Supplier là gì? Ý nghĩa của Supplier đối với doanh nghiệp

Tháng mười hai 1, 2022

Việc làm Logistic

1. Supplier là gì? Những đặc trưng cơ bản của Supplier

1.1. Supplier là gì?

Supplier là một từ tiếng Anh trong lĩnh vực kinh tế dùng để chỉ “nhà cung ứng”. Supplier ngay nay đã trở nên rất quen thuộc với những người đang và sẽ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ giao thông vận tải (Transportation), Logistic – một ngành nghề đang có cơ hội phát triển hiện nay. Supplier – nhà cung ứng được định nghĩa là một tổ chức hoặc thực thể khác cung cấp thứ gì đó mà người khác, tổ chức hoặc thực thể khác cần.

Trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa hay bất cứ một loại sản phẩm dịch vụ nào đều phải được thực hiện giữa hai hay nhiều đối tượng trong đó bao gồm có nhà cung ứng và người mua. Nhà cung ứng sẽ là bên cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ còn người mua là người chấp nhận bỏ chi phí có trị giá ngang bằng để đổi lấy chúng. Trong kinh doanh, mỗi công ty có ít nhất một nhà cung ứng, đây chính là đơn vị cung cấp nguyên vật liệu đầu vào hoặc sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Supplier – nhà cung cấp có thể được phân biệt với một nhà thầu hoặc nhà thầu phụ – đơn vị thường thêm đầu vào chuyên biệt với các sản phẩm giao hàng (delivery).

Ngày nay, khi kinh doanh vấn đề lời lãi cao là mục tiêu hướng đến hàng đầu của mỗi doanh nghiệp vì thế muốn doanh thu cao, lợi nhuận lớn các doanh nghiệp cần quan tâm tới rất nhiều vấn đề trong đó chi phí bỏ ra phải được tính toán kỹ lưỡng. Để sản xuất một lô hàng sau khi xuất ra thu được lợi nhuận cao thì chi phí nguyên vật liệu nhập với mức giá ưu đãi đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm được các nhà cung ứng tốt. Tuy nhiên mọi chuyện không hề đơn giản bởi để mua được nguyên liệu với giá cả mang lại lợi ích cho cả bên mua và nhà cung ứng ngày càng trở nên khó khăn.

Đối với doanh nghiệp, việc giảm chi phí liên quan đến mua hàng, tăng lợi nhuận bán hàng mà không phải tăng sản lượng bán và quan trọng chất lượng sản phẩm cũng không được giảm thì phương pháp tốt nhất sẽ là tạo và quản trị tốt các mối quan hệ với nhà cung ứng. Hãy tiếp tục tìm hiểu những đặc trưng của Supplier bên dưới đây để hiểu hơn về họ cùng Timviec365.vn nhé!

>> Xem thêm: Dispatcher là gì

1.2. Những đặc trưng cơ bản của Supplier

– Supplier – nhà cung ứng mang nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp chẳng hạn các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và cả vốn cùng các dịch vụ tài chính,…

Xem ngay bài hay nhất:  Google Maps là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Maps hiệu quả nhất

– Các sản phẩm cung ứng, nhà cung ứng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau tới từng hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Đặc biệt khi thị trường xuất hiện sản phẩm cạnh tranh không hoàn hảo nhưng đây lại là nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp thì sẽ khiến cho hoạt động mua sắm cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

>> Xem thêm: Bưu cục là gì

Việc làm Vận chuyển giao nhận

2. Một nhà cung ứng tốt cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Nhà cung ứng tuy không nằm trong tầm kiểm soát hay thuộc bộ phận trong doanh nghiệp nhưng lại có tầm quan trọng vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thị trường, các doanh nghiệp sản xuất cung cấp ra thị trường những sản phẩm có thể sử dụng được ngay nhưng toàn bộ nguyên liệu, vật liệu cấu thành nên nó lại không hoàn toàn được sản xuất từ đơn vị sản xuất vì thế họ tìm tới các đơn vị khác có nguồn nguyên liệu đang cần cho sản xuất sản phẩm để đàm phán, thương lượng nhập nguyên liệu. Từ đó khái niệm nhà cung ứng xuất hiện trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp.

Để đảm bảo các yếu tố về cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,… với số lượng đầy đủ, chất lượng theo yêu cầu một cách ổn định và chính xác đáp ứng được sản xuất, kinh doanh với chi phí thấp và thời gian kịp thời đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm một nhà cung ứng tốt ngược lại nhà cung ứng muốn là nơi tìm đến của nhiều doanh nghiệp cũng phải tìm hiểu các tiêu chí chọn lựa của họ để mang lại lợi ích cho chính mình. Một tổ chức, doanh nghiệp muốn sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong muốn theo tiến độ quy định, đáp ứng được giá cả mong muốn đồng thời để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì việc lựa chọn nhà cung cấp tốt, quản lts được là là điều kiện tiên quyết cần và rất cần được quan tâm. Một số tiêu chuẩn để chọn lựa nhà cung ứng tốt cho mình được đánh giá ở các tiêu chí:

– Giá cả: Tự đặt và tìm câu trả lời cho các câu hỏi Giá cả nhà cung cấp đề ra là bao nhiêu? Có phù hợp với sức chi của doanh nghiệp không? Điều kiện thanh toán nhà cung ứng đưa ra có phù hợp với hàng hóa của doanh nghiệp không?…

Xem ngay bài hay nhất:  WTO là gì? - Tuổi Trẻ Online

– Chất lượng: Chất lượng hàng hóa, dịch vụ có phù hợp với mức giá cả không? Chất lượng có phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp bạn không?….

– Thời gian giao hàng: Nhà cung cấp có đảm bảo nhân viên vận chuyển (shipper) giao hàng đúng với thời gian như lịch hẹn hay không? Hàng hoá (cargo) được giao theo lịch có đúng số lượng và chất lượng không?

Đối với các tổ chức/ doanh nghiệp cần cần sản phẩm hay dịch vụ thì một nhà cung ứng tốt thật sự là điểm tựa sức mạnh cho doanh nghiệp bởi chính họ là nhân tố góp phần tạo nên thành công cho một doanh nghiệp. Sau khi đáp ứng được những tiêu chí trên, nhà cung ứng sẽ là đơn vị không những giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng, kịp thời gian với giá cả hợp lý,… mà họ còn hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp tiếp nhận sản phẩm họ cung cấp phát triển được sản phẩm của mình, phân tích giá trị, sẵn sàng hợp tác trong các chương trình giảm chi phí,… giúp người mua đạt được hiệu quả cao hơn.

>> Xem thêm: Can bus là gì

Việc làm Quản lý đơn hàng

3. Ý nghĩa của nhà cung ứng – Supplier đối với doanh nghiệp

Supplier – nhà cung ứng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Mặc dù không thuộc phạm vi quản lý hay trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng lại có ảnh hưởng đến hoạt động và nguồn thu về của doanh nghiệp. Cụ thể nếu nhà cung cấp lâu năm bất chợt có một hoặc có cả những dấu hiệu như tăng giá bán đầu vào, giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà họ cung ứng hay như không đáp ứng được yêu cầu về số lượng, thời gian cung ứng của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất đồng thời làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn một số tình huống khác từ nhà cung ứng khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng chẳng hạn như:

– Số nhà cung ứng có nguyên liệu cần có doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu ít thậm chí chỉ có một nhà cung cấp độc quyền nguyên liệu, vật liệu đó.

– Không có nhiều phương án hay nguyên vật liệu thay thế cho các yếu tố đầu vào ban đầu

– Nhà cung cấp tỏ ra ưu tiên đối với khách hàng quan trọng nhưng đó lại không phải doanh nghiệp của bạn

– Các nhà cung cấp nguyên liệu, vật liệu bị kiểm soát bởi các đơn vị doanh nghiệp khác

Sự biến động của thị trường luôn có sự thay đổi không ngừng, các yêu cầu và đòi hỏi mới khắt khe hơn từ đó phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn vận chuyển hàng hóa. Đồng thời với những yêu cầu đó đòi hỏi mối quan hệ giữa các bên phải chặt chẽ và mật thiết hơn nữa. Theo các nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp duy trì được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ thì các hoạt động trong doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn các doanh nghiệp không thực hiện được việc này.

>> Xem thêm: HBL là gì

4. Mối quan hệ giữa nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng

Để quản lý các tương tác của doanh nghiệp với các tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng thì quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là cách tiếp cận toàn diện. Đây là cách để quản lý dòng sản phẩm dịch vụ hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp luôn được khuyên áp dụng. SCM liên quan đến việc di chuyển và lưu trữ nguyên liệu thô, hàng tồn kho trong quá trình làm việc và các sản phẩm hoàn chỉnh từ nguồn gốc đến tiêu thụ.

Xem ngay bài hay nhất:  Lượng nhân viên nghỉ việc (Staff Turnover) là gì ... - VietnamBiz

Nhà cung ứng – Supplier là một thuật ngữ trong quản lý chuỗi cung ứng có nghĩa để chỉ các cá nhân, tổ chức hay một thực thể cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho các cá nhân hoặc công ty. Còn chuỗi cung ứng là toàn bộ quá trình sản phẩm và bán các sản phẩm thương mại. Nó bao gồm mọi giai đoạn từ việc cung cấp nguyên liệu thô đến việc cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng. Một ví dụ thực tế về nhà cung cấp cụ thể:

Ví dụ: Một nhà sản xuất đồ nội thất cần tìm một nhà cung cấp là công ty gỗ, công ty điện lực và nhà sản xuất dụng cụ. Họ cung cấp cho bạn gỗ, điện và các công cụ để làm đồ nội thất.

Trong bối cảnh kinh tế có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải chịu nhiều sức ép từ cả phía khách hàng đến nhà cung cấp. Muốn thành công họ không những phải đem lại cho khách hàng sản phẩm có chất lượng phục vụ tối đa nhu cầu của họ bên cạnh đó lại phải đảm bảo được nguồn thu phù hợp với mức chi đồng thời tạo lợi nhuận để duy trì sự phát triển bền lâu của doanh nghiệp. Tất cả những mục tiêu đó đều có sự góp mặt của nhà cung ứng – Supplier.

Hy vọng với nội dung tìm hiểu “Supplier là gì?” trên đây, Timviec365. vn đã mang tới có các bạn nhiều thông tin hữu ích đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của mỗi người. Để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức mới mỗi ngày đừng quên truy cập vào website Timviec365.vn nhé!