Entity SEO Là Gì? 10 Cách Tối Ưu Entity SEO Hiệu Quả Nhất 2022

Tháng Một 10, 2024

Entity SEO không còn là khái niệm xa lạ, tuy nhiên đối với những SEOer chưa có kinh nghiệm thì đây vẫn còn là khái niệm mới mẻ. Không phải ai cũng có thể hiểu hết các khái niệm về Entity là gì và triển hệ thống theo đúng lộ trình. Entity thực chất đã ra đời từ năm 2013.

SEO Entity là một tổ hợp các thành phần có mối liên hệ nhất định với nhau về mặt ý nghĩa mà các công cụ hiệu được. Đây là một trong những xu hướng nổi bật của năm 2019. Vậy thì thực sự Entity SEO là gì ? Hôm nay SEODO sẽ lí giải tất cả, cùng thắt dây an toàn và khám phá nào !

1. Tổng quan về Entity SEO

1.1 Entity là gì

Entity là một điều (Thing) hay một khái niệm duy nhất, độc đáo, được xác định rõ ràng và có thể phân biệt được

Entity là một thực thể có thể là bất cứ thứ gì mà hội tụ đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định và phân biệt được. Nó có thể là một cá nhân, sự vật, sự việc, địa điểm, tính từ,… Một thực thể không chỉ là một đối tượng vật lý như: con người, địa điểm, sự vật…mà một thực thể còn có thể là màu sắc, ý tưởng, khái niệm hay ngày tháng hay ngày lễ nào đó…

Khái niệm Entity SEO là gì? Khái niệm Entity là gì?

Entity Building là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của website trên các search engine.

1.2 Entity Building là gì ?

Đầu tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu về 3 khái niệm SEO Marketing cơ bản xây dựng lên hệ thống Entity Building. Bao gồm: Semantic Web, Metaweb và Google Knowledge Graph.

1.2.1 Semantic Web

Entity SEO _ Semantic Web Semantic Web

Semantic Web còn được biết đến là web 3.0 – Hay còn gọi là website ngữ nghĩa tận dụng trí thông minh nhân tạo để mô phỏng cách hiểu ngôn ngữ và xử lý thông tin, nó được tạo lập năm 2006 bởi Tim Berners-Lee và dựa trên nền tảng World Wide Web và thuật toán Linked Data.

Ví dụ: khi bạn nhập từ khóa “Samsung”, Google hiển thị cho bạn hàng loạt kết quả đa dạng, như: Điện thoại Samsung, công ty Samsung, Tai nghe Samsung,… Nói chung, từ “Samsung” có quá nhiều ý nghĩa. Google và bộ máy tìm kiếm nói chung không hiểu được chính xác điều mà bạn muốn nói đến là gì.

-> Semantic Web ra đời để có thể giúp giải quyết vấn đề trên.

Tận dụng những yếu tố từ Semantic Web, kỹ thuật xây dựng Entity Building sẽ giúp cho Google có được một cơ sở dữ liệu về lĩnh vực SEO. Biến doanh nghiệp bạn thành 1 thương hiệu thực và lớn trong Google, cùng với đó là giúp Google hiểu rõ nội dung website của bạn.

1.2.2 Meta Web

Entity SEO _ Meta Web Meta Web

Metaweb là 1 công ty phát triển cơ sở dữ liệu dựa trên cơ sở Semantic Web – Một cơ sở dữ liệu mở và chia sẻ kiến thức của thế giới. Năm 2010, Google đã mua lại và xáp nhập Metaweb vào trong bộ máy tìm kiếm của nó, với mục đích để làm nền tảng hoạt động cho Google Knowledge Graph & Thuật toán Hummingbird.

1.2.3 Google Knowledge Graph

Entity SEO _ Google Knowledge Graph Google Knowledge Graph

Google Knowledge Graph hay còn được gọi là sơ đồ tri thức đơn giản là một cơ sở dữ liệu thu thập hàng tỷ dữ liệu về từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên Internet mỗi ngày và ý nghĩa đằng sau từ khóa ấy.

Với sơ đồ tri thức này Google có thể kết nối sự kiện, sự vật, sự việc, con người và địa điểm với nhau. Từ đó, kết quả tìm kiếm được kết nối với nhau chính xác và có liên quan chặt chẽ với nhau.

=> Từ 3 khái niệm trên, có thể hiểu triển khai Entity gồm những công việc nhằm xây dựng thực thể cho website, xác định với Google rằng doanh nghiệp của bạn là một thực thể uy tín.

1.3 Entity trong NLP là gì ?

Entity là một từ hoặc cụm từ đại diện cho một đối tượng được xác định và phân loại. Các đối tượng có thể là con người, đồ đa dụng, sự kiện, con số, doanh nghiệp,… Công việc của NLP là chọn và đánh giá các thực thể đó từ nội dung của bạn.

Vì Google có thể phân biệt được các thực thể Entity nên công cụ tìm kiếm sử dụng thông tin thu được, nhằm đáp ứng người dùng và cung cấp kết quả tìm kiếm tốt hơn.

Các Entity SEO trong bản Demo API của Google Các Entity trong bản Demo API của Google

Có hai chỉ số bổ sung rất quan trọng – đối tượng và danh mục.

Xem ngay bài hay nhất:  8 Lý Do Khiến Survey Monkey Là Gì ? Hướng Dẫn Cách Dùng

Về phân loại, nhờ NLP mà Google có thể gán nội dung vào một danh mục tương ứng. Chẳng hạn như: Internet & Telecom, Mobile & Wireless,..

Entity SEO _ Các danh mục trong bản demo API của Google Các danh mục trong bản demo API của Google

1.4 Vai trò của Entity trong Search là gì ?

Entity là một phương pháp giúp Search Engine hiểu được ý định của người dùng, đây là một bổ sung giúp xác định rõ ràng hơn câu trả lời cho một truy vấn tìm kiếm. Entity giúp Google nhận ra các thực thể được giới thiệu trong mục này.

3 yếu tố dưới đây được xem là xếp hạng quan trọng đã được Google xác nhận:

  • Content – Nội dung
  • Links – Liên kết.
  • Rankbrain

2. Tại sao Entity là thứ quan trọng trong SEO ?

Lý do khiến SEO Entity quan trọng là gì? Hiện nay việc tối ưu SEO đã không còn như xưa nữa. Google bắt đầu thay đổi các thuật toán trên các công cụ tìm kiếm một cách chóng mặt. Điều này khiến việc làm SEO cần phải có một sự nhạy bén và nắm bắt xu hướng kịp thời.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp khi bắt đầu bước vào đầu tư cho lĩnh vực Digital Marketing đã chú trọng làm SEO hơn. Lý do vì:

  • Chi phí trả cho Paid Search quá cao
  • SEO đem lại tính bền vững và lâu dài hơn

Entiy SEO quan trọng đối với SEO Entiy SEO quan trọng đối với SEO

Google đã bắt đầu “gạt bỏ” các doanh nghiệp chỉ chú trọng ở yếu tố traffic sang một bên. Google muốn đem lại cho người dùng kết quả họ mong muốn tìm thấy ngay trên trang tìm kiếm. Người dùng lúc này không nhất thiết phải truy cập vào Website. Cụ thể chính là vị trí TOP 0 hay còn gọi là Snippet.

Entity SEO _ Snippet Top 0 hay Snippet

Các entity quan trọng đối với việc SEO tổng thể. Bởi vì, về cốt lõi, chúng là cả một thế giới. Bản thân chúng ta hiểu mọi thứ xung quanh mình trong bối cảnh của các entity và mối quan hệ của chúng.

3. Tối ưu nội dung theo Entity SEO để làm gì ?

Chúng ta tối ưu SEO bằng cách tạo ra content xoay xung quanh một từ khóa chính. Từ đó tối ưu riêng mỗi từ khóa chính đó ở khắp mọi nơi. Với SEO Entity, bạn phải nhìn được xa hơn như thế. Nói một cách đơn giản hơn là tạo ra những vệ tinh (từ khóa nhỏ, phụ khác) xung quanh từ khóa chính.

Tình trạng những website lên nội dung chỉ để cạnh tranh thứ hạng hiện nay rất phổ biến. Người dùng chỉ tìm thấy những nội dung được nhấn mạnh với từ khóa đưa ra, mà giá trị họ nhận lại rất nghèo nàn. Từ đó Google không đánh giá cao những nội dung như thế, và người dùng thì thoát trang rất nhanh.

Nếu tối ưu bằng phương thức Entity, những người làm SEO sẽ phải nghiên cứu cực kỳ sâu xung quanh chủ đề nội dung mà mình có, những từ ngữ nào có thể liên quan mật thiết đến chủ đề bài viết và từ khóa trung tâm? Đó là cách rõ ràng nhất khi thực hiện tối ưu SEO Entity.

Các từ khóa liên quan khi tối ưu content cho SEO Entity Các từ khóa liên quan khi tối ưu content cho SEO Entity

4. Cách Google thu thập dữ liệu Entity SEO

“Hiểu rõ cách thức Google thu thập dữ liệu Entity sẽ giúp bạn có một quy trình Entity Building hiệu quả.”

Về bản chất khi thu thập dữ liệu, Bots Google tìm đến những yếu tố, từ ngữ liên quan mật thiết với nhau trong nội dung, tổng hợp lại, đem ra phân tích, xử lý, và cuối cùng trả kết quả cho người dùng.

4.1 Rút trích Entity SEO & Google rút trích Entity như thế nào ?

Google trích xuất các Entity dựa trên 4 yếu tố chính:

  • ID: để nhận biết Entity. Tương tự như những địa chỉ hoặc MREID (Machine Readable Entity ID)
  • Data: Hệ thống dữ liệu như Google Corpus và Google Index
  • Kho kiến thức: Có thể kể đến là Freebase và WikiPedia
  • Thuộc tính (Attribute): Là mối quan hệ giữa những Entity giúp Google hiểu được ý nghĩa đằng sau chúng.

Việc khai thác thông tin sẽ được thực hiện theo thứ tự sau:

  • Nhận dạng đối tượng được đặt tên NER
  • Liên kết đối tượng được đặt tên NEL
  • Khai thác quan hệ

Google rút trích Entity SEO Google thu thập các yếu tố liên quan mật thiết tới thực thể

Trong ví dụ trên chúng ta có thể thấy:

  • NER (Named Entity Recognition) xác định và phân loại các lần xuất hiện của thực thể được đặt tên trong văn bản thành các danh mục được xác định trước. NER được mô hình hóa như một nhiệm vụ gán thẻ cho mỗi từ trong câu. NER sẽ cho chúng ta biết những từ là thực thể và loại của chúng là gì. Trong ví dụ trên, NER sẽ định vị “Elon Musk” là một người. Nhưng chúng ta vẫn không biết chính xác đoạn văn bản “ Elon Musk ” đang nói về cái gì trong ví dụ trên. NEL là nhiệm vụ phụ tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi này.
  • NEL (Named Entity Linking) sẽ chỉ định một danh tính duy nhất cho các thực thể được đề cập trong văn bản. Nói cách khác, NEL có nhiệm vụ liên kết thực thể được đề cập trong văn bản với các thực thể tương ứng của chúng trong cơ sở tri thức như: Freebase hay Wikipedia.
Xem ngay bài hay nhất:  Fanpage là gì? 5 Bước tạo trang Fanpage Facebook chuyên nghiệp

4.2 “Things not Strings” (Vật thể, không phải chuỗi)

Khái niệm nguyên lý này đã được trưởng phòng Google Search Amit Singhal công bố. Google sẽ hiểu được các Entity trong thế giới thực khi đặt mối quan hệ của chúng với những yếu tố khác.

Cụ thể hơn, nguyên lý này giúp Google biết được có bao nhiêu từ trên trang, ý nghĩa của những từ này và trả về kết quả mong muốn cho người dùng.

Nguyên lý này đã được áp dụng trong Knowledge Graph, một kiểu trả về kết quả bao gồm tất tần tật thông tin liên quan đến truy vấn của người dùng. Và cũng được sử dụng trong trang hiển thị đầu tiên trên Google ở dạng Carousel dựa trên truy vấn của người dùng.

Knowledge là ví dụ cho cho việc ứng dụng SEO Entity của Google Knowledge là ví dụ cho cho việc ứng dụng SEO Entity của Google

Nói tóm lại, đây là một phương thức giúp Google hiểu được ngôn ngữ tự nhiên hơn, và từ đó cung cấp cho người tìm kiếm một kết quả đầy đủ và chính xác hơn.

5. Google xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên Entity SEO

Năm 2015 Google đã công bố xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên số liệu Entity. Theo công bố, việc xếp hạng tìm kiếm của Entity dựa trên các yếu tố:

  • Relatedness (sự liên quan): Được xác định dựa trên nhiều Entity trên website
  • Sự đóng góp (Contribution): Đóng góp được xác định bởi các tín hiệu bên ngoài, cơ bản đây có thể là thước đo một thực thể.
  • Giải thưởng (Prizes): Số liệu giải thưởng chính xác – một thước đo của các giải thưởng liên quan khác nhau mà một thực thể đã nhận được.

Khi tất cả được liên kết và tìm kiếm, quá trình này sẽ được bắt đầu với việc người dùng thực hiện truy vấn thông tin về một thực thể nào đó.

Sau đó, Google thực hiện quy trình theo thứ tự này:

  • Xác định sự liên quan của các Entity khác và cho một giá trị
  • Xác định sự chú ý với người dùng của các Entity đó và cho một giá trị
  • Xác định số liệu đóng góp của các Entity này và cho giá trị
  • Xác định bất kỳ giải thưởng của Enity này và cho một giá trị
  • Xác định các trọng số dựa trên loại truy vấn
  • Kết quả sau xác thực Entity, Google sẽ cung cấp thông tin trên SERP.

6. Tìm hiểu 10 cách tối ưu Entity cho website hiệu quả nhất 2022

6.1 Xây dựng website song song với thương hiệu

Đừng chỉ chăm chú xây dựng website mà bỏ bê thương hiệu của mình. Nghĩa là thương hiệu của bạn phải cung cấp cho Google đủ các tiêu chí mà các thương hiệu lớn nổi tiếng khác có, bao gồm:

  • Các tài khoản trên các nền tảng sociali
  • Content chủ đạo mang tính thương hiệu của bạn
  • Logo
  • Domain
  • Tài khoản AdWords
  • Liên kết các tài khoản social của bạn đến website …

Trong đó thì Domain, Logo, Maps là những yếu tố quan trọng cần được chú ý. Hãy đẩy mạnh thương hiệu của bạn và hiển thị rõ ràng những thông tin này trên website. Và chắc chắn là bạn cũng muốn trở thành chuyên gia của nhiều topic khác nhau.

6.2 Tạo content có độ chuyên sâu và hưu ích

Thời đại của những kiểu content cung cấp thông tin thuần túy và giống nhau trên mạng đã qua. Bạn cần đầu tư nội dung một cách chi tiết và bài bản, bằng cách xây dựng các nội dung chủ đề nhỏ xung quanh một cụm chủ đề chính yếu.

Đó là phương pháp Topic cluster (nội dung theo cụm chủ đề), content được tạo ra xoay quanh một chủ đề duy nhất nhưng vẫn bao quát tất cả thông tin như một thư viện thu nhỏ về chủ đề đó.

Nên tránh viết hàng loạt bài viết về các chủ đề pha trộn khác nhau. Việc này sẽ khiến người đọc bị xao nhãng thông tin, và Google khó nắm bắt được ý nghĩa đằng sau những nội dung của bạn để thể hiện cho người dùng thấy.

6.3 Sử dụng Google Natural Language API

Google Natural Language API là một nền tảng hỗ trợ bạn tìm kiếm và nghiên cứu các Entity trong nội dung của bạn.

Entity SEO _ Google Natural Language API Google Natural Language API

Ở đây, bạn có thể thấy Google có thể nhận diện được các Entity về địa điểm, con người, mốc thời gian, độ quan trọng, chuyên mục của nội dung, cảm nghĩ của người tạo nên nội dung,…

Bạn có thể kiểm tra các Entity từ nội dung của mình được Google hiểu như thế nào trên trang và từ đó điều chỉnh nội dung của mình tốt hơn.

6.4 Xây dựng cấu trúc Content

Đây có vẻ là kiến thức cơ bản khi nhập môn SEO. Content cần phải dễ đọc, mang lại giá trị và sử dụng nhiều headline, table. List có sử dụng gạch đầu dòng hay đánh số thứ tự đều giúp bạn diễn đạt tốt hơn đến người dùng cũng như hệ thống crawl dữ liệu web.

Cấu trúc content càng chuẩn thì Google càng hiểu rõ content của bạn, các phần, đoạn, từ khác nhau kết hợp với nhau như thế nào và quan trọng ra sao.

Luôn nhớ phải ghi nguồn, tên tác giả, bản quyền đáng tin cậy. Có rất nhiều tranh luận xoay quanh E-A-T (viết tắt của expertise and authority), trang có thẩm quyền và đáng tin đang trở thành yếu tố quan trọng trong SEO.

Xem ngay bài hay nhất:  Zara là gì? Thông tin về thương hiệu Zara cho các tín đồ thời trang

6.5 Thay đổi Content chuẩn SEO dựa trên SERP

SERP trên Google là một nguồn hữu ích để nghiên cứu những nội dung được người dùng tìm kiếm nhiều nhất, từ đó ta có thể điều chỉnh và tạo ra content dựa trên những số liệu đó.

Đây là một cách tương tự như khi bạn nghiên cứu từ khóa cho chủ đề của bạn. Với việc tối ưu Entity, ngoài việc nghiên cứu từ khóa, bạn cần phải nghiên cứu thêm những vấn đề người dùng tìm kiếm xoay quanh từ khóa đó.

Những thông tin này bạn có thể tham khảo ở những mục như “knowledge Graph” bên phải trang tìm kiếm, hoặc mục “People also ask” và Searches related to”,…

Entity SEO _ Thay đổi Content dựa trên SERP Mục “People Also search for” là nơi có thể tham khảo việc tối ưu nội dung cho SEO Entity

6.6 Sử dụng Schema

Như đã biết, bạn nên sử dụng schema và schema json-ld nhưng có một loại tương tự rất hay là dùng itemprop tag “same as”.

Code này sẽ giúp thông báo đến Google đại loại “Tổ chức này giống như tổ chức được đề cập trong bài viết này trên Wikipedia nè” hay “Đây là social profile của thương hiệu này” …

Do đó hãy thêm tag này khi chèn structured data vào trang của bạn để giúp Google hiểu mối quan hệ trực tiếp giữa các Entity.

6.7 Tối ưu hành trình tìm kiếm

Khi viết content, bạn cần biết người dùng xuất phát điểm từ giai đoạn nào và sẽ đi đến giai đoạn nào trong hành trình tìm kiếm.

Entity SEO _ Hành trình tìm kiếm Hành trình tìm kiếm bàn phím cơ

Mỗi truy vấn, mỗi từ khóa người dùng gõ ra để tìm đến trang của bạn đều có phần quá khứ và tương lai. Bạn cần phải tự hỏi người dùng đã tìm kiếm những bước nào trước đó và bước tiếp theo là gì. Từ đó, bạn có thể đặt thêm các bài viết khác dưới dạng bài viết liên quan phía bên dưới hoặc chèn trực tiếp vào content.

Ngoài ra, thêm breadcrumb, navigation vào trang sẽ giúp người dùng biết được truy vấn họ đang tìm kiếm nằm trong chủ đề, lĩnh vực nào.

Đó là lý do vì sao trước đó tôi khuyên bạn nên tạo một thư viện thông tin về chủ đề, chứ không chỉ mở rộng bài viết khác nhau về các chủ đề khác nhau.

6.8 Thỏa mãn mục đích tìm kiếm

Khi nói “thỏa mãn” mục đích tìm kiếm, nghĩa là bạn phải có đủ tất cả những kiểu nội dung và thông tin người dùng thường tìm kiếm hiện nay. Trong đó bao gồm: cung cấp thông tin, điều hướng, mua hàng, review.

Khi nhìn vào kết quả tìm kiếm, chúng ta có thể xác định search intent ở đây là gì, dưới góc độ của Google. Chẳng hạn với truy vấn “mua bàn phím cơ” thì rõ ràng người dùng muốn mua bàn phím cơ.

Nếu người dùng đặt câu hỏi thì rõ ràng mục đích tìm kiếm ở đây là thông tin. Nói cách khác, chúng ta hoàn toàn có thể biết được mục đích tìm kiếm khác nhau của người dùng dựa trên kết quả tìm kiếm hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Chẳng hạn với từ khóa ‘Independence Day’. Hầu hết thời gian trong năm, khi tìm kiếm từ khóa này trên Google, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả liên quan đến bộ phim ‘Independence Day’. Nhưng nếu sắp đến ngày 4/7 (Quốc Khánh của Mỹ), kết quả hiển thị lại nói về kỳ nghỉ? Có thể nói mục đích tìm kiếm và Entity thay đổi theo thời điểm.

Mục đích tìm kiếm của người dùng cũng thay đổi thời gian.Hãy ghi nhớ điểm này và không ngừng theo dõi kết quả tìm kiếm để hiểu được Google đang muốn những gì và thay đổi như thế nào.

6.9 Tham khảo top 5 tìm kiếm

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, điều này cũng cần được áp dụng vào chiến lược làm SEO của bạn. Hãy tìm hiểu xem đối thủ của mình, cụ thể là những trang web nằm trong top 5 xem họ đã và đang làm như thế nào, cần bổ sung thông tin gì để từ đó tối ưu hóa nội dung cho website của mình để có thể cạnh tranh với họ.

6.10 Tránh tỉ lệ nhấp chuột (CTR) kém

Tránh tỉ lệ nhấp chuột (CTR) kém trong Entity SEO Biểu đồ tỉ lệ CTR

Tỷ lệ nhấp chuột là yếu tố bạn cần chú trọng trong việc nâng thứ hạng website của mình trên Google, yếu tố này và thời gian on site của người dùng thường được Google chú trọng hơn hết.

Hãy thường xuyên kiểm tra lại tỷ lệ nhấp chuột vào từng truy vấn từ khóa, các nội dung trên website, update lại những nội dung đã cũ hoặc còn thiếu sót. Những thao tác này sẽ giúp bạn cải thiện nội dung của mình cũng như thứ hạng của website trên Google.

Bài viết trên đây của SEODO đã cung cấp đến những thông tin chi tiết và cập nhất nhất về Entity SEO là gì? Có thể nói, đây là một trong những công cụ hữu ích cho lĩnh vực digital marketing trong năm 2022. Hy vọng rằng, với những kiến thức được giới thiệu trong bài, bạn đã có thể ứng dụng ngay vào những tác vụ công việc đòi hỏi sự am hiểu nhất định về SEO Entity. Chúc bạn may mắn !

Nguồn: https://seodo.vn/goc-kien-thuc/entity-seo.html