Các mục đích “Goals” và mục tiêu “Objectives” thường được xác định và sử dụng khác nhau trong các công ty hoặc bộ phận khác nhau của một doanh nghiệp. Và đôi khi tại nhiều doanh nghiệp định nghĩa giữa 2 khái niệm cơ bản này được sử dụng lẫn lộn, điều này có thể dẫn đến các vấn đề khi tạo quy trình để theo dõi và cải thiện hiệu suất triển khai các hoạt động Marketing.
Trong bài viết này DTM Consulting sẽ cung cấp một bản tóm tắt ngắn về sự khác biệt giữa Marketing objectives và Marketing goals để giúp marketer hiểu rõ ràng hơn về các thuật ngữ này. Và cũng là nền tảng nếu marketer muốn lên được kế hoạch marketing (marketing plan).
Trong Digital Marketing, bạn có thể định nghĩa các loại đo lường như sau:
Marketing goals
Marketing Goal là mục đích marketing để định hình chiến lược, cho thấy doanh nghiệp có thể hưởng lợi như thế nào từ các kênh marketing.
“Goals” mô tả cách Marketing sẽ đóng góp cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực chính là tăng doanh số, tiếp cận với đối tượng và tiết kiệm chi phí,…. Một cách dễ hiểu hơn, goals là “những gì doanh nghiệp hy vọng đạt được”, một cách chung chung.
Marketing objectives
Là mục tiêu được đưa ra bảo đảm theo nguyên tắc SMART cụ thể để đưa ra định hướng rõ ràng và những mục tiêu nhắm đến khách hàng. Mục tiêu – “Objectives” là các mục tiêu được đề ra bảo đảm theo SMART cho một kế hoạch hoặc một chiến dịch marketing, được sử dụng để theo dõi hiệu suất và hoàn thành các mục tiêu thì có thể đạt được “Goals”.
Một cách dễ hiểu hơn, “Objective” là “những gì doanh nghiệp đang cố gắng đạt được” được xây dựng một cách cụ thể, rõ ràng, có thời hạn và có các hoạt động (cách thức) làm sao để hoàn thành các mục tiêu đó. Rất nhiều marketer nhầm lẫn “marketing goal” và “marketing objective”, một cách dễ hiểu marketer có thể hiệu theo ví dụ dưới đây:
Marketing Goal: mở rộng thị trường, tăng lượng khách hàng mới.
Marketing Objective: tăng 20% lượng khách hàng mới trong 3 tháng đầu năm
Target
Là mục tiêu thể hiện kết quả hay một mức độ nhất định mà doanh nghiệp hướng đến để đạt được KPIs thông qua một con số cụ thể.
KPIs trong Marketing
Trong Digital Marketing, KPIs là những chỉ số đo lường cụ thể, được sử dụng để theo dõi hiệu suất, kiểm tra chiến dịch có đang đi đúng hướng và đáp ứng các mục tiêu rõ ràng.
Metrics
Là chỉ số tác nghiệp cụ thể trên các nền tảng (platform), cho thấy hiệu suất của chiến dịch. Ví dụ như CPC, CPA, tỉ lệ chuyển đổi,…
Bạn có thể nhìn vào mô hình dưới đây để hình dung dễ dàng hơn:
Sử dụng các loại mục tiêu thế nào cho đúng
Các loại mục tiêu trong marketing có mối quan hệ phụ thuộc với nhau, những mục tiêu cấp cao hơn có thể đạt được bằng cách hoàn thành các mục tiêu cấp thấp hơn theo trình tự dưới đây:
Mục đích > Mục tiêu > KPI > Metric
Marketing goals và Marketing objectives
Đối với mỗi chiến dịch marketing, mục đích marketing cần phải được xác định đầu tiên, đảm bảo kế hoạch luôn tuân thủ để đạt được mục đích này. Từ mục đích marketing, cần xác định các mục tiêu cần đạt được là gì, trong đó việc đạt được mỗi mục tiêu khác nhau sẽ góp phần đạt được mục đích marketing.
Ví dụ: mục đích marketing là tăng độ nhận diện thương hiệu. Theo đó các hoạt động marketing có thể là quảng cáo, giảm giá,… với mục tiêu tiếp cận đến nhiều người tiêu dùng nhất có thể thay vì có được nhiều doanh số hay lợi nhuận lớn. Ví dụ này chỉ mang tính chất minh họa, trong thực tế những mục đích và mục tiêu chi tiết hơn, nhiều mục tiêu sẽ được xác định và phối hợp với nhau để đạt được mục đích.
Tất cả hoạt động, kể cả việc xác định mục đích, mục tiêu cần tuân theo quy trình marketing.
Marketing objectives và KPIs
KPI là những chỉ số, những mốc đo lường cụ thể mà chiến dịch marketing cần đạt được. Những KPI được xác định dựa trên mục tiêu, vậy nên theo đó việc đạt được KPI cũng sẽ góp phần đạt được mục tiêu marketing đã đặt ra.
Ví dụ: Một thương hiệu thời trang cần đẩy hết sản phẩm bộ sưu tập A trước khi nó lỗi mốt. Bỏ qua các kênh marketing, bán hàng khác, chỉ tập trung vào một hoạt động duy nhất là quảng cáo Facebook để xem xét KPI. KPI tại đây có thể là lượt tiếp cận quảng cáo là 5.000.000 lượt, có 500.000 tương tác,… Những chỉ số này được xác định nhờ vào những dữ liệu quảng cáo từ quá khứ của công ty hoặc có thể tham khảo từ những marketer khác.
Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Tham khảo: Dave Chaffey & Bernard Marr
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé