Nhân viên marketing là gì? Mô tả công việc nhân viên marketing

Tháng Một 10, 2024

Theo thống kê của Trung tâm dự báo nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay marketing là 1 trong 8 ngành nghề hot nhất có nhu cầu tuyển dụng cao. Cụ thể ngành marketing đang chiếm 10% nhu cầu tuyển dụng, tức tương đương khoảng 30.000 nhân sự với mức khởi điểm khá cao so với mặt bằng chung. Có thể thấy đây là công việc hấp dẫn với bất kì bạn trẻ năng động nào. Nhắc đến marketing, thật khó để đưa ra một định nghĩa chính xác bởi nó gần như bao trùm hết tất cả các công việc trong thị trường. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn, nhân viên marketing là gì, công việc của một nhân viên marketing và làm gì để trở thành một nhân viên marketing chuyên nghiệp. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin bổ ích không chỉ giúp các bạn hiểu hơn về marketing mà hơn hết, là cơ sở quan trọng để các bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, định hướng và phát triển con đường sự nghiệp cho riêng mình.

1. Nhân viên marketing là gì?

nv-mkt-la-gi

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, hàng ngày mỗi người phải tiếp cận hơn 10.000 thông điệp quảng cáo. Vì vậy việc quảng cáo thương hiệu có nhận được sự chú ý của người tiêu dùng không đã trở thành yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Khi nhắc đến nhân viên marketing, chúng ta vẫn nhầm tưởng là các anh chị đi tiếp thị, quảng cáo sản phẩm trong các siêu thị, đại lý, trung tâm thương mại. Các anh chàng, cô nàng mang những sản phẩm của công ty họ đến đám đông để mời chào, quảng cáo các chương trình khuyến mãi… Tuy nhiên cách hiểu này chưa thật sự đúng và đầy đủ về nhân viên marketing.

Trước hết để hiểu được khái niệm nhân viên marketing, ta cần phải hiểu marketing là gì? Marketing là một hình thức kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua việc thấu hiểu giá trị sản phẩm với nhu cầu của khách hàng. Nó bao gồm tất cả các hoạt động nhằm thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì, phát triển mối quan hệ đó. Mục tiêu lớn nhất của marketing chính là trở thành cầu nối vững chắc nhất kết nối doanh nghiệp và khách hàng.

Nhân viên marketing là những người làm trong lĩnh vực marketing, thực hiện các kế hoạch mà phòng marketing đưa ra: nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ đến người tiêu dùng. Họ là người đưa ra những ý kiến, sáng tạo nhằm quảng bá thương hiệu, đưa hình ảnh sản phẩm và thương hiệu công ty đến với mọi người. Việc làm Marketing đa dạng với nhiều vị trí, chức danh.

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

2. Marketing có những mảng nào?

2.1. Brand team

Brand team sẽ là những người chăm sóc, quản lý các yếu tố liên quan đến thương hiệu, từ việc gửi gắm giá trị đến việc nhận diện thương hiệu. Brand team sẽ lên ý tưởng cho các chiến dịch phát triển thương hiệu, chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Những người làm brand vừa phải có đầu óc logic, phân tích dữ liệu tốt, vừa phải có khả năng lãnh đạo, giao tiếp tốt. Bởi công việc hàng ngày của họ ngoài việc tiếp xúc với số liệu hàng ngày, còn phải ra quyết định nhanh chóng, kịp thời. Không những thế họ cũng phải gặp đối tác – các agency bên ngoài nên khả năng giao tiếp cũng là yếu tố rất quan trọng.

Xem ngay bài hay nhất:  Chứng chỉ tiếng anh bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam

2.2. Research Agency

Research là nơi dành cho những ai có khả năng phân tích, lập luận rõ ràng, những người “mê mẩn” bí ẩn đằng sau những con số. Nếu có ai hỏi “Không sáng tạo có làm marketing được không?” thì câu trả lời là có. Minh chứng rõ nhất đối lập với sự sáng tạo đó chính là sự logic, rõ ràng của research.

Một người làm Research rất am hiểu thị trường, hành vi người tiêu dùng bởi họ là những người nghiên cứu, phân tích, tổng hợp để có câu trả lời thỏa đáng cho bài toán của khách hàng. Từ kết quả nghiên cứu đó các thương hiệu sẽ đưa ra các chiến dịch đánh vào tâm lý , kích thích hành vi mua sắm của khách hàng.

2.3. Creative Agency

Sau khi Brand Team đưa ra định hướng, dựa trên những phân tích về hành vi khách hàng của Research, thì Creative chính là những người biến ý tưởng thành hiện thực. Các nhãn hàng cần đến công ty quảng cáo để họ biến những gì trong suy nghĩ thành một thứ dễ nghe, dễ hiểu như một banner, TVC, MV ca nhạc, một chương trình,..

Đối với một Creative, sáng tạo thôi chưa đủ. Sự sáng tạo đó còn phải dựa trên kịch bản và có tính liên kết. Nói Creative Agency là những kẻ “buôn” ý tưởng cũng không sai.

2.4. Trade Marketing

Chắc hẳn không ít lần các bạn gặp những cô gái, chàng trai xinh đẹp tại các quầy hàng giới thiệu sản phẩm, quảng cáo chương trình khuyến mãi tại các trung tâm thương mại, siêu thị, các chốn đông vui nhộn nhịp hay đơn giản chỉ là những chiếc quầy hàng xinh xắn trưng bày hàng hóa. Vâng, đó chính là hiện thân của Trade Marketing.

Công việc của Trade chính là những cuộc chiến diễn ra tại điểm bán để thu hút người tiêu dùng ưu tiên sẽ lựa chọn cho sản phẩm của họ. 70% quyết định mua hàng xảy ra tại điểm bán. Vì thế có thể nói, mọi chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mãi, các hoạt động lôi kéo khách hàng xảy ra tại điểm bán đều nằm trong tay Trade Marketing.

Xem thêm : Học viện Ngoại giao ra làm gì? Những thông tin cho bạn

3. Mô tả công việc nhân viên marketing các bộ phận

nhan-vien-mkt-lam-gi

3.1. Giám đốc marketing

Một giám đốc marketing phải là người có uy tín tổ chức, lãnh đạo và điều hành để xây dựng tổ chức thực hiện phương án chiến lược các kế hoạch thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách; tham gia xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty. Vị trí này còn yêu cầu kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt. Ngoài những kỹ năng tổng hợp cần thiết cho các vị trí marketing, giám đốc marketing còn phải là người có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát và đặc biệt phải có một khả năng không liên quan đến marketing – cân đối nguồn ngân sách hiện có với chiến lược marketing thực thi.

Nhiệm vụ cụ thể của Giám đốc marketing

– Hoạch định chiến lược kinh doanh và tiếp thị của công ty

– Thiết lập ngân sách marketing, trình Giám đốc duyệt, chịu trách nhiệm trong phạm vi ngân sách được giao, được quyền duyệt thu chi trong phạm vi ngân sách đó

– Xây dựng kế hoạch đối với hoạt động kinh doanh và tiếp thị

– Giúp Giám đốc công ty trong việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, đảm bảo nguồn lực cho các hoạt động đó

– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình nghiên cứu và phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh

Xem ngay bài hay nhất:  Hướng dẫn tạo tài khoản Facebook Business để chạy quảng cáo

– Phối hợp với Giám đốc Sản xuất xây dựng mối quan hệ cũng như chăm sóc khách hàng

– Tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và tìm cách đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu đó. Đồng thời đảm bảo các nhân viên dưới quyền cũng nắm được các yêu cầu mới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.

– Báo cáo thường xuyên với Giám đốc mọi hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo chiến dịch quảng cáo diễn ra liên tục và hiệu quả

– Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của phòng marketing và quản lý tất cả nhân viên thuộc phòng này

– Thực hiện các công việc được giao khi Giám đốc vắng mặt

Việc làm Giám đốc Marketing luôn có yêu cầu rất cao đối với ứng viên. Ngoài kinh nghiệm dày dặn, ứng viên đáp ứng các yêu cầu về kiến thức chuyên sâu liên quan đến ngành nghề.

3.2. Nhân viên marketing

Nhiệm vụ cụ thể của nhân viên marketing

– Nghiên cứu sản phẩm của công ty và các đối thủ cạnh tranh khác

– Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng về các loại sản phẩm của công ty

– Phát triển thị trường cho các sản phẩm mới theo kế hoạch của bạn lãnh đạo

– Tham gia huấn luyện, đào tạo sản phẩm cho nhân viên bán hàng

– Tổng hợp báo cáo về đánh giá của khách hàng

– Cập nhật các chiến dịch quảng cáo của đối thủ

– Hỗ trợ các phần trình bày sản phẩm và giới thiệu tính năng sản phẩm

– Đạt được mục tiêu marketing bằng cách đạt được các kết quả liên quan, kế hoạch marketing, chương trình quảng cáo khuyến mãi

Xem thêm: Khám phá bản mô tả công việc Trưởng phòng Marketing

3.3. Nhân viên phụ trách truyền thông

– Xây dựng quan hệ với báo chí, truyền thông, các đối tác có liên quan

– Là đầu mối của công ty trong việc đưa ra các thông điệp với bên ngoài qua truyền thông

– Nghiên cứu, dự báo các chiều hướng của dư luận có thể ảnh hưởng đến công ty

– Tư vấn thực hiện các biện pháp khắc phục khi có thông tin xấu trên thị trường

– Xây dựng bộ tài liệu chuẩn cho công ty

– Tổ chức các sự kiện

– Quản lý hệ thống thông tin marketing

– Xây dựng và quản lý trang web của công ty

– Xây dựng và quản lý các hình thức PR của công ty

Một nhân viên phụ trách truyền thông yêu cầu có khả năng giao tiếp và xây dựng quan hệ tốt, xử lý tình huống nhanh chóng và khéo léo. Ngoài ra còn cần có khả năng viết, có đầu óc tổ chức, tính sáng tạo và khả năng làm việc độc lập.

Xem thêm: Bản mô tả công việc Marketing Executive chi tiết, đầy đủ nhất

3.4. Nhân viên quản lý thương hiệu

Yêu cầu của một nhân viên quản lý thương hiệu đó là tính sáng tạo và tầm nhìn tư duy chiến lược, khả năng làm việc nhóm tốt. Kỹ năng giao tiếp cũng là cũng là một yêu cầu cơ bản cho vị trí này.

Công việc cụ thể của một nhân viên quản lý thương hiệu:

– Làm việc với nhà tư vấn để xây dựng chiến lược thương hiệu cho hệ thống

– Đề xuất những thay đổi trong chiến lược thương hiệu (nếu cần)

– Quản lý quan hệ với nhà tư vấn thương hiệu

– Xây dựng hoặc đề xuất để xây dựng các mối quan hệ chiến lược nhằm quảng bá thương hiệu của công ty

– Đề xuất và thực hiện các hoạt động xây dựng thương hiệu của hệ thống, bao gồm cả các chương trình khuyến mãi, quảng cáo, tài trợ,..

– Lên kế hoạch quản lý và phân bổ kinh phí cho các hoạt động xây dựng thương hiệu

– Giám sát tất cả các hoạt động khác trong chuỗi để đảm bảo thương hiệu của công ty được gìn giữ và phát huy

– Theo dõi và phân tích các diễn biến của các đối thủ trên thị trường có thể ảnh hưởng đến thương hiệu công ty. Đề ra biện pháp phản ứng phù hợp

Xem ngay bài hay nhất:  WebMail là gì? Hướng dẫn sử dụng WebMail để gửi và nhận Mail

– Định kỳ và đột xuất tiến hành các cuộc nghiên cứu thị trường

3.5. Nhân viên sáng tạo nội dung (Content Marketing)

Content Marketing không chỉ bao gồm những bài viết xuất hiện trên fanpage, trang web của công ty mà nó còn bao gồm tất cả nội dung mà người tiêu dùng nhìn thấy trên tất cả các phương tiện liên quan đến công ty. Content Marketing cung cấp nội dung và đảm rằng những nội dung đó có thể biến người đọc bình thường thành khách hàng tiềm năng.

3.6. Chuyên viên tối ưu hóa bài viết (SEO Specialist)

Bất kì ai cũng biết mức độ quan trọng của việc trang web công ty hiển thị lên đầu các công cụ tìm kiếm như google, facebook. Càng trên top đầu thì cơ hội kết nối với khách hàng càng cao. Có trách nhiệm tăng thứ hạng của trang web doanh nghiệp trên các công cụ tìm kiếm, SEO Specialist tìm các từ khóa thích hợp, các chiến thuật SEO nhằm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm của họ.

Quy trình tối ưu trang web chủ yếu là các bài viết của bộ phận content chứa các từ khóa, tiêu đề, thẻ des chuẩn SEO mà SEO Specialist đã nghiên cứu. SEO Specialist phối hợp với Content Marketing đảm bảo nội dung đến người đọc thực hiện dưới các chiến thuật SEO. Tuyển dụng chuyên viên SEO có nhu cầu ngày càng cao trong những năm trở lại đây.

CV xin việc

Xem thêm : Học ngôn ngữ Anh ra làm gì – Cơ hội để hội nhập quốc tế rộng mở

4. Những kỹ năng cần thiết của nhân viên marketing chuyên nghiệp

mkt-chuyen-nghiep

4.1. Khả năng thích nghi và linh hoạt

Trong kinh doanh, bất kì sự thay đổi nhỏ của thị trường, nền kinh tế, chiến dịch quảng cáo của đối thủ cũng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của khách hàng. Là một nhân viên marketing chuyên nghiệp bạn cần có khả năng thích ứng linh hoạt và bình tĩnh xử lý các tình huống nhanh chóng.

4.2. Quan sát và lắng nghe

Để nắm bắt được tâm lý khách hàng, nhân viên marketing cần phải có khả năng quan sát, lắng nghe, thấu hiểu. Họ phải hiểu được mong muốn, nguyện vọng các thượng đế của mình. Từ đó có phương án cải tiến sản phẩm, dịch vụ, tạo ra những sản phẩm mới để bắt kịp xu thế thị thường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

4.3. Nhiệt tình và sáng tạo

“Sáng tạo hay là chết” chính là câu nói quen thuộc của các marketers. Đôi khi sáng tạo còn đi liền với những ý tưởng điên rồ. Nhưng việc chấp nhận rủi ro cũng là yếu tố quyết định sự thành công của bạn. Nó tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn và các doanh nghiệp khác.

4.4. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố vô cùng cần thiết đối với một nhân viên marketing. Ngoài việc giao tiếp với khách hàng bạn còn cần làm việc với đồng nghiệp và các đối tác của công ty khác.

Một nhân viên marketing chuyên nghiệp sẽ biết thay đổi linh hoạt phương thức giao tiếp của mình cho phù hợp với từng đối tượng mà họ tiếp xúc.

4.5. Kỹ năng làm việc nhóm

Một chiến dịch marketing không chỉ được thực hiện bởi một cá nhân mà nó còn là sự đóng góp công sức của cả một tập thể. Bởi vậy bạn cần có khả năng làm việc nhóm để làm việc với các thành viên trong nhóm của mình và cả các phòng ban khác đảm bảo chiến dịch marketing đạt hiệu quả cao nhất.

4.6. Kỹ năng sale

Kỹ năng sale tưởng chừng chỉ có ở nhân viên bán hàng. Nhưng không, một nhân viên marketing giỏi là người thay đổi được sự lựa chọn của khách hàng đến với sản phẩm của mình ngay cả khi từ đầu họ không có ý định mua.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn đọc có cái nhìn chân thực hơn về một nhân viên marketing. Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các các bạn đã và đang có ý định trở thành một marketers chuyên nghiệp sẽ chọn cho mình được một vị trí phù hợp với năng lực của bản thân.