Chi tiết cách chạy quảng cáo Google Shopping cho người mới bắt đầu

Tháng Một 10, 2024

Bài viết này chia sẻ về cách chạy quảng cáo Google Shopping (quảng cáo mua sắm) ở mức cơ bản dành cho những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Google Shopping Ads. Các bạn chú ý theo dõi từng bước hướng dẫn cài đặt Google Shopping dưới đây nhé.

1. Google Shopping là gì?

Trước khi đi vào hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping chi tiết, hãy cùng Blog Sapo điểm qua một chút thông tin về lịch sử ra đời của Google Shoping – Tiện ích mua sắm trên Google nhé.

Vào năm 2002, một nhà khoa học máy tính người New Zealand tên Craig Nevill-Manning (cũng là giám đốc phụ trách kỹ thuật đầu tiên của Google) đã tạo ra Google Shopping. Ban đầu sản phẩm được lấy tên là Froogle, đến 18/04/2007 đổi thành Google Product Search, Từ 31/5/2012 sản phẩm được đổi thành Google Products.

Tham khảo mẫu website bán hàng kết hợp google shopping giúp nâng cao hiệu quả bán hàng vượt trội

chạy quảng cáo Google Shopping

Craig Nevill-Manning, cha đẻ của Quảng cáo mua sắm Google Shopping

Vào tháng 6/2017, Google Shopping đã bị EU phạt 2,4 tỷ Euro vì đã ưu tiên hàng đầu các dịch vụ mua sắm trực tuyến của mình trong kết quả tìm kiếm.

Cũng giống như Google AdWords, quảng cáo mua sắm Google Shopping là một loại hình quảng cáo trực tuyến do Googe cung cấp, cho phép hiển thị các sản phẩm liên quan dựa theo truy vấn của người dùng. Từ đó khách hàng có thể xem ảnh sản phẩm, so sánh giá giữa các dịch vụ cung cấp ngay trên trang tìm kiếm Google.

cách chạy quảng cáo Google Shopping

hướng dẫn chạy quảng cáo Google Shopping

Giao diện sản phẩm hiển thị trên Google Shopping Ads

Với các chủ shop đây là cách đăng bán hàng trên Google rất hiệu quả, vì sản phẩm của mình có thể tiếp cận ngay lập tức đến những người mua có nhu cầu thực sự và tỷ lệ chuyển đổi cao.

Tuy nhiên, muốn sản phẩm được hiển thị trên Google Shopping, bạn sẽ cần chạy quảng cáo – đây là điều kiện cần.

Điều kiện đủ là giá thầu quảng cáo PPC (Pay-per-click: nghĩa là trả tiền cho mỗi lượt nhấp trong chiến dịch quảng cáo) bạn đặt cần cao hơn các đối thủ cạnh tranh, và điểm chất lượng tốt hơn. Tất nhiên trong nhiều trường hợp, tuy giá thầu đặt thấp hơn, nhưng điểm chất lượng quảng cáo cao hơn thì sản phẩm của bạn vẫn được ưu tiên hiển thị ở thứ hạng tốt trong Google Shopping.

Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về Google Shopping và ưu điểm khi sử dụng hình thức quảng cáo này, bạn đọc trong bài viết: Top 10 ưu điểm khi chạy quảng cáo Google Shopping.

Bài viết hôm nay Sapo sẽ tập trung hướng dẫn các bạn chi tiết cách thiết lập chạy quảng cáo Google Shopping campaign chi tiết.

2. Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Shopping (update mới nhất 2021)

Các bước cài đặt chiến dịch quảng cáo Google Mua sắm rất đơn giản thôi. Dưới đây là các bước thực hiện:

  • Bước 1: Tạo tài khoản Google Merchant Center
  • Bước 2: Xác minh Google Merchant Center với chủ sở hữu website
  • Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu và tải dữ liệu lên
  • Bước 4: Liên kết Merchant Center và Tài khoản AdWords
  • Bước 5: Tạo mới chiến dịch Google Shopping Ads
  • Bước 6: Cấu hình cài đặt tài khoản quảng cáo

Chúng ta bắt đầu đi vào từng bước chi tiết nhé.

Bước 1: Tạo tài khoản Merchant Center

Google Merchant Center là nguồn cấp dữ liệu, dùng để tải dữ liệu cửa hàng và sản phẩm cần quảng bá của bạn lên Google.

Bạn bắt buộc phải có 1 tài khoản quảng cáo Google AdWords (tạo tài khoản mới tại đây) đang hoạt động và 1 tài khoản Google Merchant Center trước khi chạy quảng cáo trên Google Shopping.

Các bước đăng ký tài khoản Google Merchant Center:

Truy cập vào trang Google Merchant > Chọn “Bắt đầu” > Đăng nhập email của bạn

chạy quảng cáo Google Shopping

Sau khi đăng nhập tài khoản email, bạn sẽ được chuyển đến giao diện làm việc của Google Merchant Center. Lúc này hãy cập nhật một số thông tin cơ bản như:

  • Tên doanh nghiệp
  • Quốc gia của doanh nghiệp
  • Múi giờ
  • Bạn muốn khách hàng thanh toán ở đâu? (Có thể lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau bằng cách tích chọn trước các ô đề xuất có sẵn)
Xem ngay bài hay nhất:  Advertisement Là Gì? Những Hình Thức Advertisement Phồ Biến Là

chạy quảng cáo Google Shopping

Sau khi điền xong các thông tin, chọn “Tạo tài khoản” để hoàn tất bước đăng ký tài khoản Google Merchant Center.

Tiếp theo, giao diện của Merchan Center sẽ được chuyển đến trang “Thông tin doanh nghiệp”, bạn hãy tiếp tục cập nhật các thông tin chính xác về doanh nghiệp/ cửa hàng của mình, sau đó nhấn “Lưu

chạy quảng cáo Google Shopping

Bước 2: Xác minh Google Merchant Center với chủ sở hữu website

Tại trang Thông tin doanh nghiệp (Business information), tại tab “Trang web” (Website), Google sẽ gợi ý cho bạn 4 cách để xác minh tài khoản Google Merchant Center với chủ sở hữu website.

chạy quảng cáo Google Shopping

Thông thường, mình hay chọn cách 1: Thêm thẻ HTML hoặc tải tệp HTML lên trang web của bạn. (đây cũng là cách được Google khuyến khích nhất)

chạy quảng cáo Google Shopping

Bạn hãy click vào biểu tượng chữ “i” để xem hướng dẫn chi tiết của Google và làm theo dễ dàng.

Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm và tải dữ liệu lên

Như mình đã nói quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads) cho phép hiển thị ngay thông tin sản phẩm (Tên sản phẩm, Ảnh, Giá sản phẩm…) trên trang tìm kiếm cho người dùng. Nhưng bằng cách nào mà Google lấy được thông tin này để hiện thị trên trang tìm kiếm?

Đó chính là nhờ Google Merchant. Trợ thủ này có nhiệm vụ tải toàn bộ thông tin cửa hàng, dữ liệu sản phẩm lên Google, và cung cấp thông tin cho quảng cáo Google Shopping.

Nhiệm vụ của chúng ta ở bước này là tìm cách đẩy thông tin dữ liệu sản phẩm từ website lên Google Merchant để Google mua sắm lấy được dữ liệu hiển thị.

Thao tác đó được gọi là tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm (Products Feeeds) cho Google Merchant.

Cách làm như sau:

Vào trang Sản phẩm > Tải nhiều sản phẩm lên > Xem tất cả các phương thức.

Tiếp theo chọn Quốc gia và ngôn ngữ Việt Nam, rồi nhấn Tiếp tục

Đặt tên nguồn và lựa chọn phương thức kết nối dữ liệu website với Merchant Center. Có 5 cách để kết nối dữ liệu như sau:

  • Cách 1: Nạp dữ liệu qua Google trang tính (Google Sheets)
  • Cách 2: Nạp dữ liệu theo lịch biểu (Scheduled fetch)
  • Cách 3: Tải lên nguồn cấp dữ liệu (Upload)
  • Cách 4: Thu thập thông tin trang web
  • Cách 5: Nạp dữ liệu qua API Nội dung (Content API)

chạy quảng cáo Google Shopping

Mình thường sử dụng phương thức Tìm nạp theo lịch biểu và kết hợp với sự hỗ trợ của app Google Products Feed (Chỉ dành cho các website sử dụng nền tảng Sapo Web) để tải nạp dữ liệu sản phẩm có sẵn từ trang web của mình lên Google Merchant Center cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng.

Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn tải nguồn cấp dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center khi chạy quảng cáo Google Shopping

Bước 4: Liên kết Merchant Center và Tài khoản AdWords

Bạn thực hiện theo các thao tác sau:

1. Tại trang Google Merchant Center > Nhấp vào icon hình “bánh răng” ở góc bên phải > Truy cập vào “Tài khoản đã liên kết” > Nhấp tiếp “Liên kết tài khoản”.

2. Truy cập tài khoản Google AdWords của bạn để lấy ID tài khoản Google Ads.

Sau khi lấy được ID tài khoản Adword bạn quay lại trang Merchant Center > mục “Liên kết tài khoản” > thực hiện dán mã vừa lấy vào ô ID khách hàng Google Ads > “Gửi yêu cầu liên kết”.

3. Sau khi đã gửi yêu cầu liên kết từ tài khoản Merchant Center, bạn cần chấp nhận yêu cầu tại tài khoản Google Ads

Truy cập tài khoản Google Ads > Tài khoản đã liên kết > Kéo đến mục Google Merchant Center > Nhấn vào “Chi tiết” > Nhấn vào “Appvore”

Bước 5: Tạo mới chiến dịch quảng cáo Google Shopping trên tài khoản Google AdWords

Hướng dẫn này tập trung vào cách thiết lập quảng cáo Google Mua Sắm, vì vậy mình sẽ không đi sâu vào chi tiết khi thiết lập tài khoản AdWords. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn tuyệt vời về thiết lập tài khoản AdWords để có thêm kiến thức hữu ích nhé.

Còn dưới đây là một vài mẹo trong việc thiết lập các cài đặt cơ bản để tạo mới và bắt đầu chạy Chiến dịch quảng cáo Google Shopping.

  • Tạo chiến dịch mới

Bạn chọn tab “Chiến dịch”, sau đó nhấp vào nút (+) Chiến dịch (màu xanh dương)

Tiếp theo hãy lựa chọn “Mục tiêu cho chiến dịch”. Ví dụ chọn mục tiêu “Doanh số” > Chọn loại chiến dịch “Mua sắm” > Chọn tài khoản Merchant Center, sau khi bạn đã thực hiện liên kết tài khoản Google Ads và tài khoản Google Merchant Center (ở bước thứ 4), nguồn cấp dữ liệu của bạn sẽ được tự động lựa chọn.

Xem ngay bài hay nhất:  Voso.vn – nền tảng thương mại điện tử “Make in Vietnam”

Sau đó tại bước chọn loại chiến dịch phụ bạn có thể chọn “ Chiến dịch mua sắm thông minh” hoặc “ Chiến dịch mua sắm chuẩn” tùy thuộc vào mục đích và phương pháp chạy của bạn.

Tại hướng dẫn này, mình sẽ lựa chọn loại “Chiến dịch mua sắm chuẩn”.

Bước 6: Cấu hình cài đặt tài khoản quảng cáo

Tiếp theo, hãy cài đặt chiến dịch quảng cáo của bạn theo những mục sau:

Điền tên chiến dịch để dễ theo dõi

Chiến lược đặt giá thầu: Bạn chọn phần giá thầu là CPC thủ công để Google tối ưu quảng cáo, hoặc chọn tối đa hóa số lần nhấp chuột, hoặc CPC nâng cao tùy nhu cầu.

Ngân sách: Bạn điền ngân sách bạn sẵn sàng chi tiêu mỗi ngày vào đây. Ngân sách này tùy thuộc vào khả năng chi trả của bạn. Google sẽ dựa vào đây kết hợp với chất lượng của nguồn cấp dữ liệu của bạn để hiển thị tương ứng khi người dùng tìm kiếm phù hợp.

Mức độ ưu tiên

– Chọn vị trí hiển thị quảng cáo, có thể là toàn quốc Việt Nam hoặc từng tỉnh thành bạn muốn hướng đến để tối ưu chi phí.

  • Đặt tên cho chiến dịch quảng cáo

Nhiều người chạy quảng cáo Google Shopping hay quên một thao tác khá đơn giản là đặt tên cho chiến dịch, hoặc tùy tiện đặt tên ngẫu hứng, gây khó khăn cho việc kiểm tra lại thông tin chiến dịch sau này. Với những chiến dịch Google Shopping, mình thường đặt tên quảng cáo theo mùa hoặc tên tùy biến theo mục đích thử nghiệm.

Đặt chiến dịch theo thứ tự ưu tiên thấp, trung bình, cao tương ứng với giá thầu

– Nếu sản phẩm đang thử nghiệm chạy Google Mua Sắm bạn nên cài đặt chiến dịch ở mức độ ưu tiên thấp.

– Nếu cùng một sản phẩm nằm trong nhiều chiến dịch, có cùng mức độ ưu tiên thì giá thầu cao nhất sẽ giành được hiển thị.

– Nếu cùng một sản phẩm nằm trong nhiều chiến dịch với các giá thầu khác nhau và các mức độ ưu tiên khác nhau, trước tiên Google sẽ đi với chiến dịch ưu tiên cao hơn (và giá thầu tương ứng).

Với các bạn tự chạy chiến dịch quảng cáo Google shopping hoặc Google AdWord, mình khuyên các bạn vẫn nên tham khảo trên các forum hoặc bài viết chuyên sâu về mức độ ưu tiên của các chiến dịch để có thêm gợi ý thiết lập quảng cáo cho phép tối đa hóa lợi nhuận từ ngân sách của bạn.

  • Giá thầu mặc định, ngân sách & phân phối

Chúng mình sẽ chia sẻ thêm về đặt giá thầu nâng cao trong những bài tiếp theo, nhưng bạn sẽ cần đặt giá thầu mặc định, tùy thuộc vào giá cả và khả năng cạnh tranh của những gì bạn đang bán.

Đừng quá lo lắng, đây chỉ là giá thầu mặc định của bạn. Điều này sẽ chỉ áp dụng cho các sản phẩm mà bạn không chỉ định giá thầu cho sau này.

Thông thường, bạn sẽ muốn bắt đầu quảng cáo Google shopping của mình với giá thầu “mềm mại” – không quá cao, cũng không quá thấp và kiểm tra xem hiệu quả thu được từ quảng cáo có ổn chưa. Để bán hàng nhanh hơn, mình khuyên bạn nên sử dụng “tăng tốc” thay vì “chuẩn” mặc định. Phân phối nhanh sẽ giúp sản phẩm của bạn hiển thị nhanh hơn và cho tất cả các truy vấn mà Google tìm thấy phù hợp với bạn.

  • Mạng & Vị trí

Theo mặc định, các chiến dịch quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên Google tìm kiếm, AOL, Google map và Youtube.

Thông thường, mình hay duy trì hiển thị quảng cáo của mình trên AOL, Google map và Youtube vì CPC thấp hơn so với Google tìm kiếm, đồng thời tỉ lệ chuyển đổi cũng cao hơn. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành nghề bạn nên lựa chọn kênh hiển thị quảng cáo cho phù hợp. Chẳng hạn, sản phẩm của bạn phù hợp bán toàn cầu, những vị trí quảng cáo hiển thị rộng trên thế giới lại phù hợp. Và ngược lại.

Cuối cùng, hãy thiết lập tên nhóm quảng cáo và chọn “Lưu” để hoàn tất các bước tạo chiến dịch Google Shopping Ads. Bạn sẽ cần phải chờ 3-5 ngày để Google duyệt quảng cáo. Nếu có gì còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn Google sẽ báo lại để bạn hoàn thiện.

Xem ngay bài hay nhất:  System Design Cơ Bản – Phần 13: Domain name system (DNS)

>> Video hướng dẫn tạo chiến dịch quảng cáo Google Shopping 2021 đầu tiên của bạn:

3. Liên kết Analytics và thiết lập theo dõi chuyển đổi

3.1 Liên kết Analytics trên Google AdWords

Có 2 cách để làm điều này: Bạn có thể tạo Mã theo dõi AdWords và thả mã trên trang xác nhận đơn đặt hàng của mình. Hoặc bạn có thể lấy chuyển đổi từ Google Analytics.

Dù bằng cách nào bạn cũng sẽ cần liên kết Google Analytics với tài khoản AdWords của mình để có được dữ liệu. Hãy nhấp vào nút setting ở phía trên bên phải bằng địa chỉ email và ID tài khoản của bạn.

chạy quảng cáo Google Shopping

Lưu ý cách liên kết tài khoản Analytics

Bạn sẽ cần có cùng một địa chỉ email với quyền truy cập quản trị vào AdWords, Google Analytics và Google Merchant Center.

chạy quảng cáo Google Shopping

Tích hợp các tài khoản quảng cáo của bạn

Để tạo theo dõi chuyển đổi trong AdWords, hãy nhấp vào Chuyển đổi trong tab Công cụ.

chạy quảng cáo Google Shopping

Chọn website cần theo dõi và xem các kết quả chuyển đổi của bạn

3.2 Theo dõi chuyển đổi trên Google Analytics

Mình muốn chỉ ra một số lý do tại sao bạn nên kết nối Google Analytics với tài khoản AdWords của mình.

  • Nhiều tùy chọn hơn cho theo dõi chuyển đổi

Trong Analytics, bạn có thể chia nhỏ dữ liệu chuyển đổi của mình theo nhiều cách khác nhau. Thường thì ai đó sẽ truy cập trang web của bạn nhiều lần trước khi mua. Trong Analytics, bạn có thể thấy vị trí nhấp chuột quảng cáo của mình xuất hiện dọc theo đường dẫn đến chuyển đổi.

Có ai đó đã nhấp vào quảng cáo của bạn trước không, sau đó quay lại sau từ một nguồn khác để mua (nhấp chuột đầu tiên). Hoặc, họ đã nhấp vào quảng cáo của bạn ngay trước khi mua (nhấp chuột cuối cùng). Google Analytics mặc định hiển thị phân bổ nhấp chuột cuối cùng hoặc cho tất cả tín dụng chuyển đổi cho nhấp chuột cuối cùng, nhưng bạn cũng có thể thấy chuyển đổi nhấp chuột đầu tiên và được hỗ trợ.

Tóm lại Analytics cho phép bạn nhìn được hành trình khách hàng tiềm năng đang “lang thang” trên website, quảng cáo của bạn như thế nào. Việc xem xét tất cả các yếu tố đó giúp bạn đánh giá chất lượng mẫu quảng cáo và đưa ra phương án mới, có tỉ lệ chuyển đổi cao hơn.

  • Dữ liệu khác về hành vi của khách hàng

Mặc dù, tỉ lệ chuyển đổi là số liệu quan trọng nhất để thể hiện sự thành công của chiến dịch quảng cáo, nhưng đó không phải là điểm dữ liệu duy nhất bạn nên cân nhắc.

Xem xét các chỉ số tương tác như thời gian trên trang web (time on site), số trang trung bình mỗi phiên và tỷ lệ thoát cũng có thể làm sáng tỏ hiệu suất tổng thể.

Các chỉ số bổ sung này cung cấp thông tin chi tiết hữu ích về trải nghiệm tại chỗ của bạn. Cùng với dữ liệu chuyển đổi, dữ liệu tương tác cung cấp hình ảnh đầy đủ về các dấu hiệu quan trọng của trang web và chiến dịch của bạn.

  • Danh sách tiếp thị lại

Tích hợp Google Analytics cung cấp cho bạn nhiều cơ hội để tạo danh sách tiếp thị lại mới dựa trên cách người dùng tương tác với trang web của bạn.

Bạn có thể tạo danh sách dựa trên các trang mà người nào đó truy cập (trang bộ sưu tập, trang sản phẩm, v.v.), mục tiêu họ đã hoàn thành trên trang web (như điền vào biểu mẫu hoặc xem video) hoặc thậm chí thời gian họ đã chi tiêu trên trang web của bạn.

Danh sách lọc theo nhóm đối tượng như thế cung cấp cho bạn nhiều tùy chọn hơn, nhắm mục tiêu thông minh hơn.

4. Một số lưu ý khi tạo quảng cáo Google Shopping

Khi mới bắt đầu, không nên lôi toàn bộ sản phẩm trong kho vào Google Merchant. Chỉ nên chọn khoảng 30 – 50 mặt hàng bán chạy, ảnh đẹp, giá cả cạnh tranh để chạy quảng cáo Google Shopping trước. Khi bạn đã quen với việc sử dụng nguồn dữ liệu và nắm bắt được tỷ lệ chuyển đổi trên Google mua sắm thì bắt đầu mở rộng thêm.

Thiết lập quảng cáo Google Shopping không khó. Chỉ hơi phức tạp phần nạp dữ liệu thông tin sản phẩm từ website lên Merchant Cennter. Để quảng cáo được phê duyệt, bạn chắc chắn cần đọc thật kỹ các Chính sách quảng cáo Google mua sắm

Quảng cáo mua sắm thu hút khách hàng quan tâm thông qua hình ảnh bắt mắt và giá cạnh tranh. Nếu sau khi khách hàng click vào trang đích thì Google Shopping hết nhiệm vụ, lúc này còn tùy thuộc vào nội dung, trải nghiệm trang đích và chính sách bán hàng mà bạn có chốt được đơn hay không. Vì vậy cần thật sự quan tâm đến việc làm nội dung và cho khách hàng một trải nghiệm mượt mà, trên cả bản Desk và Mobile.

Đọc tiếp: Cách tối ưu quảng cáo Google Shopping hiệu quả hơn đối thủ