Mục tiêu của truyền thông Marketing – Gugoo.vn

Tháng mười một 28, 2022

Có 5 cấp độ khách hàng mà bạn nên biết. Dựa vào các cấp độ này bạn sẽ hiểu sâu hơn về phản hồi của khách hàng cũng như chất lượng và cách phục vụ khách hàng của bạn để có chính sách và chiến lược cũng như có mục tiêu truyền thông Marketing phù hợp:

Cập độ 1: Khách hàng chưa biết đến sản phẩm của bạn.Cấp độ 2: Khách hàng tìm thấy và mua sản phẩm của bạn.Cấp độ 3: Khách hàng đã mua và quay lại mua sản phẩm của bạn lần nữa.Cấp độ 4: Khách hàng đã mua và giới thiệu người khác mua hàng của bạn.Cấp độ 5: Khách hàng đã mua và đăng ký làm đại lý kinh doanh sản phẩm của bạn.

Có phải bạn chỉ đang cố gắng làm được điều 1,2,3 ? Thực sự là không ổn rồi….hãy để chúng tôi giúp bạn nếu bạn thực sự muốn đạt cấp độ 4 và 5.

1. Truyền thông Marketing là gì?

Truyền thông Marketing (Marketing Communication) là một phần căn bản và không thể thiếu trong những nỗ lực tiếp thị của một doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, truyền thông trong Marketing có ​​thể được mô tả như là tất cả các thông điệp và phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp có thể triển khai để tiếp cận tới thị trường tiềm năng của mình.

Xem ngay bài hay nhất:  Google Business là gì? Những lợi ích tuyệt vời từ ... - MarketingAI

2. Mục tiêu truyền thông trong Marketing là gì?

2.1 Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (awareness building)

Làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của bạn và sản phẩm của bạn, với mục đích khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm của bạn.

2.2 Mục tiêu đưa tin (informational)

  • Báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm của bạn, giới thiệu một sản phẩm mới vào thị trường.
  • Thông báo về việc thay đổi giá.
  • Giới thiệu, mô tả về các dịch vụ.
  • Xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp.

2.3 Mục tiêu thuyết phục (persuasive)

  • Thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm.
  • Kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay).
  • Thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin.
  • Cung cấp thông tin theo yêu cầu.

2.4 Mục tiêu nhắc nhở (remiding)

  • Nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Nhắc khách hàng sản phẩm được bán ở chỗ nào.
  • Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất.
  • Nằm trong nhóm sản phẩm/dịch vụ được cân nhắc, xem xét.

2.5 Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building)

Trong những loại hình truyền thông này, thương hiệu hiện diện một cách nổi bật và những gì mà người ta muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách rõ ràng.

Xem ngay bài hay nhất:  SEO là gì trong Marketing? Tất tần tật về SEO - TIEN ZIVEN

2.6 Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception)

Những loại hình truyền thông này có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về doanh nghiệp từ thế này sang thế khác. Nếu thành công, bạn có thể nói: Khi tôi nghĩ về thương hiệu A tôi nghĩ ngay đến B. Họ truyền đi những thông điệp mạnh mẽ và những khẳng định về địa vị.

2.7 Mục tiêu bán hàng (sell a product)

Thường có cái gì đó “ngay”. Nếu đáp lại thì sẽ có khuyến mãi và sự đáp lại được tạo thuận lợi tối đa.

2.8 Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition)

Được dùng rộng rãi trong quảng cáo xe, quảng cáo máy tính … bất kỳ ngành nghề nào mà khách hàng dễ bị tác động bởi các điểm nổi bật của sản phẩm.

-> Để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường, doanh nghiệp cần nhiều hơn là một sản phẩm tốt. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng, và đó chính là vai trò của truyền thông marketing.

Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy để lại bình luận và đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Địa chỉ trực tiếp bóng đá Xoilac TV

Website Cakhia Link TV

Trực tiếp bóng đá 90PhutTV HD