Tại Việt Nam, Print on demand (POD) trở nên quen thuộc và được nhắc đến với tần suất ngày một nhiều. Vậy ngành POD là gì? Làm thế nào để bắt đầu kiếm tiền với phương thức kinh doanh này?
POD hay in theo yêu cầu là hình thức in ấn thiết kế lên các sản phẩm như áo thun, túi tote, ốp lưng, tranh canvas,… với số lượng bất kỳ theo yêu cầu của khách hàng. Điều đặc biệt của mô hình này đó là sản phẩm sẽ chỉ được in khi đơn đặt hàng được tạo. Chính vì vậy, bạn sẽ không cần lưu trữ hay sở hữu bất kì sản phẩm nào, không sợ các vấn đề liên quan đến việc lưu kho hay tồn hàng.
>> Xem thêm: Bán hàng POD là gì? POD kết hợp Dropshipping như thế nào?
>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam: Ngành hàng nào đang chiếm ưu thế trên thị trường?
3 Bước để bắt đầu kiếm tiền từ POD
Kinh doanh POD giúp bạn thử nghiệm ý tưởng kinh doanh hoặc dòng sản phẩm mới. Bạn không cần phải trữ sẵn hàng trong kho hay tốn chi phí mua máy móc nên khả năng rủi ro trong hình thức kinh doanh này giảm đi đáng kể. Từ đó bạn có thể thoải mái hơn trong việc hiện thực hóa các ý tưởng của mình.
1/ Lựa chọn sản phẩm và xác định thị trường ngách
Những sản phẩm phổ biến với Prind On Demand?
Nếu bạn cảm thấy mô hình này phù hợp với bản thân thì dưới đây là danh sách một số sản phẩm phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn để bán trên các trang POD:
- Thời trang: áo phông, váy, quần legging, chân váy, quần short, áo hoodie
- Phụ kiện: túi tote, mũ, tất, khẩu trang..
- Vật dụng gia đình: cốc sứ, chăn gối, khăn tắm
- Phụ kiện đồ công nghệ: ốp điện thoại, miếng dán điện thoại..
Bạn phải lựa chọn được sản phẩm mà bạn sẽ làm, sau đó sẽ bắt đầu nghiên cứu và tìm thị trường ngách để triển khai.
>> Xem thêm: Print on Demand Việt Nam – Top 3 nền tảng POD tốt nhất năm 2021
>> Xem thêm: Thương mại điện tử Việt Nam: Kênh bán nào là phù hợp?
Khi bạn đã lựa chọn được sản phẩm, bạn nên tập trung vào việc nghiên cứu tệp đối tượng khách hàng tiềm năng (độ tuổi, giới tính, sở thích, nghề nghiệp,…). Khi càng đào sâu vào insight, bạn sẽ có được hướng đi và rất nhiều ý tưởng để triển khai cho chiến dịch POD của mình.
2/ Thiết kế và đăng tải sản phẩm
Sau khi đã có được ý tưởng cho việc kinh doanh POD, bạn sẽ cần thiết kế các sản phẩm mẫu và đăng tải lên các nền tảng bán hàng POD. Đây là yếu tố quan trọng quyết định việc bạn có bán được sản phẩm hay không. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, hãy tìm cho mình một cộng sự có khả năng giúp bạn biến ý tưởng thành sản phẩm.
Vì đây là các sản phẩm mẫu để khách hàng tham khảo nên cần sự chỉn chu và chuyên nghiệp. Bạn nên đầu tư thời gian để thiết kế và chọn lọc mẫu. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiếp thị sản phẩm.
HIện nay có nhiều nền tảng POD cho phép bạn đăng tải các thiết kế của mình như Printbase, Printub, Teespring,… Bạn có thể tạo cho thương hiệu của mình 1 website riêng để tăng hiệu quả bán hàng. Tạo một Fanpage đăng tải các nội dung, kiến thức liên quan đến ngành POD cũng là một ý tưởng hay.
3/ Tiếp thị sản phẩm
Có rất nhiều cách khác nhau để giúp bạn quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Tùy vào điều kiện bản thân mà bạn có thể lựa chọn Free traffic hoặc Paid traffic.
Free traffic
Free traffic được hiểu là một lượng người dùng quan tâm đến bạn thông qua các nội dung tiếp thị miễn phí bạn tạo ra trên kênh Youtube, Tiktok, Instagram, Fanpage, Blog… Đừng chỉ tập trung quảng bá sản phẩm của mình, hãy cũng cấp những thông tin hữu ích cho cộng đồng về các chủ đề liên quan đến sản phẩm. Điều đó sẽ giúp bạn có được free traffic hiệu quả hơn.
Điều này đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian, chất xám, công sức vào việc xây dựng nội dung trên những kênh phù hợp. Ví dụ sản phẩm POD của bạn là mũ, hãy đăng tải những tips phối đồ với mũ lưỡi trai, mũ vành,… Hãy đầu tư những clip ngắn thay vì chỉ dừng lại ở dạng content đọc.
>> Xem thêm: Lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để bắt đầu kinh doanh?
>> Xem thêm: Dropshipping là gì? Tối ưu lợi nhuận với mô hình Dropshipping
Paid traffic
Nếu bạn muốn kinh doanh nhanh có kết quả hơn thì chạy quảng cáo vẫn là lựa chọn tốt hơn cả với những kênh phổ biến hiện nay như: Facebook, Instagram, Tiktok …
Tuy nhiên, không phải cứ chạy vài chục, vài trăm nghìn là bạn cũng sẽ có vài chục vài trăm đơn hàng, mà để chạy được bạn phải đáp ứng được những yếu tố như:
- Về vốn, bạn cần chuẩn bị ngân sách để test hay thậm chí là phải chịu lỗ trong thời gian đầu.
- Ngoài những kỹ năng set camp cơ bản của từng loại hình quảng cáo ra, bạn cần phải có tư duy đúng về nó, cách tracking và tối ưu chiến dịch.
- Khả năng ứng biến với những đối thủ sẵn sàng cướp khách và ý tưởng sản phẩm trên chính quảng cáo của bạn.
Ưu điểm và hạn chế của ngành POD là gì?
Hiện nay, kinh doanh POD vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một vài ưu nhược điểm của hình thức này như sau:
Ưu điểm
- Dễ tiếp cận và dễ bắt đầu, hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lực mà bạn có.
- Không cần bỏ vốn nhập sản phẩm, không lo tồn kho.
- Tự định giá sản phẩm.
- Làm việc tự do, không bị gò bó hay áp lực về mặt thời gian
Nhược điểm
- Cần có khả năng thiết kế và khiếu thẩm mỹ tốt, sáng tạo và nhạy bén với xu hướng thị trường.
- Người mới sẽ gặp nhiều khó khăn, cần phải có kỹ năng về marketing hay kinh nghiệm bán hàng để dễ dàng bắt đầu hơn.
Có thể bạn quan tâm
>>> Nhà bán hàng 2021: Nên thuê kho ngoài hay tự vận hành kho?
>>> Cách tạo Fanpage hiệu quả cho người kinh doanh thời trang
>>> Các cách làm tăng doanh thu x5 lần từ Instagram Shop
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé