giới hạn

Mọi hoạt động giao dịch trên thị trường điện tử đều không bị giới hạn về khoảng cách địa lý và thời gian. Người bán có thể “mở cửa tiệm” suốt 24 giờ trong suốt một năm. Trong khi đó, người mua được phép mua hàng trong bất cứ thời điểm nào.

Ngoài ra, so với các cửa hàng truyền thống, thị trường thương mại điện tử sẽ hỗ trợ người dùng giao dịch xuyên quốc gia. Do đó, bạn có thể trao đổi/mua bán sản phẩm/dịch vụ không giới hạn.

Chi phí thấp

Đối với cửa hàng truyền thống, bạn cần trả phí thuê mặt bằng, nhân viên, decor,… Trong khi đó, E-commerce hoàn toàn không yêu cầu bạn chi trả những khoản phí ấy. Bên cạnh đó, sử dụng công nghệ để quản lý cửa hàng trực tuyến cũng rất dễ dàng.

Ngoài ra, sức cạnh tranh trên E-commerce cũng lớn hơn so với các sản phẩm trên thị trường thực. Lý do vì sản phẩm trực tuyến thường dễ mua với mức giá hấp dẫn.

Nhiều ưu đãi

Tổ chức chương trình khuyến mãi theo tháng, năm hay các dịp lễ lớn là điểm cộng lớn nhất của E-commerce. Việc cung cấp sản phẩm giá “hời” nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giúp thu hút khách hàng nhanh chóng.

Xem ngay bài hay nhất:  NN x ENGLISHZONE: ATTENTION SPAN

Một số nền tảng thương mại điện tử sẽ đánh giá khách hàng bằng các cấp độ (bạc, vàng, kim cương) dựa trên mức độ mua sắm của họ. Ở cấp bậc càng cao, những khách hàng này càng nhận được nhiều ưu đãi.

Thông tin minh bạch, rõ ràng

Tất cả sản phẩm trên E-commerce đều được hiển thị rõ ràng, chi tiết. Mọi thông tin quan trọng như: giá cả, cách sử dụng, đánh giá,… đều được cung cấp đầy đủ. Nhờ đó, khách hàng sẽ có cái nhìn trực quan và chính xác hơn đối với từng sản phẩm/dịch vụ.

E-commerce tồn tại ở Việt Nam ra sao?

Quá trình phát triển

Tại Việt Nam, cụm từ E-commerce chính thức được biết đến vào năm 1997 nhưng vẫn còn khá mơ hồ. Đến năm 2003, Thương mại điện tử đã “du nhập” vào các trường Đại học, trở thành lĩnh vực được đào tạo bài bản, chuyên môn.

Từ năm 2000 đến nay, Internet và các trang mạng xã hội bùng nổ mạnh mẽ. Do đò, nhiều lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ, nhất là lĩnh vực kinh doanh. Điều này đã mang lại những cơ hội và thách thức mới cho các nhà kinh doanh truyền thống. Và đây cũng chính là tiền đề dẫn đến sự phát triển của thương mại điện tử.

Trong những năm tiếp theo, thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam. Việc này là kết quả của sự phát triển mạng Internet, thiết bị di động, nhất là Smartphone và thẻ ngân hàng.

Với sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, thị trường điện tử Việt Nam tăng vọt vào đầu năm 2020 và kéo dài đến hiện tại. Tuy nhiên, ngoài những cơ hội mới, thương mại điện tử Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức cần được giải quyết.

Thách thức của E-commerce tại Việt Nam

Lòng tin của khách hàng

Hiện nay, những mặt hàng đểu, kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên các cửa hàng trực tuyến. Điều này đã trở thành một vấn nạn cực kỳ lớn đối với thương mại điện tử Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin khách hàng.

Nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận mà bất “treo đầu dê bán thịt cho”. Nghĩa là họ cung cấp sản phẩm khác hẳn hình ảnh và lời quảng cáo. Vì vậy, lòng tin của người tiêu dùng đối với mặt hàng trên mạng thường khá mông lung.

Xem ngay bài hay nhất:  Vietcombank Là Ngân Hàng Gì? Tên Tiếng Anh ... - VayTienOnline

Tính cạnh tranh cao

E-commerce Việt Nam phát triển tỷ lệ thuận với sự ra đời của các sàn thương mại điện tử lớn. Những “ông lớn” đang đứng đầu trong lĩnh vực này tại nước ta là: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,… Một số tập đoàn này sở hữu nguồn vốn cực kỳ lớn từ nước ngoài. Do đó, thị trường thương mại điện tử hiện nay có tính cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Thời gian giao hàng còn hạn chế

Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc này đã ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa, trao đổi sản phẩm. Ngoài ra, hệ thống máy chủ tại của các sàn thương mại chưa được tối ưu hiệu quả, gây tắc nghẽn trong quá trình giao dịch, nhất là trong các chương trình khuyến mãi.

Bảo mật thông tin còn lỏng lẻo

Thử thách tiếp theo đối với E-commerce Việt Nam đó là khả năng bảo mật thông tin còn nhiều hạn chế. Thời đại số hóa phát triển đòi hỏi khả năng bảo mật, an toàn thông cho doanh nghiệp và khách hàng cao hơn.

Trong những năm gần đây, an ninh mạng Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử cần đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Đồng thời, họ phải tuân thủ theo quy định được đặt ra bởi an ninh mạng.

Thanh toán gặp nhiều bất cập

Các nền tảng thương mại điện tử phần lớn đều hợp tác với ví điện tử. Tuy nhiên, số lượng người sử dụng hình thức thanh toán qua ví điện tử chưa cao. Một trong lý do đó là vì các ngân hàng tại Việt Nam chưa đồng bộ với các ví điện tử phổ biến.

Bên cạnh đó, việc thanh toán thông qua Internet Banking vẫn còn khá chậm. Điều này gây mất thời gian và khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Do đó, phần lớn người dùng đều có thói quen thanh toán bằng tiền mặt thay vì chuyển khoản.

Top 3 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam

Shopee

Tính đến thời điểm hiện tại, sàn thương mại điện tử này đã du nhập vào Việt Nam được 5 năm. Shopee từ một trang thương mại điện tử “non trẻ” đã trở thành một “ông lớn” đi đầu trong lĩnh vực này.

Với các ưu điểm nổi bật, Shopee từng bước chinh phục người dùng. Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này còn sở hữu các chiến lược Marketing hiệu quả. Vậy nên, kênh mua sắm này đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư cũng như khách hàng tiềm năng.

Xem ngay bài hay nhất:  Google Site là gì? Ưu nhược điểm của Google Site bạn cần biết

Tiki

Tiki nổi tiếng là sàn thương mại điện tử chuyên giao dịch văn phòng phẩm như: sách, truyện, dụng cụ học tập,… Không dậm chân tại chỗ, Tiki tiếp tục mở rộng sang các mặt hàng khác như: công nghệ, mỹ phẩm, thực phẩm chất năng,… Tiki đã gia nhập vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam 11 năm. Đây được xem là một trong những “tiền bối” đi đầu trong lĩnh vực này tại nước ta.

Lazada

Năm 2012, Lazada tấn công vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Lợi thế của kênh mua sắm này là sở hữu nguồn vốn nước ngoài lớn. Vì Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Tương tự Shopee và Tiki, Lazada cung cấp đa dạng sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Thời gian đầu khi hoạt động, Lazada không được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng sản phẩm trên kênh thương mại này ngày càng cải thiện. Nhờ đó, Lazada vẫn nằm trong top những sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.

Xu hướng mua sắm trực tuyến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng ngày càng tăng lên. E-commerce đã thật sự mở ra nhiều cơ hội kiếm tiền cho các doanh nghiệp. Là một nhà kinh doanh thông minh, bạn chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội làm giàu đầy hấp dẫn này!

Những câu hỏi thường gặp về E-commerce

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình – chạm đỉnh doanh thu – Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: info@tino.org
  • Website: www.tino.org