Hệ điều hành Windows là gì? Các phiên bản của HĐH Windows

Tháng mười hai 1, 2022

Hệ điều hành Windows là một trong những cái tên không còn quá xa lạ với người dùng trên thị trường công nghệ. Tuy nhiên, rất ít người biết được tất cả các phiên bản hệ điều hành này. Hãy cùng bài viết tìm hiểu kỹ hơn khái niệm, ưu nhược điểm và lịch sử hình thành của hệ điều hành này nhé.

1. Khái niệm hệ điều hành Windows là gì?

Hệ điều hành Windowslà gì? Là hệ điều hành có tên gọi đầy đủ là Microsoft Windows, hệ điều hành dựa trên giao diện người dùng đồ họa. Hệ điều hành này đã được phát triển và phân phối bởi thương hiệu Microsoft.

Nó sẽ bao gồm cả các dòng hệ điều hành, một trong số đó sẽ phục vụ cho một thị phần nhất định trên thị trường công nghiệp máy tính.

2. Tại sao Microsoft đặt tên hệ điều hành của mình là Microsoft Windows?

Hệ điều hành đầu tiên của nhà Microsoft có tên gọi là MS-DOS, trong đó có ký tự D là chữ đầu trong từ Disk – ổ đĩa. Là một giao diện màn hình hiển thị các ký tự, câu lệnh đều được nhập thủ công bằng tay.

Để có thể sử dụng được hệ điều hành này, người dùng sẽ phải nắm rõ được những câu lệnh để áp dụng vào những tình huống khác nhau. Người dùng cần đọc câu lệnh trên màn hình và hiểu được là máy đang chạy gì, ở trạng thái nào,…

Xerox đã đặt tên cho giao diện mới là WIMP, trong đó sẽ bao gồm là Windows (cửa sổ), icon (biểu tượng), Mice – Mouse Pointer (chuột và trỏ chuột). Tiếc là Xerox đã không thể thương mại hóa được ý tưởng này. Ý tưởng mang tính cách mạng này chỉ được sử dụng nội bộ công ty.

Nhưng nhà Apple đã nhận ra được tiềm năng khổng lồ của WIMP, nên đã cho ra đời Macintosh. Tiếp nối theo sau nhà Microsoft đã nhanh chóng đặt một lớp giao diện đè lên lớp DOS cũ và đặt tên là Windows. Họ đã đưa ra cái tên này là bởi vì nó vừa là một phần của WIMP. Mà lại đem đến sự dễ hình dung một chiếc cửa sổ bước vào thế giới của máy tính.

Cái tên này đã được duy trì sử dụng cho đến tận ngày nay, đã trở thành một phần không thể thiếu trên thị phần máy tính.

3. Lịch sử hình thành của Windows

Lịch sử hệ điều hành Windows, đã được ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 1985. Đây là hệ điều hành đầu tiên có giao diện đồ họa của hãng, với tên gọi là Windows 1.0.

Trả qua nhiều sự thay đổi thì hệ điều hành nãy đã thành công và chiếm lĩnh thị trường. Cho đến thời điểm hiện nay thì Windows đã có nhiều sự thay đổi và cũng đã gặt hái được nhiều thành công lớn.

Trong sự thành công của nhà Windows không thể không để đến những cái tin như Windows XP, Win 7, Win 8,...Ngoài ra còn có các phiên bản khác trong quá trình hình thành như là Windows 98, Win 2000, Win Vista,..., gần nhất chính là Win 10 và Win 11.

4. Ưu điểm của hệ điều hành Windows

Hãy cùng bài viết cập nhật những ưu điểm nổi bật của hệ điều hành Windows dưới đây:

  • Ưu điểm đầu tiên của hệ điều hành này là sự phổ biến, có tính tương thích cao. Vốn là một nền tảng đang chiếm lĩnh thị trường sử dụng cao nhất hiện tại. Thì không quá khó hiểu khi các nhà sản xuất đều xây dựng phần mềm, cũng như là sản xuất phần cứng để hỗ trợ cho hệ điều hành Windows.
  • Tiếp đến là hệ điều hành này rất dễ sử dụng trên laptop lẫn PC. Mặc dù đã ra đời nhiều phiên bản, nhưng các phiên bản sau đều kế thừa phiên bản trước. Nến giao diện rất dễ làm quen và sử dụng ngay từ lần đầu tiên.
  • Tính bảo mật của hệ điều hành này chưa thực sự tốt so với hai hệ điều hành Linux và Mac OS. Nhưng nhà Microsoft vẫn luôn có các gói nâng cấp, cập nhật miễn phí để có thể vá lại những lỗ hổng bảo mật của mình. Điều này đem đến một tinh ổn định tối ưu cho thiết bị của người dùng.
  • Có sự phong phú về ứng dụng, hầu hết các ứng dụng đều sẽ được viết dựa trên nền tảng tương thích với Windows. Nên ứng của của nó sẽ phong phú hơn nhiều so với các hệ điều hành khác.
  • Hỗ trợ màn hình cảm ứng, mặc dù là Win7 đã có hỗ trợ cảm ứng, nhưng phải đến bản Win 8 thì nó mới thực sự hoàn thiện. Hệ điều hành này đã hỗ trợ rất tốt cho những thiết bị sử dụng màn hình cảm ứng.
  • Hỗ trợ được phần lớn các tựa game trên thế giới, lượng người dùng sử dụng Windows quá lớn. Nến hầu hết các nhà phát triển game đều sẽ xây dựng các trò chơi của mình tương thích được với hệ điều hành này.

5. Nhược điểm của hệ điều hành Windows

Đương nhiên không hoàn toàn có một hệ điều hành nào là hoàn hảo không có điểm trừ. Hệ điều hành Windows cũng không ngoại lệ, vẫn có một số nhược điểm như sau:

  • Đầu tiên phải nhắc đến chắc chắn là tính bảo mật của hệ điều hành này. Luôn là mục tiêu của các tin tặc và hacker, số lượng người dùng lớn chính là con dao hai lưỡi. Vừa thu hút được các nhà phát triển ứng dụng, cũng vừa là mục tiêu của các hacker.

Phần lớn virus, mã độc hay gián điệp đều được viết để có thể dễ dàng xâm nhập hoạt động trên hệ điều hành Windows.

  • Có nhiều bản Windows lậu trên thị trường hiện tại. Sử dụng các bản lậu sẽ là hình thức khiến cho máy tính dễ bị xâm nhập bởi các mã độc, virus.

6. Các phiên bản đầu tiên

Hãy cùng bài viết giới thiệu qua hệ điều hành Windows với các phiên bản đầu tiên trên thị trường dưới đây nhé.

Xem ngay bài hay nhất:  Tìm hiểu về công nghệ AR - AR Filter là gì - Marvy Co

6.1. Windows 1.0

Trước đây Microsoft đã tin rằng các máy tính cá nhân sẽ trở thành xu thế chủ đạo, dẫn đầu thị trường. Chúng phải thực sự dễ sử dụng hơn, bảo vệ cho sự tin tưởng này chính là giao diện đồ họa người dùng còn gọi là GUI.

Với quan điểm này thì Microsoft đã bắt tay vào thực hiện với phiên bản mở đầu của Windows vào năm 1983. Window ban đầu đã được gọi là Interface Manager, không có gì ngoài việc chỉ là một lớp vỏ đồ họa đặt trên hệ điều hành DOS.

Trong khi DOS chỉ đơn giản là một hệ điều hành sử dụng các lệnh bằng văn bản và liên kết chặt với bàn phím Windows 1.0. Tuy nhiên cửa sổ giao diện của nó hoàn toàn cứng nhắc, không mang tính xếp chồng lên nhau.

6.2. Windows 2.0

Phiên bản thứ hai được ra mắt của thương hiệu Windows đã phát hành vào năm 1987. Đây là một trong những phiên bản được cải tiến dựa trên bản đầu tiên Windows 1.0. Phiên bản này đã được bổ sung thêm các cửa sổ, có khả năng xếp chồng lên nhau, cho phép tối thiểu hóa được cửa sổ để có thể chuyển đổi qua lại bằng chuột.

Trong phiên bản 2.0 này thì các ứng dụng Word và Excel đã được cài đặt bên trong. Các ứng dụng Microsoft cần một giao diện đồ họa để có thể chạy hợp thức, nên nó đã tích hợp lên hệ điều hành 2.0 này. Lúc này thì chưa có nhiều ứng dụng tương thích với hệ điều hành Windows.

6.3. Windows 2.1x

Tiếp đến là Windows 2.1x bản 286 và bản 386 được phát hành vào ngày 27 tháng 5 năm 1988. Chưa đầy 6 tháng sau khi cho ra mắt bản Windows 2.0. Những phiên bản này đã có thể tận dụng được các tính năng cụ thể của bộ vi xử lý Intel 80286 và 80386. Đây là phiên bản đầu tiên của nhà Windows yêu cầu đĩa cứng.

7. Windows 3.x

Tiếp đến sẽ là các thế hệ của hệ điều hành Windows 3.x của nhà Microsoft. Hãy cùng tìm hiểu thông tin cơ bản dưới đây nhé.

7.1. Windows 3.0

Tiếp đến sẽ là Windows 3.0, đây là lần thứ ba có tiến bộ hơn rất nhiều so với các phiên bản trước đó. Đánh dấu một trong những cột mốc quan trọng nhất trong thương mại của nhà Microsoft lúc bấy giờ. Win 3.0 đã được phát hành vào năm 1990, đây là một trong những phiên bản thành công đầu tiên của Windows, đã bán được khoảng 10 triệu bản copy trong gần hai năm trước khi lên 3.1.

7.2. Windows 3.1x

Tiếp đến là Windows 3.1x, đã được phát hành vào năm 1992, đây có thể coi là bản nâng cấp của phiên bản 3.0. Phiên bản này không chỉ là vá lỗi của phiên bản trước mà nó còn là phiên bản đầu tiên khi được cập nhật hiển thị Font True Type.

Đã giúp cho Windows trở thành một nền tảng quan trọng cho các dòng máy desktop. Một điểm lớn nữa của Win 3.1 chính là bộ bảo vệ màn hình, đi kèm theo là hoạt động kéo và thả.

8. Windows 9X

Hệ điều hành Windows 9X là một trong những thuật ngữ chung chỉ một dòng các hệ điều hành máy tính Windows. Các dòng này đã được Microsoft sản xuất từ năm 1995 đến năm 2000. Dòng Window 9x này sẽ bao gồm tất cả các phiên bản là Win 95, Win 98, Win ME đôi lúc cũng sẽ được xếp vào nhóm này.

8.1. Windows 95

Đầu tiên sẽ là hệ điều hành Windows 95, một phiên bản hướng đến khách hàng, được phát hành vào tháng 8 năm 1995. Phiên bản Win 95 này là bản phát hành lớn nhất trong các số phát hành của Windows trước đây.

Phát hành Windows 95 được xem như là một sự kiện lịch sử, với tốc độ đưa tin truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Các khách hàng đã phải xếp thành những hàng dài vào lúc nửa đêm để có thể sở hữu bản copy đầu tiên của hệ điều hành này.

Một điểm mới nữa trong bản Win 95 này là tuy không phải là phiên bản đầu tiên. Nhưng đây là trình bản trình duyệt web Internet Explorer của nhà Microsoft IE 1.0 lần đầu tiên được xuất hiện trong bản Windows 95 Plus.

8.2. Windows 98

Hệ điều hành Windows 98 cái tên cũng đã nói lên được năm phát hành của nó là 1998. Đã có một thay đổi mang tính cách mạng so với phiên bản trước đó. Diện mạo bên ngoài của bản 98 này đẹp hơn nhiều so với bản 95. Thậm chí nó còn được cải thiện nhiều điểm hữu dụng ở bên trong.

Nhưng cải thiện nổi bật như là hỗ trợ cổng kết nối cho USB, chia sẻ được kết nối mạng, cùng với hệ thống file FAT32. Tuy tất cả đều là những cải thiện rất đáng giá nhưng lại không làm cho cả thị trường choáng ngợp như lúc ra mắt Win 95.

Microsoft cũng đã phát hành phiên bản nâng cấp cho cho dòng Win 98 này là Second Edition. Nhưng phiên bản này không có nhiều thay đổi chú ý mà đa phần là các bản vá lỗi cũ.

8.3. Windows ME

Nhà Microsoft đã cho phát hành phiên bản Windows Millennium edition vào năm 2000. Windows ME có lẽ là một trong những lỗi lớn nhất từ trước đến thời điểm đó của nhà Microsoft. Đây là một trong những bản nâng cấp với nhiều lỗi hơn thay vì là đi vá lỗi của phiên bản trước đó.

Phiên bản mới này đã được nâng cấp tính năng Internet và Multimedia của bản Win 98. Bổ sung thêm các ứng dụng như là Movie Maker, tiện ích System Restore, đều là những ứng dụng khá là tốt.

Nhưng điểm gây chú ý nhất của dòng Win ME này chính là hiện tượng đổ vỡ và hệ thống bị treo. Nguyên nhân này đã làm cho nhiều khách hàng, doanh nghiệp bỏ qua toàn bộ bản nâng cấp này.

9. Windows NT

Tiếp đến là dòng hệ điều hành phát hành dành riêng cho khối doanh nghiệp là Windows NT. Phiên bản chính thức đã được phát hành vào năm 1993. Mặc dù NT không phải là bản nâng cấp đơn giản cho WFW. Mà nó lại được nâng cấp thành hệ điều hành 32-bits đúng nghĩa được thiết kế cho các tổ chức sử dụng kết nối mạng.

9.1. Các thế hệ đầu tiên

Các thế hệ của hệ điều hành Windows NT sẽ được bài viết cập nhật dưới đây.

Xem ngay bài hay nhất:  Khám phá các cơ hội của bạn ở nước ngoài - Brandee

9.1.1. Windows NT 3.1

Đầu tiên phải nhắc đến là Windows NT 3.1 đây là bản phát hành chính thức đầu tiên của hệ điều hành NT. Hệ điều hành này đã được phát triển vào ngày 27/ 7/ 1993. Vào thời điểm phát hành NT thì mỗi trường máy tính PC Windows 3.1 đã thiết lập được sự công nhận trên thị trường.

Nên hệ điều hành NT là một bản 32-bit hoàn chỉnh, vẫn giữ được môi trường máy tính để bàn đầy quen thuộc. Giúp người dùng hệ điều hành Windows 3.1 có thể làm quen dễ dàng hơn.

9.1.2. Windows NT 3.5

Hệ điều hành tiếp theo sẽ là NT 3.5 đây là bản phát hành chính của hệ điều hành NT. Đã được Microsoft phát triển để hướng đến khách hàng là doanh nghiệp. Hệ điều hành này đã được phát hành vào ngày 21/9/1994, một bản kế thừa từ dòng NT 3.1 và là tiền thân của dòng tiếp nối sau này là NT 3.51.

9.1.3. Windows NT 3.51

Tiếp đến sẽ là phiên bản Windows NT 3.51, đây là phiên bản phát hành thứ 3 trong hệ điều hành của Windows NT. Hệ điều hành này đã được phát triển vào ngày 30/5/1995, được ra mắt sau 9 tháng phát hành NT 3.5.

Phiên bản này đã xuất hiện hai cải thiện nổi bật về tính năng,chính là phiên bản đầu tiên được xuất hiện với kiến trúc mới PowerPC.

9.1.4. Windows NT 4.0

Windows NT 4.0 đã được cho ra mắt vào ngày 31 tháng 7 năm 1996. Đây là một trong những hệ điều hành hướng đến khách hàng là doanh nghiệp chính của nhà Microsoft. Các phiên bản như là workstation, server và mã nhúng đều đã được phát hành trên NT 4.0.

9.1.5. Windows 2000

Được phát hành gần như là cùng một lúc với dòng ME, Windows 2000 là một bản nâng cấp thành công nhất cho khối doanh nghiệp. Kế vị ngay sau của dòng NT, phiên bản này là một sự tiến hóa từ nền tảng của NT và vẫn nhắm đến thị trường doanh nghiệp.

Không giống với bản NT, có hai phiên bản là Workstation và Server. Win 2000 đã có đến tận 5 phiên bản khác nhau là Professional, Advanced Server, Server, Datacenter Server và cuối cùng là Small Business Server.

Tất cả 5 phiên bản này đều có sự kết hợp chặt chẽ từ các tính năng của dòng Windows 95|98. Đem đến cho người dùng một giao diện hoàn toàn đẹp mắt và đầy tinh tế.

9.2. Windows XP

Các dòng hệ điều hành khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của Windows đã được tập hợp thành một trong phiên bản Windows XP này. Dòng XP này đã được cho ra mắt vào năm 2001. Đây là phiên bản đầu tiên của nhà Microsoft đã đem đến được một sự tin cậy từ doanh nghiệp ra thị trường khách hàng.

XP là một sự kết hợp tốt nhất giữa các phiên bản Win 95|98|ME với các thao tác 32bit của dòng NT và 2000. Cùng với một sự tân trang về giao diện đẹp mắt, tinh tế hơn phục vụ người dùng.

Về bản chất thì dòng XP này đã có một sự kết hợp giao diện của từ dòng 95|98|ME và cả NT|2000. Đồng thời đã bỏ đi cả cơ sở mã DOS, xuất hiện trong các phiên bản khách hàng trước của nhà Windows.

Windows XP, đã bắt đầu cho phân khúc thị trường với một số những phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản lại mang một tính năng riêng. Các phiên bản khác nhau sẽ nằm ở những phân khúc khác nhau. Bao gồm XP Home Edition, Professional, Media Center Edition, Tablet PC Edition, Starter Edition.

XP là một phiên bản đẹp mắt hơn về giao diện, nhanh hơn so với các phiên bản tiền nhiệm trước đó. Nớ cũng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với sự thất bại của dòng ME. Giao diện Luna trên hệ điều hành này sẽ đẹp đến giao diện đẹp hơn, thân thiện hơn với người dùng. Tính năng Fast User Switching sẽ cho phép 1 máy có thể chia sẻ dễ dàng với nhiều người dùng khác.

9.3. Windows Vista

Tiếp đến là dòng Windows Vista đã được phát hành vào năm 2007, phiên bản này đã phát triển các tính năng trên dòng XP và bổ sung thêm tính bảo mật và độ tin cậy cao hơn. Chức năng truyền thông số cũng đã được cải thiện, giao diện đồ họa người dùng Aero 3D vô cùng đẹp mắt.

Để chạy được giao diện nâng cao thì đòi hỏi rằng các máy tình sở hữu phải có cấu hình cao. Nên dòng Vista này bị hạn chế khả năng nâng cấp của những dòng máy tính cũ. Giao diện Aero hiển thị các thành phần 3D nên nhìn tổng thể thì giao diện Vista rất khác biệt.

Vista đã được thiết kế nhằm phục vụ việc chạy an toàn và trang kiện hơn dòng XP. Nhưng một số tính năng bảo mật lại bị phàn nàn khá nhiều là User Account Control. Tính năng này đã làm gián đoạn một số hoạt động thông thường của người dùng.

Một điều khá là tệ, khi nhiều người dùng đã gặp phải các vấn đề khi nâng cấp thiết bị cũ ở trên Vista. Nhiều thiết bị ngoại vi cũ đã không có driver tương thích với Vista. Một số chương trình chạy trên hệ điều hành XP lại không thể làm việc đúng cách khi chạy trên Vista.

9.4. Windows 7

Phiên bản kế tiếp được giới thiệu chính là Window 7, hệ điều hành này đã được phát hành vào tháng 10 của năm 2009. Đây là một quãng thời gian khá là ngắn nối tiếp ngay sau khi phát hành dòng Vista. Điều đó có nghĩa rằng nó không phải là một bản nâng cấp chủ đạo.

Windows 7 và Windows Vista có mối quan hệ liên kết tương tự như là dòng Wịn 95 và Win 98. Nó là một bản phát hành thứ yếu, giống như là một gói dịch vụ đã được nâng cấp với quy mô lớn hơn.

Hệ điều hành này sẽ giải quyết được lỗi tương thích của dòng Vista. Phần cứng cũ và phần mềm cũ đều có khả năng tương thích tốt hơn, thậm chí là có cả những tính năng trên Windows XP Mode. Cho phép người dùng có thể chạy được các ứng dụng của XP trong môi trường nguyên bản của thế hệ Windows 7.

Đồng thời Win 7 đã có một số thay đổi về mặt giao diện, Sidebar đã bị loại bỏ và thay vào đó người dùng có thể đặt Gadget. Bên cạnh đó chế độ Aero Peek mới sẽ cho phép bạn nhìn đằng sau tất cả các cửa sổ được ở dưới desktop.

Có thể nói Windows 7 đã được thay đổi nhiều thứ, được nhận định là một hệ điều hành mang tính cách mạng đầy tích cực.

Xem ngay bài hay nhất:  Tổng quan về e-magazine, hình thức làm báo điện tử trở nên sống

9.5. Windows 8 and 8.1

Tiếp đến sẽ là Windows 8 và 8.1, hệ điều hành này đã được cho ra mắt vào ngày 26/10/ 2012. Điểm nổi bật nhất chính là Microsoft đã cố gắng tạo ra hệ điều hành lai Hybrid OS. Có thể hoạt động tốt trên cả các thiết bị thường và thiết bị cảm ứng.

Nhưng hiệu quả từ phiên bản Windows 8 mang lại thì chưa được như mong đợi. Ở phiên bản này Microsoft đã bỏ đi nút Start, khiến cho người dùng cảm thấy khá là bối rối khi lần đầu làm quen sử dụng.

Microsoft gọi giao diện của hệ điều hành Windows 8 là Metro. Nhưng phải bỏ đi vì một số công ty ở châu Âu đã kiện, sau đó nó đã được đổi tên lại thành là Modern. Nhưng điều này lại chưa được đón nhận nồng nhiệt từ phía người dùng.

9.6. Windows 10

Hệ điều hành Windows 10 đã được cho ra mắt vào ngày 29 tháng 7 năm 2015. Phiên bản này đã được ra mắt thay thế cho dòng Win 8 và 8.1. Nhà Microsoft đã hi vọng là có thể làm hài lòng người dùng hơn, khi đã trang bị hàng loạt các tính năng mới.

Windows 10 có lẽ là một trong những phiên bản được thử nghiệm và cập nhật nhiều lần nhất trong thời gian ngắn. Với nhiều tên và số phiên bản khác nhau, khiến cho người dùng khác là hoang mang.

Đổi mới chú ý nhất của dòng Win 10 này chính là Start đã được quay trở lại. Đây là phiên bản cuối cùng được đặt tên Windows 10. Các bản cập nhật sau thì sẽ có thêm một vài biệt hiệu riêng để nhận biết.

Windows 10 đã được đánh giá cao hơn nhiều so với những phiên bản trước đây. Từ giao diện, đến các tính năng đã phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sử dụng của người dùng từ làm việc đến giải trí.

Các tính năng mới đã được cải tiến của dòng Win 10 thực sự không thể kể hết trong một vài dòng bài viết. Hiện tại người dùng đã có thể tải được bản cập nhật về để trải nghiệm những tính năng hấp dẫn của hệ điều hành này.

9.7. Windows 11

Thế hệ điều hành mới tiếp theo được giới thiệu đến các bạn đọc chính là Windows 11. Cứ tưởng như là Windows 10 đã kết thúc lịch sử của dòng Windows. Khi không hề thấy xuất hiện những hệ điều hành với tên gọi khác nữa. Mà chỉ là những cái tiên phiên bản cải tiến kèm theo mà thôi.

Hiện tại hệ điều hành Win 10 cũng là một trong những hệ điều hành phổ biến được nhiều người dùng sử dụng. Đến tháng 6 năm 2021, Microsoft đã cho hé lộ ra phiên bản Windows 11 với nhiều cải tiến mới thực sự đáng giá. Đến tận tháng 10 năm 2021 thì hệ điều hành Win 11 này mới được phát hành và sử dụng rộng rãi hơn trên toàn cầu.

10. Windows CE

Nhà Microsoft đã lần đầu tiên phát hành hệ điều hành Windows CE vào tháng 11 năm 1996. Dưới dạng là một phiên bản Windows mới mang trên mình những điểm khác biệt chưa từng có.

Được thiết kế để chạy trên các dòng máy tính xách tay cực nhỏ gọn. Windows CE đã hoàn thành xuất sắc khi mang giao diện Win 95 đầy thân thiện với người dùng máy tính. Hệ điều hành này được coi là nền tảng cho sự phát triển của các dòng điện thoại thông minh sau này của nhà Microsoft.

Có thể nói hệ điều hành Win CE này là đại diện cho một làn gió mới mang trên mình một sự khác biệt nổi bật. Tuy nhiên thì dòng CE này sẽ không thể chạy được các chương trình thiết kế ở trên Win 95 và Win NT.

Dòng CE trong suốt 24 năm qua đã hỗ trợ đắc lực cho các thiết bị quan trọng như là máy ATM, hệ thống giải trí ở trên ô tô,…

11. Xbox OS

Tiếp đến là hệ điều hành cuối cùng được giới thiệu trong bài viết này chính là Xbox OS. Phần mềm này là phần mềm điều hành cho hệ thống game console thế hệ thứ 8 Xbox. Cho phép người dùng có thể tải được các ứng dụng để bổ sung vào chức năng console.

12. Timeline phát triển của các phiên bản

Hãy cùng bài viết điểm lại timeline phát triển của hệ điều hành Windows qua các phiên bản được giới thiệu ở trên dưới đây nhé.

  • Đầu tiên là bản Windows 1.0 ra đời vào ngày 20 tháng 11 năm 1985.
  • Tiếp đến sẽ là dòng Windows 2.0 xuất hiện vào tháng 11 năm 1987.
  • Phiên bản Windows 3.0 được ra mắt vào ngày 22 tháng 5 năm 1990.
  • Tiếp đến sẽ là phiên bản ra mắt vào ngày 27 tháng 7 năm 1993 Windows NT 3.1.
  • Hệ điều hành Windows NT 3.5 được ra mắt vào ngày 21 tháng 9 năm 1994.
  • Sau đó ra mắt kế tiếp là Windows NT 3.51 ra mắt vào ngày 30 tháng 5 năm 1995.
  • Rồi tiếp đến là bản nâng cấp NT 4.0 ra mắt vào 31 tháng 7 năm 1996.
  • Sau đó là sự ra mắt của dòng Windows 95 vào tháng 12 năm 1995.
  • Rồi đến dòng Windows 98 ra mắt vào năm 1998.
  • Dòng Windows ME đã được ra mắt vào năm 2000.
  • Tiếp nối dòng ME là dòng Windows 2000 ra mắt cùng năm.
  • Dòng siêu phẩm Windows XP đã được phát hành vào năm 2001.
  • Nối tiếp bản nâng cấp của dòng siêu phẩm XP là Vista phát hành vào năm 2007.
  • Dòng Windows 7 đã được ra mắt vào tháng 10 năm 2009.
  • Tiếp nối sẽ là dòng Windows 8 và 8.1 đều được phát hành vào ngày 26/10/2012.
  • Windows 10 đã được ra mắt sau đó 3 năm vào ngày 29/7/2015.
  • Và cuối cùng là phiên bản mới nhất Windows 11 ra mắt vào tháng 6 năm 2021.

13. Kết luận lại

Bài viết Hệ điều hành Windows là gì? Các phiên bản của HĐH Windows. Đã cập nhật một cách chi tiết nhất từng thế hệ của Windows. Mong rằng những thông tin trong bài viết này, sẽ giúp các bạn đọc có được một cái nhìn tổng quan nhất về hệ điều hành Windows này.

Trang Dchannel của Di Động Việt, mỗi ngày đều có những bài viết cập nhật thông tin công nghệ mới nhất trên thị trường. Hãy theo dõi trang để biết thêm nhiều thông tin mới trên thị trường công nghệ được cập nhật liên tục nhé.

Xem thêm:

  • Android 13 có gì mới? Android 13 hỗ trợ máy nào? Có nên cập nhật Android 13?
  • Tổng hợp 12 phần mềm giả lập Android tốt nhất 2022 cho PC, laptop mà không phải ai cũng biết
  • So sánh chip Snapdragon và Exynos: Sự khác biệt nằm ở đâu?
  • Tổng hợp những thông tin chi tiết về dòng chip Kirin

Di Động Việt