Micro-influencer – người ảnh hưởng nhỏ mà không hề nhỏ

Tháng mười hai 1, 2022

Trong thời điểm từ giữa năm 2017 đến nay, bên cạnh “làn gió mới” influencer marketing, có một xu hướng mới nổi lên đó là micro-influencer. Vậy micro-influencer là gì, và họ có tác động mạnh mẽ như thế nào trong chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Hãy cùng MarketingAI khám phá xu hướng mới mẻ này trong bài viết dưới đây.

Micro-influencer là ai?

Khác với influencer thường có tầm ảnh hưởng rộng, micro-influencer (tạm dịch: những người có tầm ảnh hưởng trong một nhóm rất nhỏ) là những cá nhân giống như chúng ta, đang công tác hoặc có một sở thích đặc biệt về một lĩnh vực nào đó. Họ có thói quen đăng những nội dung có liên quan đến sở thích hay chuyên môn của mình trên mạng xã hội.

So với thế hệ influencer trước đây, micro-influencer có lượng fan không cao bằng, nhưng khá tích cực tương tác với họ.

Một ví dụ cụ thể để phân biệt giữa hai nhóm nay. Một influencer về lĩnh vực yoga có thể có hàng triệu follower và mở ra một vài yoga studio. Trong khi đó, một micro-influencer cũng trong lĩnh vực yoga đó chỉ có khoảng vài ngàn follower, và những video hướng dẫn tập yoga tại nhà trên Instagram, nhưng có lượng tương tác khá tích cực và đều đặn hơn influencer. Trung bình một bài viết trên mạng xã hội của micro-influencer này có thể thu hút một lượng tương tác đáng kể dựa trên con số follower mà họ có.

Diva Mỹ Linh là influencer

ca si my linh

Một ví dụ về micro-influencer Mai Trang cho chiến dịch “Hội chứng 3h chiều” của The Coffee House.

Điểm khởi đầu của micro-influencer chính là Instagram. Với cơ chế tập trung vào nội dung thị giác, Instagram là mảnh đất vàng cho các influencer thể hiện nội dung trải nghiệm cá nhân về sản phẩm và nhãn hàng. Cho đến hiện nay, Instagram vẫn là kênh social media số một để đăng tải và book quảng cáo với micro-influencer, so với các kênh khác như Facebook hay Snapchat.

Tầm ảnh hưởng của micro-influencer

So với influencer, micro-influencer có tầm ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ hơn influencer, với mức chi phí dễ chịu hơn. Chính vì thế, micro-influencer hiện đang trở thành sự lựa chọn của nhiều nhãn hàng từ lớn đến nhỏ cho chiến lược marketing của mình.

Xem ngay bài hay nhất:  Wifi marketing là gì? Lợi ích của wifi marketing cho doanh nghiệp và

Nhưng cụ thể taị sao micro-influencer lại được ưa chuộng đến vậy?

Mang lại tương tác tốt hơn

Có một xu hướng thú vị về sự tương tác trên Instagram từ một thống kê của Markely.com: influencer càng có số lượng follower tăng lên, thì lượng like và comment lại càng giảm xuống.

Nghiên cứu về tỉ lệ tương tác của người nổi tiếng trên Instagram cho thấy, số lượng follower của người nổi tiếng có ảnh hưởng theo tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tương tác trên các kênh social media. (Ảnh: Markely)

Dưới đây là bảng thống kê về chỉ số like trung bình của người nổi tiếng trên Instagram.

Số follower Tỉ lệ like trung bình <1,000 follower 8% 1,000 – 10,000 follower 4% 10,000 – 100,000 follower 2.4% Từ 1 đến 10 triệu follower 1.7%

Theo đó, thay vì nhắm đến các influencer với mức giá booking cao ngất trời, các nhãn hàng chỉ nên tiếp cận các micro-influencer với lượng follower trung bình trong khoảng 1,000 đến 10,000. Khi nhắm đến các micro-influencer, nhãn hàng có thể đảm bảo mức tương tác cao hơn rất nhiều trong một nhóm đối tượng mục tiêu so với khi làm việc với influencer. Từ đó, tỉ lệ chuyển đổi từ tương tác sang doanh thu hay nhận diện thương hiệu có khả năng cao đến 22.2 lần so với cách tiếp cận thông thường với influencer.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ nghịch giữa số follower và lượng like, comment trên Instagram. (Theo Markerly)

suc manh micro influencer 2

Điều này là dễ hiểu, vì micro-influencer có hiểu biết và có đam mê nhất định trong một lĩnh vực cụ thể. Và khi tiếp cận với những người có tầm ảnh hưởng trong một nhóm nhỏ như vậy, bạn sẽ đảm bảo rằng mình đưa ra tác động đủ lớn và đủ sâu sắc để kích thích họ thực hiện hành động như mong muốn.

Nhắm đến tập khách hàng chính xác hơn

Chẳng hạn, là một marketer làm cho nhãn hàng thời trang, bạn book quảng cáo với một người nổi tiếng có hàng triệu follower trên Instagram. Có thể họ sẽ mang lại cho bạn một lượng like và share khá lớn. Nhưng đừng bị đánh lừa bởi con số! Bởi trong số những follower đó, có rất nhiều người không hẳn yêu thích thời trang, hay có thói quen mua sắm quần áo thường xuyên. Thay vào đó, nếu kết nối với 100 blogger thời trang, trong đó mỗi người có khoảng 1,000 follower, bạn sẽ có khả năng nhắm đến những nhóm nhỏ hơn nhưng tập trung hơn. Bạn sẽ biết rõ ràng rằng các follower đó yêu thích thời trang và mong muốn tìm hiểu về sản phẩm thời trang. Từ đó, lượng tương tác sẽ đúng mục tiêu và có chất lượng cao hơn.

Xem ngay bài hay nhất:  Coupon là gì? Nên sử dụng Coupon thế nào để tận dụng tối đa

Giá thành dễ chịu hơn

Một điều dễ dàng nhận ra đó là mức giá booking quảng cáo của micro-influencer sẽ thấp hơn rất nhiều so với những người nổi tiếng, với profile khủng, và hàng triệu follower. Chẳng hạn, một ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam có thể đưa ra mức giá booking lên tới 30 – 40 triệu cho một bài post trên Facebook, trong khi một blogger thời trang mới nổi có thể đưa ra mức giá chỉ khoảng vài triệu, nhưng nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu hơn.

Chân thực hơn

Micro-influencer thực ra cũng chỉ là những người rất bình thường như chúng ta. Chính vì thế, các nội dung họ đưa ra trông sẽ thật hơn, và thân thiện hơn so với những người đã quá nổi tiếng. Họ có thể sẵn sàng trả lời từng comment của follower, like từng lời khen, và tương tác một cách chân thực hơn một nhãn hàng hay một diễn viên nổi tiếng nào đó có bầu sô chuyên quản lý các kênh social media thay cho họ.

sizematters

Phương Ly (PrettyMuch Channel) là một micro-influencer khá tích cực like và trả lời comment của follower trên Youtube.

Mới gần đây, Instagram có thay đổi về thuật toán. Cụ thể, các nội dung mà người dùng hay tương tác hay follow sẽ ưu tiên được đặt lên trên đầu các nội dung quảng cáo từ nhãn hàng. Điều này một lần nữa càng khẳng định vị thế của nội dung tự nhiên, chân thực, và chất lượng từ micro-influencer so với các nội dung quảng cáo thông thường.

Một số lưu ý khi sử dụng micro-influencer

Không thể phủ định tầm quan trọng và những lợi ích vượt trội mà micro-influencer mang lại cho chiến lược marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để có thể hợp tác hiệu quả với micro-influencer:

  1. Follower ảo: bên cạnh lượng follower thật (những tài khoản thật đang hoạt động hàng ngày của những người ngưỡng mộ/yêu thích/tò mò về micro-influencer đó), thì có một số follower , hay tài khoản ảo được chính micro-influencer tạo ra để đánh bóng tên tuổi hay lấy hợp đồng quảng cáo. Một số người muốn nổi tiếng “xổi” thâmj chí còn có thể bỏ tiền ra mua follower, mua fan để profile của họ dễ dàng thu hút booking quảng cáo từ các nhãn hàng. Bạn cần kiểm tra kỹ danh sách follower để xem liệu micro-influencer mà mình định hợp tác liệu có phải là một người chân thật.

    Follower ảo là một vấn nạn trên social media. (Ảnh: Media Culpa)

  • Tương tác ảo: bên cạnh vấn đề về follower ảo, thì bạn cũng nên lưu ý về tỉ lệ tương tác trên profile của họ. Các tương tác ảo sẽ chỉ khiến bạn tốn tiền, công sức, thời gian, trong khi không đem lại hiệu quả gì cho bạn cả.
  • Thiếu thống nhất về thông điệp truyền thông: Trong một số trường hợp, các micro-influencer có thể truyền tải nội dung không đúng ý của bạn. Điều này là dễ hiểu, vì mỗi người đều có một cá tính khác nhau, cách truyền tải nội dung khác nhau. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần làm việc kỹ càng với từng người, và đảm bảo rằng các nội dung hiển thị ra với công chúng mục tiêu đều đã được duyệt, có văn phong và thông điệp phù hợp.
  • Instagram bot: một hình thức “che mắt thiên hạ” tinh vi nữa của các micro-influencer xấu tính, đó là cài đặt một con bot Instagram để tự động đẩy like, đẩy comment cho các bài viết của họ lên một cách gian lận.
  • Quản lý nhiều người hơn: so với việc “theo chân” một hay một vài influencer, thì bạn sẽ phải quản lý và theo dõi công việc của vài chục micro-influencer cùng một lúc. Để tránh những sự cố không đáng có khi làm việc với họ, bạn cần lên kế hoạch marketing cụ thể, và dự trù các phương án phòng trừ khi có sự cố không may xảy ra.
Xem ngay bài hay nhất:  CSS Là Gì? CSS3 Là Gì? Phân Biệt CSS Và HTML - HostingViet.vn

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu rõ về bản chất của micro-influencer, cũng như những lợi ích mà loại hình người nổi tiếng này có thể mang lại cho thương hiệu hay sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, bên cạnh micro-influencer, bạn cũng nên kết hợp các kênh marketing khác như lên bài PR, chạy quảng cáo, email marketing,… để tối đa hiệu quả trong cùng một khoảng thời gian ngắn.

Trang Tran – MarketingAI tổng hợp