POP là một trong những thuật ngữ rất quen thuộc và sử dụng phổ biến trong thực tế. Tuy nhiên không phải người làm kinh doanh nào cũng hiểu rõ và POP và những vấn đề liên quan đến nó. Vậy POP trong marketing là gì? Tầm quan trọng và ứng dụng của POP trong marketing được thể hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết hôm nay của Goldidea.
1. POP trong marketing là gì?
POP là tên viết tắt của cụm từ Point of Purchase. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là điểm mua hàng. Có nhiều cách hiểu về điểm mua hàng.
Với các nhà tiếp thị và bán lẻ, điểm mua hàng là thuật ngữ sử dụng khi lập kế hoạch xếp đặt vị trí sản phẩm, chẳng hạn như việc trưng bày sản phẩm ở vị trí chiến lược trong lối đi của cửa hàng tạp hóa hoặc được quảng cáo trên tờ rơi hàng tuần.
Với khách hàng, điểm mua hàng là thuật ngữ chỉ chung khu vực xung quanh điểm bán hàng, nơi khách hàng nhìn thấy và tiếp cận các sản phẩm hoặc các chương trình khuyến mại quảng cáo.
Chung quy lại, điểm bán hàng chính là nơi tiếp xúc giữa người mua và người bán, là điểm điều tiết mua hàng và là nơi người mua ra quyết định cuối cùng.
2. Phân biệt giữa POP và POS
Không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm POP và POS. Thậm chí còn đánh đồng chúng với nhau. Thực chất, POS và POP cùng chỉ một địa điểm. Chính vì vậy sự nhầm lẫn xảy ra cũng rất dễ hiểu. Tuy nhiên giống như hai mặt của đồng xu, cùng một hệ thuộc như bản chất lại khác nhau. POP có nghĩa là điểm mua hàng, do đó nó được nói theo quan điểm của người mua hàng. Còn POS là điểm bán hàng, do đó nó được nói theo quan điểm của người bán hàng. 2 thuật ngữ này cố sự khác nhau cả về nhu cầu và mục đích khi được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau của người mua hay người bán.
3. Vì sao cần đến POP trong marketing?
Bên cạnh hình thức mua hàng trực tuyến đang rất phổ biến hiện nay thì hình thức bán hàng offline tại các điểm bán hàng vẫn chiếm tỷ lệ phần trăm lớn. Sư phát triển của internet không làm thay đổi nhiều thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Với tiêu chí mắt phải thấy và tai phải nghe, khách hàng vẫn ưu tiên việc mua sắm tại các điểm mua hàng hơn cả. Theo thống kê của tất cả các research agencies hàng đầu như Nielsen, TNS, Kantar… thì 76% quyết định mua hàng được đưa ra tại điểm bán và 35% người mua sẵn sàng thay đổi quyết định mua hàng trước đó dựa vào trưng bày và khuyến mãi tại điểm bán. Những con số thống kê này phần nào cho thấy được tầm quan trọng của các điểm bán hàng trong marketing.
Một số vai trò quan trọng của POP có thể kể đến như:
-
Thứ nhất, các điểm bán hàng là nơi thu hút sự chú ý và thúc đẩy động lực mua hàng của những khách hàng tiềm năng
-
Thứ hai, từ việc thu hút khách hàng các điểm bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán và lợi nhuận bán hàng.
-
Thứ ba, các điểm bán hàng là điểm điều tiết mua hàng. Đồng thời cũng chính là điểm tối ưu giao nhau giữa người bán, khách hàng, người tiêu dùng trên cùng một thị trường.
-
Thứ tư, điểm bán hàng là “mặt trận” thực hiện các chiến dịch Marketing, các chương trình truyền thông của doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là đối tượng tương tác chính của cả ba bộ phận: Kinh doanh, Trade Marketing và Marketing.
-
Thứ năm, điểm bán hàng là nơi truyền tải thông tin, thông điệp sản phẩm đến khách hàng. Và ngược lại đây cũng là nơi tiếp nhận nhật và thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng đến doanh nghiệp. Nhờ vậy giữa khách hàng và doanh nghiệp có sự kết nối, gắn bó để làm hài lòng những nhu cầu của nhau.
3. Phân loại các điểm bán hàng
Dựa vào hình thức và môi trường hoạt động, có thể chia điểm bán hàng làm 2 loại hình chính:
-
Điểm bán hàng offline:
-
Điểm bán hàng truyền thống bao gồm các sạp chợ; chợ đầu mối, bán sỉ; cửa hàng tạp hóa; hệ thống bán hàng lưu động; ki ốt; quầy sạp vỉa hè; quán ăn bình dân…
-
Điểm bán hàng hiện đại bao gồm các đại siêu thị; siêu thị; trung tâm thương mại; trung tâm mua sắm; cửa hàng tiện lợi…
-
-
Điểm bán hàng online:
Các trang thương mại điện tử, trang web mua sắm, trang mạng xã hội cá nhân: Facebook, Zalo, Instagram…
4. Một điểm bán hàng bao gồm những yếu tố nào?
-
Poster quảng cáo: Poster quảng cáo giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin đáng chú ý nhất về sản phẩm hay chương trình khuyến mãi mà doanh nghiệp đưa ra. Ở nhiều điểm bán hàng còn trang trí thêm bóng bay, đèn chiếu sáng để thu hút sự chú ý của khách hàng.
-
Tờ rơi: Giống như poster, tờ rơi giúp tạo động lực mua sắm với khách hàng. Tờ rơi là vật dễ mang theo và giúp khách hàng dễ theo dõi lại khi cần.
-
Hàng mẫu: Ở các siêu thị hay điểm bán hàng di động thường cung cấp cho khách hàng những mẫu thử bên cạnh các sản phẩm chính, vừa giúp khách hàng có được cảm nhận trực quan nhất về sản phẩm vừa giúp lôi kéo sự chú ý của khách hàng.
POP là yếu tố quan trọng trong marketing. Hiểu về POP bạn sẽ có nền tảng để chinh phục khách hàng. Điều này rất có ý nghĩa trong kinh doanh.
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé