Hướng dẫn sử dụng z.com hosting chi tiết – ThuThuatWP

Tháng mười hai 2, 2022

Z.com là công ty hosting của Nhật nhưng lại có data center ở Việt Nam. Nên không ngạc nhiên khi tốc độ z.com rất tốt cho site tiếng Việt.

Hiện tại mức giá của Z.com rất cạnh tranh so với nhiều công ty hosting trong nước.

Trải nghiệm với dịch vụ hosting ở đây, mình cảm thấy hài lòng so với số tiền mình bỏ ra.

Do vậy mình quyết định tạo ra bài đánh giá dịch vụ web hosting của z.com trên 3000 từ này.

Bài viết này của mình không chỉ thuần túy là review, giới thiệu thông tin chung chung…

… mà nó còn là tài liệu hướng dẫn chi tiết sử dụng hosting của z.com. Do vậy nếu bạn có quyết định mua hosting ở đây bạn đã có ngay tài liệu hướng dẫn đầy đủ từ A-Z.

Đọc thêm: Đánh giá A2Hosting host ổn định cao và bảo mật tốt

Bạn đã sẵn sàng chưa?

Chúng ta cùng khám phá dịch hosting của z.com nào.​

Giới thiệu về z.com

Z.com là thương hiệu của tập đoàn GMO, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ Internet bao gồm tên miền, hosting, cloud, SSL và StoreApp

Với thương hiệu mua lại z.com từ Nissan, GMO Internet đã thể hiện tham vọng muốn mở rộng thị trường ra toàn cầu.

GMO Internet Goup chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam vào ngày 20/10/2015.

Đứng đằng sau là tập đoàn với tiềm lực tài chính dồi dào, không khó để z.com tung ra chiến dịch marketing rầm rộ ở thị trường Việt Nam. Chương trình phá giá hosting lần này cũng không phải là ngoại lệ.

Hosting SSD giá rẻ

Dịch vụ hosting tại z.com sử dụng toàn bộ ổ cứng SSD thay thế cho HDD. Công ty tuyên bố SSD cho tốc độ xử lý nhanh hơn gấp 2 lần so với HDD.

Chắc chắn dùng ổ cứng SSD tốc độ nhanh hơn là ổ HDD, vấn đề là chỉ là giá cả. Giá SSD đắt hơn HDD. Do vậy các gói hosting giá rẻ ở Việt Nam phần lớn các công ty chỉ dám dùng ổ cứng HDD.

Còn các gói hosting sử dụng SSD thì giá khá đắt nếu giá rẻ thì giới hạn ổ cứng cũng rất thấp. Dung lượng ổ cứng thấp dẫn đến bạn phải dùng rất cần kiệm. Nhưng nếu giới hạn chỉ tính bằng vài trăm MB thì mình cũng không biết phải tiết kiệm kiểu gì nữa.

Trong bối cảnh như vậy, z.com đã tạo ra bước đột phát thị trường web hosting sử dụng SSD. Dựa trên thông số cấu hình, mình nhận định giá của z.com có thể thấp nhất thị trường hiện giờ . Đây cũng chính điểm hấp dẫn cho dịch vụ hosting ở đây.

Hiện tại z.com cung cấp 3 gói hosting như bên dưới:

Nhìn qua thông số cấu hình, bạn sẽ thấy ấn tượng bởi dung lượng ổ cứng SSD. Gói Start thấp nhất bạn cũng được tận 10GB. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian khảo sát vài công ty hosting trong nước bạn sẽ biết dung lượng này lớn như thế nào.

Dung lượng này khá thoải mái cho những bạn bắt đầu với web hosting.

Gói Start mà mình đang dùng chỉ phù hợp với người bắt đầu. Thông số server cho thấy gói này khả năng chỉ phù hợp site nhỏ.

Hướng dẫn đăng ký hosting tại z.com

Đầu tiên bạn truy cập z.com.

Chọn gói hosting và thời gan đăng ký bạn muốn. Sau đó, bạn click vào nút Đăng ký

Xem ngay bài hay nhất:  Theme là gì? Kiến thức cơ bản về theme WordPress - Vietnix

Ở màn hình tiếp theo, bạn có thể thay đổi lại thời gian đăng ký hosting. Nếu bạn đã ok với mọi thứ click vào nút Tiếp tục:

Ở màn hình tiếp theo, nếu bạn đã có tài khoản ở đây click vào nút đăng nhập. Nếu bạn là khách hàng mới, nhập vào địa chỉ và mật khẩu. Sau khi xong, click vào nút Tạo tài khoản mới.

Một popup xổ ra hỏi địa chỉ email bạn muốn sử dụng để đăng nhập vào cPanel. Click vào nút Đăng ký bằng địa chỉ email.

Tiếp theo, bạn nhập vào thông tin cá nhân. Sau khi nhập xong, kéo xuống dưới, click vào nút Đến trang xác nhận thanh toán.

Trên trang xác nhận thanh toán bạn chọn phương thức thanh toán phù hợp với bạn. Ở đây mình chọn giao dịch trực tuyến. Sau đó mình thực hiển chuyển khoản vào tài khoản Bảo Kim của Z.com

Khác với nhiều dịch vụ hosting khác, dịch vụ hosting của z.com đòi hỏi bạn có bước cài đặt trước khi có thể truy cập vào cPanel.

Bạn đăng nhập trang quản trị. Tiếp theo chọn Web Hosting và chọn Các cài đặt máy chủ mặc định.

Ở màn hình tiếp theo, bạn nhập vào tên miền của bạn cũng như mật khẩu đăng nhập vào cPanel. Sau khi xong, bạn click vào nút Thiết lập

Lúc này, bạn sẽ nhìn trạng thái máy chủ đang chạy. Click vào máy chủ bạn vừa cài đặt xong.

Ở đây bạn sẽ nhìn các mục liên quan đến máy chủ.

Click vào cPanel, bạn sẽ nhìn thấy giao diện cPanel quen thuộc. Nếu bạn là người mới, nhớ đọc bài hướng dẫn sử dụng cPanel của mình.

Bổ sung tên miền trong dịch vụ hosting của Z.com

Như bạn thấy ở bước đăng ký, chúng ta không cần phải cung cấp tên miền như khi đăng ký dịch vụ hosting ở nơi khác.

Bây giờ chúng sẽ chính thức bổ sung tên miền bạn muốn sử dụng. Ở trong giao diện cPanel, bạn kéo xuống phần tên miền. Click vào nút miền khác

Bạn sẽ chuyển sang giao diện tạo miền khác. Bạn nhập vào tên miền. Các trường còn lại sẽ tự sinh ra. Bạn giữ mặc định như vậy. Click vào nút Thêm Miền để hoàn tất quá trình thêm tên miền

Kết nối tên miền với dịch vụ hosting của z.com

Đọc thêm: Hướng dẫn trỏ tên miền dành cho người mới.

Ở đây mình sẽ kết nối tên miền với dịch vụ hosting của Z.com sử dụng địa chỉ IP.

Đầu tiên bạn cần lấy địa chỉ IP cho domain bạn vừa thêm vào hosting của z.com. Ở màn hình Dashboard của z.com (màn hình sau khi bạn đăng nhập ở z.com). Bạn click vào phần DNS ở trên cùng. Ở bên dưới bạn sẽ nhìn thấy địa chỉ IP của domain bạn vừa thêm vào.

Domain này mình mua ở Godaddy và sử dụng CloudFlare làm DNS trung gian. Do vậy mình truy cập CloudFlare và cập nhật lại địa chỉ IP ở phần DNS

Cách tạo tài khoản email trong cPanel

Đối với gói Start mà mình đang dùng, Z.com sẽ cho phép bạn tạo tối 20 tài khoản email. Bây giờ mình sẽ hướng dẫn bạn cách tạo tài khoản email. Cuối cùng, mình sẽ chỉ cho bạn cách cấu hình Outlook làm email client để bạn có thể lấy email từ server và đọc trên máy tính của bạn. Cách làm này cũng sẽ giúp giữ mail khách hàng khi chuyển host. Nhưng bạn nhớ sử dụng giao thức POP 3 để lấy email nhé.

​Đầu tiên, để tạo một tài khoản email bạn cần đi tới phần Email trong cPanel. Click vào Tài khoản Email để tiếp tục

Ở giao diện tạo email, bạn nhập vào địa chỉ email. Ở phần Miền, bạn nhập vào tên miền. Tiếp theo bạn nhập vào mật khẩu. ​Phần hạn mức bạn có thể thiết lập giới hạn mức cho tài khoản email hoặc không giới hạn.

Xem ngay bài hay nhất:  Tại sao word of mouth lại quan trọng đối với các doanh nghiệp?

Sau khi điền xong, bạn click vào nút Tạo tài khoản. Lúc này ở bên dưới bạn sẽ nhìn thấy tài khoản email bạn vừa tạo. Click vào ​Setup Mail Client để xem cấu hình thiết lập email client:

​Phần cài đặt thủ công bạn sẽ nhìn thấy thông tin cấu hình cho email client. Bạn chú ý vào mục cài đặt SSL/TLS. Chúng ta sẽ sử dụng thông tin này để cấu hình Outlook làm email client.

​Bây giờ bạn mở Outlook ra. Đi tới File -> Add Account

Một hộp thoại xuất hiện. Bạn chọn Mannual setup or additional server types. Click Next để tiếp tục.

Ở phần Choose service, bạn chọn POP or IMAP như bên dưới. Click nút Next để tiếp tục​

Màn hình tiếp theo, bạn nhập vào thông tin đúng như phần thông tin cấu hình ở trên. Click vào phần More Settings…

Sau khi click vào More Settings…, bạn mở tab Outgoing Server và tích vào lựa chọn như bên dưới

Chuyển sang tab Advanced và lựa chọn như bên dưới. Click OK để đóng hộp thoại.

Click Next để tiếp tục. ​Nếu bạn nhận được thông báo như sau nó nghĩa là bạn cấu hình Outlook thành công

Bây giờ bạn có thể sử dụng Outlook để gửi và nhận email rồi đấy. ​

Cách cài đặt WordPress trong Z.com

Z.com hỗ trợ bộ cài đặt WordPress trong cPanel. Truy cập cPanel, di chuyển tới phần Phần mềm. Click vào nút Installation Application Installer.

Tiếp theo, bạn chọn WordPress blog

Màn hinh tiếp theo, bạn click vào nút Install this application.

Bây giờ bạn sẽ nhìn thấy tùy chọn thiết lập cho website của bạn. Ở phần Location, bạn chọn domain bạn vừa bổ sung ở trên. Directory thì bạn để trống

Phần version bạn giữ nguyên như vậy

Tiếp theo bạn nhập vào thông tin đăng nhập vào trang quản trị của WordPress. Thay đổi các phần còn lại cho phù hợp với thông tin của bạn

Phần Advanced bạn giữ nguyên như vậy.

Cuối cùng bạn click vào nút Install. Quá trình cài đặt hoàn tất bạn sẽ nhìn thấy thông tin tổng kết như sau

Click vào link WordPress Admin để đi tới trang quản trị.

Kiểm tra tốc độ sau khi cài đặt.

Ngay sau khi cài đặt mình muốn kiểm tra tốc độ hosting của z.com cho trang wordpress mặc định. Do không tool kiểm tra với location ở Việt Nam. Nên mình chọn GTmetrix với location Hong Kong cho chuẩn xác. Đây là kết quả kiểm tra

Ổ SSD cho tốc độ nhanh thật ?

Cách cài đặt chứng chỉ Let’s Encrypt SSL

cPanel của Z.com không tích hợp chứng chỉ Let’s Encrypt SSl miễn phí. Nhưng mình có cách cài đặt chứng chỉ này và đã hướng dẫn tỉ mỉ ở đây.

Nhưng trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn lại cho bạn tiện theo dõi.

Bạn đi tới trang web ssl for free. Nhập vào địa chỉ website bạn muốn cài đặt chứng chỉ. Click vào nút Create free SSL Certificate

SSL For Free yêu cầu bạn xác thực là chủ domain bạn vừa cung cấp. Ở đây mình chọn Manual Verification. Vì mình sử dụng dịch CloudFlare làm DNS trung gian nên việc thay đổi DNS rất dễ dàng và nhanh chóng. Click vào nút Manually Verify Domain để lấy hướng dẫn thay đổi DNS

Bạn sẽ thấy 2 thông tin bản ghi TXT record bạn cần thêm vào DNS

Mình sẽ thêm vào như bên dưới ở phần DNS của CloudFlare

Sau khi thêm xong, bạn click vào nút Download SSL Certificate.

Cuối cùng bạn sẽ nhìn thông tin chứng chỉ SSL. Bạn click vào nút Download All SSL Certificate Files để tải chứng chỉ về máy tính của bạn. Bạn cũng nhớ đăng ký địa chỉ email để nhận được thông báo khi chứng chỉ hết hạn.

Bây giờ bạn quay trở về cPanel của Z.com. Di chuyển xuống phần bảo mật và click vào SSL/TLS.

Ở phần cài đặt trang web SSL, bạn copy crt mà SSL For Free cung cấp cho bạn và paste vào trường tương ứng. Sau đó click vào nút Chứng chỉ tự điền để nó tự điền phần còn lại.

Xem ngay bài hay nhất:  Up sale là gì? Các cách triển khai chiến lược Up sale hiệu quả

Xong rồi, bạn click vào nút Cài đặt chứng chỉ. Nếu bạn cài đặt thành công, bạn sẽ nhìn thấy thông báo như sau:

Nhiệm vụ tiếp theo bạn cần cấu hình SSL cho WordPress để chuyển tất cả request HTTP thành HTTPS.

Đi tới Plugins->Add New. Nhập vào tên của plugin Really Simple SSL. Cài đặt và activate plugin

Ngay khi plugin bạn được kích hoạt, click vào nút Go ahead, activate SSL. Thế là xong.

Nhớ đọc bài viết cài đặt SSL của mình để biết cách cấu hình Google Webmaster, và Analytics.

Hỗ trợ HTTP/2

Ngay sau khi cài đặt SSL, mình tiến hành kiểm tra xem server của z.com có hỗ trợ HTTP/2. Nhưng thật đáng tiếc là server không có hỗ trợ. HTTP/2 sẽ cho tốc độ tốt nhất khi website sử dụng kết nối SSL.

Kiểm tra tốc độ sau khi cài đặt trang demo

Ở trên mình đã kiểm tra tốc độ site sau khi cài đặt trang WordPress mặc định. Bây giờ mình sẽ cài đặt một trang demo sử dụng theme Ad-sense của MyThemeShop.

Theme của MyThemeShop rất nổi tiếng ở khoản tốc độ và tối ưu SEO. Nên mình rất tò mò không biết nó sẽ cho kết quả như thế nào trên z.com:

Và đây là kết quả trên GTMetrix. Không quá tệ đúng không?

Như vậy sử dụng một theme có chất lượng, hosting z.com với gói Start mình hoàn toàn có thể có một site với tốc độ tải khoảng 1s. ​Nếu server ngon mình nghĩ có thể đạt tốc độ vào khoảng tầm 700ms.

Để tiện cho bạn tham khảo, phía dưới là kết quả trên pingdom và google test speed. Nhìn thông số này bạn sẽ thấy theme Ad-Sense của MyThemeShop được code tốt như thế nào.

Đánh giá Uptime

Z.com tuyên bố uptime server của mình luôn ở mức cao 99.9%.

Khi sử dụng UptimeRobot và Pingdom mình thấy uptime của z com đúng như cam kết.

Đây cũng là điểm gây ấn tượng mạnh với mình. Mình đã dùng nhiều dịch vụ hosting trong nước và điểm gây khó chịu nhất chính là downtime.

Nhưng z.com đã làm mình hoàn toàn thay đổi quan điểm về dịch vụ hosting trong nước.

Nếu cứ tiếp tục duy trì uptime cao như thế này z com có khi còn hơn hẳn nhiều dịch vụ shared host nước ngoài. ​

Đọc thêm: giám sám uptime website WordPress

Đánh giá support

Z.com cung cấp cho bạn nhiều hình thức hỗ trợ qua email, livechat, gọi điện. Nhân viên support rất nhiệt tình và thân thiện. Nhìn chung mình hài lòng với chất lượng dịch vụ support của z.com có thể do mình không phải loại người quá khó tính.

Lời kết

Sau khi dùng thử hosting của z.com, mình cảm thấy hài lòng với dịch vụ ở đây. Đây là điểm mình thích:

Mặc dù cPanel không tích hợp sẵn chứng chỉ Let’s Encrypt. Nhưng đây không phải là vấn đề lớn. Mình đã hướng dẫn cách bạn cài chứng chỉ này chi tiết trong bài.

Tuy vậy server không hỗ trợ giao thức HTTP/2 nên tốc độ không thể tối ưu hết mức khi dùng giao thức HTTPS. Tuy nhiên với theme Ad-Sense mình vẫn có một site với thời gian tải tầm 1s.

Ứng dụng cài đặt WordPress tự động trong cPanel chưa bảo mật cao như A2Hosting ví dụ như prefix bảng vẫn để là wp_​ hay đường dẫn trang admin không đổi luôn. Dĩ nhiên bạn có thể sử dụng plugin để xử lý các vấn đề này sau khi cài đặt

Tốc độ nhanh. Uptime cao. Thế là quá đủ cho một dịch vụ shared host chất lượng. Đó cũng là sự đảm bảo cho một website thành công.

Còn bạn.

Mình muốn biết quan điểm của bạn về dịch vụ hosting của z.com. Hãy chia sẻ ở phần comment bên dưới.