Traffic là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc tới trong các báo cáo về SEO nói riêng và trong marketing online nói chung. Vậy cụ thể Traffic là gì? và những website nổi tiếng đã làm như thế nào để tăng traffic về cho thương hiệu của mình? Hãy cùng Marketingai tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Traffic là gì?
Traffic có nghĩa là lưu lượng truy cập, đây là một thuật ngữ để miêu tả số lượt người dùng truy cập vào website của bạn, với đơn vị tính là lượt truy cập. Mỗi trang web khác nhau thì sẽ có lưu lượng truy cập khác nhau.
Khái niệm Traffic là gì? Traffic nghĩa là gì?
Traffic được tính cho toàn site và giá trị của traffic sẽ tăng lên khi có một người dùng truy cập vào website, hoặc từ trang này sang trang khác cũng sẽ được tính là 1 traffic. Do đó, gia tăng traffic là mục tiêu mà rất nhiều nhà đầu tư SEO hướng tới, đặc biệt là những người đang quản trị website tin tức.
Tầm quan trọng của Traffic là gì?
Là thuật ngữ mà khiến dân SEO ngày đêm nhắc nhớ thì chắc chắn tầm quan trọng của Traffic cũng không hề nhỏ. Hầu như các website hiện nay dù chọn SEO hay google Adwords đều hướng tới mục tiêu chung là tăng lượng truy cập của người dùng. Dưới đây là 5 vai trò quan trọng chính của Traffic.
- Lượng traffic lớn và ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website.
- Tăng độ phủ sóng thương hiệu của bạn.
- Tăng độ uy tín của website đối với các công cụ tìm kiếm.
- Traffic cao đồng nghĩa với việc website của bạn cung cấp nhiều nội dung chất lượng, giúp người làm SEO đánh giá được sự quan tâm của người dùng đối với website.
- Traffic cao giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (CR).
Tầm quan trọng của traffic là gì? – (Ảnh: Behance)
Phân loại Traffic
Traffic được phân ra làm 4 loại theo nguồn gốc:
- Referral Traffic: Đây là những lượt truy cập website được tạo ra từ các trang khác, các trang mà bạn đã đặt backlink lên đó và người dùng họ nhấp vào link ấy để truy cập về trang web. Những trang được đặt backlink này được gọi là các trang giới thiệu.
- Social Traffic: Là những lượt traffic có nguồn gốc từ các trang mạng xã hội, thông qua việc click vào link liên kết trong một bài viết hoặc một bài quảng cáo trên mạng xã hội (Google+, Facebook, twitter,…)
- Direct Traffic: là Traffic có được khi dùng truy cập trực tiếp vào website và không thông qua các website trung gian nào khác.
- Organic Search Traffic: Lượng traffic xuất hiện khi người dùng truy cập vào website từ bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm, phổ biến là Google Search.
7 Phương pháp đột phá traffic cho website rất dễ thực hiện
SEO (Search Engine Optimization)
SEO hay tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là một trong những phương pháp đem lại một lượng traffic tự nhiên rất tốt cho website. Nếu website của bạn được đánh giá và xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm thì lượng traffic tự nhiên từ SERPs sẽ khiến bạn rất bất ngờ đấy.
Google Adwords
Bên cạnh SEO thì Google Adwords cũng là một phương pháp đem về lượt traffic tự nhiên hiểu quả. Tuy nhiên đối với phương pháp này thì bạn sẽ phải bỏ ra một lượng chi phí cho công cụ tìm kiếm để website của bạn hiển thị ở vị trí tự nhiên. Những đây cũng là một cách hoàn hảo, giúp bạn có thể tiếp cận đúng đến khách hàng mục tiêu của mình để gia tăng chuyển đổi.
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn chi phí phải bỏ ra để duy trì Google Adwords sẽ là rất lớn. Sau đây chúng tôi sẽ dành cho bạn một số lời khuyên cho kế hoạch này.
- Bạn nên thiết lập một mức ngân sách tối đa phải chi trả cho quảng cao
- Xác định rõ dàng tiêu chuẩn cho đối tượng mục tiêu mà bạn đang nhắm tới. Chỉ có những người được target mới nhìn thấy được quảng cáo. Chính vì vậy hãy phân tích hành vi và nhu cầu khách hàng của bạn một cách chi tiết nhất.
- Trong khi phương pháp SEO sẽ phải cần đến một khoảng thời gian cụ thể mới thấy được kết quả, thì quảng cáo trả phí (PPC) sẽ là một công cụ thay thế tuyệt vời dành cho bạn. Phương pháp này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và phụ thuộc rất nhiều về ngân sách của bạn.
- Kết hợp SEO và quảng cáo trả phí PPC sẽ là một phương pháp rất tuyệt vời giúp tăng lượt hiển thị của bạn trên công cụ tìm kiếm Google và mang lại cho bạn một lượng traffic rất lớn.
Xây dựng mạng xã hội
Hiện nay mạng xã hội đang ngày càng phát triển với rất nhiều cộng đồng như Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram với hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới. Tại đây, bạn có thể xây dựng một cộng đồng lớn yêu thích và quan tâm đến những sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn có thể tìm hiểu, tương tác trực tiếp với những khách hàng của mình xem họ cần gì, bạn phải cải thiện những gì? Từ đó vừa nâng cao được giá trị cho doanh nghiệp, vừa đem đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo Facebook
Tương tự Google, Facebook cũng đưa ra tính năng quảng cáo PPC, giúp người dùng có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể sử dụng quảng cáo Facebook và đem lại những lượt traffic chuyển đổi tốt cho website.
Xây dựng Blog
Đây là một cách hoàn toàn miễn phí và giúp bạn kiếm được một nguồn traffic hiệu quả. Khi khách hàng truy cập vào website của bạn, họ sẽ tìm kiếm những thông tin liên quan về những sản phẩm dịch vụ đó hay thậm chí là cả doanh nghiệp của bạn. Hãy thu hút họ với những nội dung hấp dẫn với những thiết kế đẹp mắt. Việc xây dựng thêm một trang blog sẽ là một điều rất đáng đầu tư đấy.
Email Marketing
Những email marketing truyền tải thông điệp hấp dẫn lại có thiết kế đẹp mắt được xuất hiện trong hòm thư của khách hàng sẽ thu hút họ click vào đọc và đi tới website của bạn. Họ sẽ là những khách hàng tiềm năng đấy.
Video Marketing
Sử dụng video trong các chiến dịch marketing hiện nay là một xu hướng mới. Với sự thành công của Facebook Live Stream và sự lớn mạnh của YouTube, video trở thành một kênh tiếp thị có tiềm năng lớn. Đặc biệt với những video được đầu tư với nội dung hấp dẫn, thu hút nếu trở thành những video viral sẽ mang đến hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp của bạn.
Case Study về tăng Traffic website đáng học hỏi
Ahrefs: Xóa sổ 49% những bài đăng kém chất lượng
Lĩnh vực: SEO SaaS Software
– Số liệu thống kê:
- Tăng 89% Traffic trong 3 tháng
- Xóa 266 bài đăng không có Traffic nào (49% tổng số bài đăng của trang)
– Ahrefs đã làm như thế nào:
- Kiểm tra lại toàn bộ nội dung website
- Nghiên cứu từ khóa
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Quảng cáo website trên các trang khác
Tất cả những công việc trên được Ahrefs nghiên cứu và thực hiện trong vòng 3 tháng từ tháng 11/2015 đến 2/2016.
Có vẻ như thật điên rồ nếu như chúng ta xóa hết các bài đăng trước đây, vì các bài đăng trên website hầu như đều có giá trị lâu dài. Nhưng vào năm 2015, các chuyên gia SEO tại Ahrefs đã nhận ra rằng gần một nửa số bài đăng của họ không có lượt truy cập nào hàng tháng.
Có thể nói, tăng 89% Traffic trong 3 tháng là một thành công lớn của Ahrefs (Ảnh: Ahrefs)
Ahrefs cho rằng: “Nếu chúng ta biết rằng người dùng ngày càng trở nên quan trọng đối với Google, thì chắc chắn những bài đăng không có lượt truy cập cũng như không có tương tác nào sẽ không mang đến “cảm nhận tốt” từ Google cho trang web. Và thật không may, có rất nhiều bài đăng như thế trên trang của Ahrefs.”
Sau khi kiểm tra toàn bộ nội dung website, họ đã xóa tổng cộng 266 bài đăng, những bài mà chỉ có 179 đến 700 từ. Thêm vào đó, Ahrefs đã tạo một cuộc chuyển hướng cho bất cứ bài đăng nào có backlink,đưa khách truy cập đến những bài đăng có liên quan hoặc đến trang chủ của họ.
Tuy nhiên, “loại bỏ cái cũ” mới chỉ là một nửa quá trình, bây giờ họ phải update cho chiến lược của mình với “cái mới”. Họ đã tập trung thời gian của mình để tạo ra những bài viết chất lượng về các chủ đề liên quan đến sản phẩm của họ, kết hợp với việc nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ cạnh tranh để có những bài viết công chúng muốn đọc và thích đọc.
Có thể nói, tăng 89% Traffic trong 3 tháng là một thành công lớn của Ahrefs vì họ đã làm những thay đổi này trong cùng lúc, việc kiểm tra nội dung cũ và cải thiện nội dung mới đã đóng góp cho thành công cho website của họ.
Nat Eliason: Đưa website từ 0 đến 10.000 lượt truy cập hàng tháng.
– Lĩnh vực: Marketing
– Số liệu thống kê: Trang web cá nhân của Nat nhận được 50.000 Traffic hàng tháng. Và đây là kết quả của mục tiêu tăng từ 0 đến 10.000 Traffic sau tháng đầu
– Họ đã làm như thế nào:
- Lên kế hoạch nội dung chi tiết
- Đăng bài của khách
- Kiểm tra nội dung
Xác định rõ ràng và chi tiết mục tiêu của mình, từ mục tiêu có 10.000 lượt truy cập mỗi tháng, cụ thể hơn là cần có 333 khách truy cập mỗi ngày, chia ra cho 6 bài đăng trên blog và giả định mỗi bài viết sẽ có khoảng 30 đến 60 lượt truy cập mỗi ngày.
Nat đã list ra một danh sách lớn các ý tưởng bài đăng, và sau đó trước khi nghiên cứu từ khóa, ông sắp xếp các bài đăng dựa trên chiều sâu bài viết mà mình có thể tạo ra. Ông ưu tiên thời gian cho các bài đăng dài nhất trước với chất lượng từ khóa tốt nhất. Là một website mới, Nat biết rằng sẽ rất khó để tiếp nhận các tên miền lớn, vì vậy anh ta tập trung nỗ lực của mình bằng cách bắt đầu vào các bài viết mà chỉ để đánh bại các trang web nhỏ.
Nat cũng nghiên cứu rất nhiều từ khóa SEO, tuy nhiên điều khiến cho những bài đăng của website có giá trị lặp đi lặp lại để duy trì lượt truy cập lâu dài thì anh đã đầu tư hơn cho chiến lược phát triển nội dung của mình (Ảnh: Internet)
Kết luận
Thông qua chia sẻ trên chắc hẳn bạn cũng hiểu được traffic là gì? Cũng như tầm quan trọng của traffic. Ngày càng nhiều các website ra đời và cuộc cạnh tranh về Traffic sẽ luôn luôn phải khiến bạn bận tâm. Cho đến thời điểm này thì những gì tốt nhất chúng ta cần làm cho lượt truy cập website tăng lên là tập trung vào chất lượng bài viết và nghiên cứu kĩ đối thủ cạnh tranh cũng như từ khóa, hãy làm cho những gì đẹp đẽ và tinh tế nhất lọt vào tầm mắt người đọc đầu tiên khi truy cập website của mình.
Phương Nguyễn – MarketingAI
Xem thêm:
- Bật mí các cách tăng Traffic cho Website doanh nghiệp
- Cách xây dựng nội dung trên trang giúp tăng traffic và thứ hạng tìm kiếm
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé