SEM hay Search Engine Marketing chứa đựng những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp hướng đến mục tiêu bán hàng và thương hiệu. Vậy SEM là gì? GOBRANDING sẽ giúp bạn giải mã những điều chưa rõ về khái niệm này.
1. SEM là gì? Sự thay đổi quan điểm về khái niệm SEM
Câu hỏi “SEM là gì?” hiện nay vẫn đang tạo nên một luồng tranh cãi với hai quan điểm khác nhau. GOBRANDING sẽ trình bày lại cả hai quan điểm này để giúp các bạn hiểu rõ và có thể cùng thảo luận.
Quan điểm thứ nhất, xuất phát từ khái niệm gốc về SEM được công bố lần đầu tiên vào năm 2001 thì:
SEM là cụm từ viết tắt của Search Engine Marketing, còn có thể được dịch là Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là một quá trình nhằm giúp website gia tăng lượng truy cập nhờ vào các hoạt động trên công cụ tìm kiếm. Khi đó, SEM bao gồm cả SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PSA (Paid Search Advertising – quảng cáo tìm kiếm trả tiền).
Đây cũng là khái niệm về SEM đã được sử dụng trong hàng loạt các quyển sách về chuyên ngành Marketing.
>> Tìm hiểu thêm về Cách quảng bá website giúp nhiều người biết nhất
Quan điểm thứ hai, được xuất phát trong quá trình các doanh nghiệp triển khai SEM. Và khi đó, SEM được tái định nghĩa thành:
SEM là một quá trình giúp website gia tăng lưu lượng truy cập thông qua các công cụ quảng cáo tìm kiếm có trả tiền.
Với quan điểm mới này, SEO không còn là một thành phần của SEM. Đi kèm với đó, một thuật ngữ mới cũng được ra đời là Search Marketing. Và Search Marketing sẽ bao gồm cả SEO và PSA.
Hiện tại, chưa có bất kỳ khẳng định đúng hay sai nào về cả hai quan điểm nêu trên. Nhưng để tiếp tục luồng nội dung bên dưới của bài viết, GOBRANDING sẽ căn cứ theo quan điểm gốc ban đầu về SEM. Có nghĩa là SEO và PSA là hai thành phần của SEM.
2. Search Engine Marketing gồm những công cụ nào? Những xu hướng triển khai SEM mới
Theo những lý thuyết đầu tiên khi Search Engine Marketing được ra đời, SEM bao gồm hai công cụ vô cùng quan trọng chính là SEO và PSA. Đây cũng là hai khái niệm khá quen thuộc đối với phần lớn chủ website. GOBRANDING sẽ giúp bạn cập nhật những xu hướng mới nhất về SEO và PSA hiện tại.
2.1. SEO – Search Engine Optimization
Trước khi đến với những xu hướng SEO mà các doanh nghiệp đang hướng tới, bạn có thể cập nhật thêm những thông tin bên dưới:
- SEO là gì? 4 điều tối quan trọng để đầu tư SEO thành công
- So sánh chi tiết Google Adwords và SEO
- Làm thế nào để SEO từ khóa lên top Google bền vững?
SEO Content – xu hướng được “ưa chuộng” bởi Google
Để đầu tư SEO website thành công, bạn cần biết rằng tư duy về SEO ngày nay đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Không đơn thuần chỉ là tối ưu giao diện website, có bộ từ khóa chiến lược, đi backlink,… Mà các chiến lược SEO website hiện nay thường hướng đến chiến lược tổng thể. Trong đó, Content Marketing giữ một vai trò chủ chốt.
SEO cần phải có quá trình – điều đó là tất yếu. Và giờ đây khi Google đã sử dụng yếu tố chất lượng nội dung là một điểm quan trọng để đánh giá webiste, thì bạn cũng cần thay đổi ngay. Nội dung trên website phải hướng đến những giá trị hữu ích cho người dùng, không chỉ để “tạo ấn tượng” với Google. Mà còn để giữ được chân khách hàng trên website.
Ngoài việc tập trung SEO các từ khóa chính, bạn cũng có thể lên kế hoạch để SEO cho các từ khóa trong những bài có nội dung hữu ích. Toàn bộ quá trình từ việc tối ưu nội dung hữu ích trên website và SEO các bài này lên top được gọi là SEO Content.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về SEO Content tại bài viết: SEO Content là gì mà nhiều chủ website quan tâm?
SEO tổng thể – giúp hàng ngàn từ khóa lên top
Bên cạnh SEO Content, SEO tổng thể cũng là một điểm đáng lưu ý. Bằng cách triển khai SEO với một lượng từ khóa lớn lên đến hàng trăm hay hàng ngàn từ, website của bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Trước hết, bạn có thể phủ rộng thương hiệu và tiếp cận khách hàng tiềm năng với quy mô lớn hơn. Khi website đã nhận được một lượng traffic lớn. Kết hợp với tối ưu các yếu tố nhằm thúc đẩy hành động trên website. Vậy là bạn đồng thời có thể tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Dù thực hiện SEO từ khóa hay SEO tổng thể, GOBRANDING vẫn chú trọng sức mạnh thực sự bên trong website. Đó là điều cốt lõi.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về SEO tổng thể tại bài viết: SEO tổng thể website là gì?
2.2. PSA – Paid Search Optimization
Ngoài PSA, quảng cáo tìm kiếm trả tiền còn được biết đến thông qua một số thuật ngữ khác như:
- CPC – Cost per click
- CPM – Cost per thousand click
- PPC – Pay per click
- Paid search ads
Để giúp các nhà quảng cáo tối ưu hiệu quả từ các chiến dịch trên nền tảng của mình. Google đã liên tục cập nhật những tính năng mới. Và xu hướng đối với các nhà quảng cáo trong tương lai hoàn toàn hướng về việc tự động tối ưu, thay cho các thao tác thủ công như hiện tại.
Smart bidding – chiến lược đặt giá thầu tự động kết hợp với AI
Smart bidding được xem là một thành tựu của việc ứng dụng AI khi được Google định nghĩa:
“Đặt giá thầu thông minh là một tập hợp con của các chiến lược giá thầu tự động tối ưu hóa cho chuyển đổi hoặc giá trị chuyển đổi. Đặt giá thầu thông minh sử dụng học máy để tối ưu hóa giá thầu của bạn nhằm tối đa hóa chuyển đổi và giá trị chuyển đổi trên chiến dịch hoặc danh mục đầu tư.”
Bạn chỉ cần khai báo với Google mục tiêu chiến dịch của bạn là gì. Tính năng đặt giá thầu thông minh sẽ giúp bạn tính toán về cách để đạt được mục tiêu với ngân sách hiện có. Ngoài ra, khi sử dụng đặt giá thầu thông minh, bạn còn được phép đưa ra nhiều tín hiệu theo ngữ cảnh người dùng như thiết bị, vị trí, trình duyệt, ngôn ngữ,… để các hoạt động tối ưu giá thầu diễn ra tốt hơn.
Đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời đối với các doanh nghiệp vừa mới bắt đầu với quảng cáo Google. Hoặc dành cho những ai không có quá nhiều thời gian đối với việc quản lý chiến dịch.
3. SEM trong chiến lược Marketing Online
Trừ trường hợp bất khả kháng khiến bạn phải “tách rời” SEO và PSA trong chiến lược Marketing. Còn lại sự “cộng sinh” của hai công cụ này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn cho website.
- Thứ nhất, website đồng thời nhận được lượng truy cập từ cả hai nguồn. Nếu bạn chỉ đầu tư cho 1 trong 2 kênh, lượt tiếp cận khách hàng tiềm năng chắc chắn đang bị hạn chế.
- Thứ hai, theo một thống kê của Google, vừa xuất hiện vị trí quảng cáo vừa xuất hiện ở vị trí tìm kiếm tự nhiên giúp tăng 50% lượt click vào website.
- Thứ ba, khi bạn hoàn thành nghiên cứu từ khóa cho kênh SEO hoặc PSA. Bạn có thể sử dụng để thiết lập cho kênh còn lại. Điều đó giúp bạn tiết kiệm được thời gian.
- Thứ tư, tăng mức độ nhận diện thương hiệu ở mức cao nhất. Dù không phải 100% khách hàng đều truy cập vào website. Nhưng từ lần thứ 2 nhìn thấy thương hiệu trở đi sẽ giúp khách hàng ghi nhớ về bạn.
Vậy trong từng chiến lược ngắn hạn hay dài hạn, phải làm thế nào để phát huy tối đa những lợi ích nêu trên của các công cụ Search Engine Marketing.
3.1. SEO và PSA trong chiến lược Marketing Online ngắn hạn
Trong ngắn hạn, bạn có thể thấy việc triển khai quảng cáo tìm kiếm trả tiền sẽ có lợi hơn so với SEO. Bởi chỉ cần bạn chi tiền cho Google, thì các thông điệp ngay lập tức được hiển thị. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ thường áp dụng cho các website mới được thành lập. Hoặc khi đó bạn đang cần chạy các chương trình trong ngắn hạn.
Nhưng bạn cũng không được bỏ qua SEO ở giai đoạn này. Thực tế cho thấy, nếu bạn bắt đầu dịch vụ SEO song song với việc chạy quảng cáo, SEO cũng có thể giúp tối ưu cho chiến dịch của bạn. Vì khi triển khai SEO website, tối ưu trang đích là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Nhờ vào SEO để trang đích chuẩn hơn, Google đánh giá cao hơn sẽ tạo tác động ngược lại giúp tăng điểm chất lượng quảng cáo.
Và không còn thời điểm nào tốt hơn để bắt đầu SEO ngay khi bạn lên chiến lược ngắn hạn. Lúc này, đã có các chiến dịch quảng cáo giúp duy trì lượng khách hàng nhất định để bạn chuẩn bị cho chiến lược đường dài.
3.2. SEO và PSA trong chiến lược Marketing Online dài hạn
Nếu bạn nghĩ chỉ cần có các chiến dịch quảng cáo “mì ăn liền” đã giúp bạn gia tăng lượng khách hàng tiềm năng, thì đó là một quan điểm sai lầm. Và bạn sẽ không biết cách xoay sở khi hết ngân sách, mọi thông tin của bạn ngừng hiển thị.
Vậy trong chiến lược dài hạn này, bạn cần tập trung vào SEO và tận dụng các chiến dịch quảng cáo bổ trợ cho quá trình này. Đây còn là cách để bạn dự phòng trong trường hợp quảng cáo dừng chạy. Website của bạn vẫn lên top và bạn có thể duy trì được một lượng khách hàng nhất định.
Một ví dụ để giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của SEO: Doanh nghiệp A khi vừa xây dựng xong website vào 9/2019 đã bắt đầu lên kế hoạch triển khai PSA và SEO. Trong 3 tháng đầu tiên, các chiến dịch quảng cáo mang lại những khách hàng đầu tiên truy cập vào website. Đồng thời, các hoạt động liên quan đến SEO cũng được diễn ra.
Cho đến 6 tháng sau tại thời điểm 3/2020, đây là cột mốc các từ khóa lên top. Đồng thời dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp cần phải cắt giảm nhiều chi phí. Trong đó có phí quảng cáo. Lúc này, website của doanh nghiệp vẫn được duy trì ở thứ hạng cao nhờ vào SEO.
>> Xem thêm hướng dẫn chi tiết về cách viết bài chuẩn SEO giúp tăng uy tín cho website
Kết luận
Với những giải đáp của GOBRANDING xung quanh khái niệm SEM là gì, quan điểm của bạn như thế nào? Nhưng bạn nên nhớ rằng dù SEM có bao gồm cả SEO lẫn PSA hay không, thì chiến lược Marketing Online luôn cần có sự kết hợp của cả hai.
{ “@context”: “https://schema.org”, “@type”: “FAQPage”, “mainEntity”: [{ “@type”: “Question”, “name”: “SEM là gì?”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “SEM là cụm từ viết tắt của Search Engine Marketing, còn có thể được dịch là Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là một quá trình nhằm giúp website gia tăng lượng truy cập nhờ vào các hoạt động trên công cụ tìm kiếm. Khi đó, SEM bao gồm cả SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và PSA (Paid Search Advertising – quảng cáo tìm kiếm trả tiền).” } },{ “@type”: “Question”, “name”: “Search Engine Marketing (SEM) bao gồm những công cụ nào?”, “acceptedAnswer”: { “@type”: “Answer”, “text”: “Theo những lý thuyết đầu tiên khi Search Engine Marketing được ra đời, SEM bao gồm hai công cụ vô cùng quan trọng chính là SEO và PSA. Đây cũng là hai khái niệm khá quen thuộc đối với phần lớn chủ website.” } }] }
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé