Spam trên mạng xã hội là gì mà phiền phức thế, cùng Bách hóa XANH tìm hiểu cách chặn spam trên Facebook, Zalo hay Messenger nhé!
Chắc nhiều bạn đã thường thấy thuật ngữ spam trên các phương tiện kỹ thuật số từ Gmail đến mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin như Facebook, Zalo Web.
Tuy nhiên, cũng có khá nhiều trong chúng ta còn rất mơ hồ về khái niệm spam này. Vậy spam là gì, có tác hại ra sao và cách để chặn spam đặc biệt là ở các mạng xã hội, cùng Bách hóa XANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1Spam là gì?
Spam là một thuật ngữ tiếng anh viết tắt của cụm từ “Stupid Pointless Annoying Messages”, có nghĩa là “những tin nhắn xáo rỗng và cực kỳ làm phiền cho người nhận”. Vâng, đó cũng đã giải thích cho bạn spam chính là những mẩu tin cực kỳ vô dụng cho cuộc sống hay công việc của bạn nhưng lại thường xuyên “gõ cửa” các ứng dụng mạng của bạn.
Spam bắt đầu xuất hiện từ năm 1978 khi một người đàn ông gửi cùng một mẩu quảng cáo sản phẩm cho một loại 393 người nhận qua email, thay vì gửi từng email cho từng người. Vì thế ban đầu spam dùng để ám chỉ việc gửi email đến nhiều người cùng một lúc mà nội dung không có ý nghĩa hay chỉ để quảng cáo mà người nhận không hề yêu cầu các thông tin này.
Ngày nay, spam xuất hiện trên nhiều phương tiện khác từ ứng dụng nhắn tin, website tin tức hay mạng xã hội. Vì thế, spam hiện nay thường là những thông tin quảng cáo, khuyến mãi, hay trúng thưởng mà không có tính xác thực, được phát tán rộng rãi trong khi người nhận không muốn nhận và gây khó chịu, đôi khi phiền toái cho họ.
2Các loại spam trong Facebook, Messenger, Zalo
Vậy làm thế nào để bạn biết các loại spam trong Facebook, Messenger hay Zalo? Bạn có thể nhận diện chúng qua các dấu hiệu sau.
Spam Facebook
Nếu một ngày bạn nhận phải các thông tin như sau trên trang chủ Facebook của mình hay trong phần bình luận bài đăng của mình thì có thể tự liệt kê chúng vào spam:
– Các bài viết không có ý nghĩa hay giá trị thông tin, chỉ chứa một vài từ cụt lủn mang tính chất cảm thán, mang tính chất làm loãng chủ đề.
– Các bài viết chỉ có biểu tượng cảm xúc (emotion) hay bài post hình ảnh có kích thước lớn nhưng không có nội dung liên quan gì đến bạn.
– Các tin quảng cáo mà bạn không có nhu cầu hay liên quan.
– Những bình luận cực kỳ lạc đề không liên quan đến nội dung đăng, có thể là dạng dấu chấm hay là mẩu tin cóp nhặt đâu đó nhằm làm loãng vấn đề đang bàn luận.
– Như nội dung được gửi liên tiếp nhau của cùng một người gửi về một chủ đề.
Spam Messenger hay Zalo
Khi bạn vô tình nhận được những tin nhắn từ tài khoản lạ, không nằm trong danh sách bạn bè, chứa những thông tin quảng cáo, tin đồn chưa được báo chí hay nhà nước xác thực, tin trúng thưởng giả mạo rồi đòi hỏi cung cấp thông tin cá nhân, đó chính là spam. Những tin nhắn này cứ liên tục xuất hiện và làm phiền bạn.
3Tác hại của spam
Gây phiền toái cho người nhận
Các spam quảng cáo đa phần chỉ gây phiền hà mà không quá nguy hiểm về an ninh mạng cho bạn. Những đơn vị bán hàng nhỏ lẻ thường chọn phương pháp spam quảng cáo để tìm khách hàng.
Tuy nhiên, trong thời gian dài nếu nhận quá nhiều báo cáo (report) từ người nhận thì đơn vị này có thể sẽ bị mạng xã hội tự động loại khỏi dữ liệu tìm kiếm trên google.
Nguy cơ phát tán virus mạng
Nếu bạn nhận phải spam chứa đường link hay mời gọi bạn truy cập vào website nào đó thì bạn phải cực kỳ cẩn thận vì chúng có thể chứa mã độc hay virus và làm hỏng máy tính hay điện thoại của bạn.
Nguy cơ bị đánh cấp thông tin cá nhân
Một số spam còn nguy hiểm hơn là nhằm vào đánh cắp thông tin của người nhận bằng cách giả mạo thông tin chương trình thoạt nhìn trông rất giống các mẫu tin chính thức từ công ty, nhà nước và yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân để tham gia.
Bạn cần cẩn trọng quan sát người gửi có phải bạn bè trên Facebook hay Zalo không, nếu không thì tuyệt nhiên không quan tâm hay tương tác với các mẩu spam như trên để đảm bảo an toàn cho mình.
4Cách chặn spam Facebook
Để chặn spam trên Facebook, bạn chỉ cần thiết lập chế độ hạn chế người lạ tìm kiếm hay nhắn tin cho bạn mà không có sự cho phép. Thông thường, cách đơn giản nhất là bạn thiết lập lại các chế độ truy cập trên Facebook về lại “bạn bè của bạn bè” sẽ cho phép hạn chế người lạ spam Facebook.
Chặn spam facebook bằng máy tính
Bước 1: Đăng nhập Facebook trên máy tính, nhấp vào biểu tượng tam giác chỉ xuống ở góc phải thanh thông báo, chọn mục Cài đặt.
Bước 2: Chọn Quyền riêng tư, chọn phần Cách mọi người tìm và liên hệ với bạn nhấp vào dòng chữ Chỉnh sửa kế bên từng mục mà bạn cần giới hạn như: Gửi lời mời, tìm kiếm bằng email, hay số điện thoại, và chọn chế độ: “Mọi người”, “bạn của bạn bè”, “bạn bè”, “chỉ mình tôi” hoặc “tùy chỉnh”.
Tốt nhất là bạn nên chọn chế độ “bạn bè của bạn bè”, “bạn bè” hoặc “chỉ mình tôi” đối với các phần bạn muốn bảo mật cao nhất và hạn chế truy cập của người ngoài.
Chặn spam facebook bằng điện thoại
Bước 1: Tại giao diện chính của Facebook, nhấp vào biểu tượng 3 gạch ngang, chọn mục Cài đặt & Quyền riêng tư.
Bước 2: Ở mục Lối tắt quyền riêng tư, ở phần Quyền riêng tư tiếp tục chọn Xem các cài đặt quyền riêng tư khác.
Bước 3: Kéo xuống đến phần Cách mọi người tìm và liên hệ với bạn, nhấp chọn mục và chọn thiết lập các chế độ tương tư như thao tác với máy tính.
5Xử lý spam Messenger
Bạn có thể xử lý các spam phiền toái trên Messenger bằng cách báo cáo (report) như sau.
Bước 1: Truy cập Facebook Messenger Web, chọn cuộc hội thoại mà bạn muốn báo cáo.
Bước 2: Nhấn nút hình bánh xe răng cưa ở góc trái khung hội thoại. Click chọn mục Báo cáo spam hoặc lạm dụng (Report Spam or Abuse).
Bước 3: Facebook sẽ gửi bạn danh sách các vấn đề bạn muốn báo cáo, bạn tùy ý chọn trong số đó và nhấn nút Tiếp tục (Continue). Như vậy là người đó đã bị chặn không được nhắn bất cứ tin nào cho bạn vào lần sau nữa.
Nếu bạn sử dụng điện thoại, thì có thể làm theo thao tác sau:
Chọn cuộc hội thoại spam mà bạn muốn báo cáo. Nhấp vào thanh trên cùng chứa tên người gửi, chọn mục Có gì đó không ổn (Something’s Wrong)
Chọn một nội dung tùy ý bạn muốn báo cáo tương tự như trên web. Và thế là xong, bạn đã hoàn thành chặn spam trên Messenger rồi.
6Cách chặn spam Zalo
Chặn tin nhắn từ người lạ
Bạn có thể chặn spam Zalo bằng cách chặn nhận bất kỳ tin nhắn từ người lạ trong vài thao tác sau:
Bước 1: Tại giao diện ứng dụng Zalo, chọn mục Thêm tại góc phải màn hình. Chọn tiếp biểu tượng cài đặt ở phía góc phải màn hình.
Bước 2: Chọn Quyền riêng tư. Chọn nhấn chế độ tắt của mục Nhận tin nhắn từ người lạ.
Chặn tin nhắn từ số điện thoại lạ
Bạn cũng có thể chặn tin nhắn từ số điện thoại lạ để chặn spam.
Bước 1: Chọn vào tin nhắn mà được gửi đến từ số điện thoại người lạ.
Bước 2: Chọn vào Chặn để chặn tin nhắn từ số điện thoại lạ gửi tới.
Chặn tin nhắn từ danh sách bạn bè
Bước 1: Chọn vào tin nhắn bạn muốn chặn, chọn tiếp biểu tượng 3 gạch ngang phía góc phải màn hình.
Bước 2: Chọn Có trong mục Chặn tin nhắn để hoàn tất chặn thành công người đã kết bạn.
Xóa danh bạ bạn bè
Đầu tiên, bạn ấn Chọn Danh bạ, vào mục Tìm kiếm để tìm tài khoản Zalo cần xóa.
– Đối với hệ điều hành iOS, bạn chỉ cần vuốt sang trái tại các tên cần xóa, nhấn nút Chọn xóa” là hoàn thành.
– Đối với hệ điều hành Android, bạn nhấn giữ tại tên tài khoản cần xóa, chọn Xóa bạn và chọn Có để xác thực mệnh lệnh.
Đến đây chắc bạn đã rõ spam Facebook, Zalo là gì và cách để chặn chúng. Hi vọng chia sẻ mẹo vặt này của Bách hóa XANH hữu ích cho bạn và chúc bạn thành công dẹp đi đống spam phiền phức nhé!
Mua snack, rong biển các loại thơm ngon tại Bách hóa XANH để nhâm nhi khi lướt Facebook:
Xem thêm:
>> Mẹo hay với máy sấy tóc bạn nên biết
>> Mẹo hay rửa sạch ấm trà
>> Mẹo hay đánh bóng đồ gỗ như mới
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé