Thuật ngữ marketing mix chắc chắn không còn xa lạ với marketer và doanh nghiệp. Thế nhưng kiến thức về marketing hiện đại là vô cùng rộng lớn. Để nắm được thế nào là marketing mix và vai trò của nó với doanh nghiệp ra sao, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Marketing Mix là gì?
Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành marketing 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại.
Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.
TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM
Tài liệu Marketing căn bản Môi trường marketing Tìm hiểu B2C Nghiên cứu thị trường Marketing Mix Tìm hiểu B2B Customer Insight 4P trong Marketing Tìm hiểu C2C Hành vi khách hàng 7P trong Marketing Phương pháp Pitching thành công Phân tích đối thủ 4C trong Marketing Xây dựng chiến lược marketing Phân khúc thị trường Ma trận BCG Matrix Marketing Plan Nghiên cứu định tính định lượng Customer Journey Marketing Funnel Tìm hiểu thị phần Phân tích SWOT Inbound Marketing Target khách hàng Mô hình AISAS Mẫu Proposal Free Định vị thương hiệu Mô hình AIDA
Vai trò của Marketing Mix
- Vai trò và ý nghĩa của marketing-mix trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiểu theo nghĩa rộng, toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động Marketing, từ hình thành ý tưởng sản xuất đến một loại hàng hàng hóa đến triển khai sản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó thực sự được bán trên thị trường.
Marketing mix giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cung cấp khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài.Và chỉ ra cho doanh nghiệp biết được cần phải cung cấp cho thị trường đúng cái thị trường cần, phù hợp với mong muốn và khả năng mua của người tiêu dùng.
Marketing mix tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Marketing cung cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường và truyền đạt thông tin từ doanh nghiệp ra thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ,…
- Vai trò và ý nghĩa của Marketing-mix đối với người tiêu dùng
Lợi ích của Marketing Mix
- Cung cấp dữ liệu để phân bổ tài nguyên: Sự phân bổ nguồn lực và tài nguyên bao gồm con người và tài chính là một trong những nhiệm vụ đảm bảo mang lại sự thành công cho marketing. Nguồn lực này phụ thuộc khá nhiều vào mô hình marketing mix và giúp tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp và mức độ hài lòng của khách hàng.
- Phân bố dữ liệu: Marketing mix mang lại cho doanh nghiệp sự chuyên môn hoá. Vì vậy, mọi thành viên thuộc doanh nghiệp đều được phân bố dữ liệu và chia nhỏ công việc để đảm bảo tính thuận tiện và thông minh nhất có thể.
- Tạo cơ hội xúc tiến thương mại: Không chỉ là những giải pháp với mục đích hỗ trợ các chính sách về sản phẩm, giá hay nhà phân phối, marketing mix còn tạo ra những cơ hội xúc tiến thương mại giúp tăng cường được hiệu quả của những chính sách đó. Tức là, nhờ có lợi ích xúc tiến thương mại của marketing mix mà doanh nghiệp tạo được ưu thế và sự khác biệt trên thị trường cạnh tranh.
Các chiến lược Marketing Mix
Marketing Mix (Tiếp thị hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Dưới đây là 3 chiến lược Marketing Mix được sử dụng phổ biến nhất:
Marketing Mix 4P
Mô hình 4p trong marketing (cũng được biết đến như là mô hình marketing Mix được E J McCarthy nói đến lần đầu tiên vào năm 1960) được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing. Bộ phận marketing trong cách doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp này để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách “trộn lẫn” 4 yếu tố theo cách tối ưu nhất. Điều quan trọng là cần hiểu là các nguyên tắc của 4p trong marketing là các thành tố có thể kiểm soát được.
Từ thời điểm đó, mô hình Marketing 4P trở nên nổi tiếng và được sử dụng, cũng như được giảng dạy trong các doanh nghiệp, trường đại học cao đẳng trên khắp thế giới.
Mô hình Marketing mix 4P cũng chính là nền móng cho khái niệm Marketing Mix nói chung. Marketing Mix 4P là tập hợp các phạm vi tiếp thị bao gồm :
- Sản phẩm (Product): Một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khối lượng cụ thể của đơn vị.
- Giá cả (Price): Giá cả là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp.
- Địa điểm (Place): Đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được mua.
- Khuyến mãi/ Xúc tiến thương mại (Promotion): Hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Marketing Mix 7P
Marketing mix product
Product (sản phẩm) là một thành tố rất quan trọng trong mô hình 4Ps. Sản phẩm được tạo ra để làm hài lòng nhu cầu của một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể. Sản phẩm có thể hữu hình, hoặc vô hình (thể hiện dưới dạng một dịch vụ).
- Hình thành (introduction)
- Phát triển (growth)
- Trưởng thành (maturity)
- Thoái trào (decline)
Việc xác định nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng, nó giúp bạn cân đối nguồn cung của sản phẩm ra thị trường, và có những điều chỉnh thích hợp với thị hiếu của khách hàng.
Muốn vậy, bạn cần trả lời những “gạch đầu dòng” dưới đây:
- Khách hàng mong muốn những gì từ sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp?
- Khách hàng trải nghiệm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào?
- Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
- Tính năng gì nổi bật trong sản phẩm của bạn có thể đáp ứng nhu cầu của họ?
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn có tính năng độc đáo nào mà bạn vô tình bỏ qua trong quá trình phát triển sản phẩm?
- Bạn có vô tình tạo ra những tính năng không hợp lí, không cần thiết đối với khách hàng sử dụng sản phẩm?
- Tên của sản phẩm/dịch vụ bạn muốn cung cấp là gì? Liệu cái tên ấy có thu hút không?
- Kiểu dáng mà bạn muốn cung cấp cho sản phẩm/dịch vụ của mình là gì (kích cỡ, màu sắc,…)?
- Sản phẩm của bạn khác biệt như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh?
- Hình thù cuối cùng cho sản phẩm/dịch vụ mà bạn muốn cung cấp sẽ có dạng như thế nào?
Marketing mix promotion
- Tổ chức bán hàng (sales organization).
- Quan hệ công chúng (public relation).
- Quảng cáo (advertising).
- Tiếp thị (sales promotion).
Quảng cáo thường bao phủ các khía cạnh truyền thông yêu cầu doanh nghiệp phải trả phí như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo in và trên Internet. Ngày nay, quảng cáo đang dịch chuyển từ môi trường offline sang online (digital marketing).
Quan hệ công chúng (còn gọi là PR) là phương thức truyền thông không trả phí. Bao gồm các hoạt động như họp báo, triển lãm, tổ chức sự kiện,…
Truyền thông lan tỏa / truyền miệng (word of mouth) là một dạng truyền thông tiếp thị vô cùng hiệu quả. Đây là phương thức truyền thông phi truyền thống. Tận dụng sự lan tỏa từ những đánh giá tích cực của khách hàng. Công hưởng sự truyền miệng của các cá nhân để thúc đẩy hoạt động bán hàng cho sản phẩm.
Marketing mix price
Giá cả chính là yếu tố vô cùng quan trọng trong Marketing Mix. Ở đây, bạn cần phải xác định một mức giá mà khách hàng nào (trong tệp khách hàng bạn đã lựa chọn) cũng sẽ cảm thấy hài lòng khi họ mở hầu bao trả tiền.
Đây rõ ràng là một chiến lược vô cùng nhạy cảm. Giả sử doanh nghiệp bạn muốn cung cấp một sản phẩm hoàn toàn mới. Nhưng liệu có nên không khi bạn đặt một mức giá vô cùng cao cho một sản phẩm. Mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm ấy chưa gây dựng được nhiều tiếng tăm trên thị trường.
Khi xác định giá bán, marketer nên cân nhắc giá trị khách hàng nhận được của một sản phẩm. Có ba chiến lược định giá chính, bao gồm:
- Market penetration pricing (định giá thâm nhập).
- Market skimming pricing (định giá hớt váng).
- Neutral pricing (định giá trung lập).
- Bạn sẽ phải chi bao nhiêu tiền để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm?
- Giá trị nhận được khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
- Nếu bạn giảm giá bán của sản phẩm, liệu thị phần có tăng lên?
- Giá bán mà bạn đang cung cấp có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường?
Marketing mix place
Hệ thống phân phối cũng là một khía cạnh quan trọng khác của Marketing Mix. Điều bạn cần cân nhắc ở đây là xây dựng một hệ thống cung cấp sản phẩm/dịch vụ hợp lý. Có thể giúp khách hàng thuận tiện trong việc tiêu thụ và sử dụng.
Bạn cần có một tầm hiểu biết sâu rộng về thị trường mà doanh nghiệp bạn đang cung ứng sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn khám phá những đặc tính cần thiết. Để làm hài lòng những khách hàng trong thị trường đó.
Có nhiều những chiến lược phân phối khác nhau, bao gồm:
- Chiến lược phân phối rộng khắp (intensive).
- Chiến lược phân phối độc quyền (exclusive).
- Chiến lược phân phối chọn lọc (selective).
- Nhượng quyền (franchising).
- Khách hàng có thể tìm đến sản phẩm của bạn ở đâu (place trong Marketing Mix)?
- Nơi nào khách hàng của bạn thường xuyên lui tới để mua sắm?
- Bạn có thể tiếp cận những kênh phân phối nào? Tiếp cận chúng ra sao?
- Hệ thống phân phối của doanh nghiệp bạn khác biệt với đối thủ ra sao?
- Bạn có cần hệ thống phân phối mạnh?
- Bạn có cần bán sản phẩm của mình trên môi trường kinh doanh trực tuyến?
Marketing mix people
Khía cạnh people (con người) ở đây vừa là đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang nhắm đến. Vừa là những người trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp.
Thực hiện các bài khảo sát thị trường là quan trọng để bạn đánh giá nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Từ đó c
ó những điều chỉnh phù hợp vào dịch vụ cung ứng.
Nhân viên trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng không kém, bởi họ chính là người cung cấp dịch vụ đó tới khách hàng. Vì thế, cần cân nhắc thật kỹ việc xét và tuyển dụng nhân viên các vị trí, như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, copywriters,…
Marketing mix process
Process chính là những quy trình, hệ thống giúp doanh nghiệp bạn có thể cung ứng dịch vụ ra ngoài thị trường.
Bạn cần đảm bảo doanh nghiệp mình đã xây dựng một hệ thống, quy trình bài bản. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ tới khách hàng.
Quy trình ở đây có thể là quy trình phân phối sản phẩm, quy trình thanh toán (dành cho khách hàng). Hay hệ thống xuất nhập kho hàng, quy trình logistic,…
Marketing mix physical evidence
Trong marketing dịch vụ, yếu tố cơ sở vật chất là một khía cạnh cần phải nhắc đến. Môi trường vật chất ở đây chính là không gian gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng. Là nơi khách hàng sử dụng dịch vụ.
Physical Evidence có thể đem lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp, giúp họ nổi bật trong mắt khách hàng. Như nhắc đến không gian cafe hiện đại, thích hợp cho các hoạt động làm việc là người ta lại nhắc đến The Coffee House. Nhắc đến thái độ chăm sóc khách hàng chuẩn mực, ta nghĩ ngay đến Google.
Marketing Mix 4C
Mô hình tiếp thị hỗn hợp 4C (marketing mix 4C) được phát triển bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990. Đây là một sửa đổi của mô hình 4P.
Nó không phải là một phần cơ bản của marketing mix , mà là một phần mở rộng. Doanh nghiệp muốn thành công thì cần phải hiểu rằng chiến lược marketing hỗn hợp – 4P ngày nay cần gắn liền với một chữ C (Customer).
Customer Solutions
Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) được gắn với chữ P – Product (sản phẩm). Thể hiện quan điểm mỗi sản phẩm đưa ra thị trường phải thực sự là một giải pháp cho khách hàng.
Nghĩa là nhằm giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng. Chứ không phải chỉ là “cách kiếm lời” của doanh nghiệp.
Muốn làm tốt chữ C này, doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu thật kỹ để tìm ra nhu cầu đích thực của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng đúng nhu cầu này.
Thương hiệu thời trang N&M vừa ra đời là một ví dụ về việc tìm kiếm giải pháp cho người tiêu dùng. Khi trên thị trường có hai dòng sản phẩm tách biệt.
Là trang phục văn phòng (nghiêm túc, cổ điển) và trang phục dạo phố, đi chơi (trẻ trung, phong cách). Hãng thời trang này đã tìm ra “ngách” là kết hợp hai nhu cầu này vào trong một sản phẩm, Để có thể mặc đi làm (vẫn đứng đắn) kết hợp mặc đi chơi mà không thấy quá là cứng nhắc..
Customer Cost
Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) được gắn với chữ P – Price (giá) thể hiện quan điểm cho rằng giá của sản phẩm cần được nhìn nhận như là chi phí mà người mua sẽ bỏ ra.
Chi phí này không chỉ bao gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí sử dụng, vận hành, và cả hủy bỏ sản phẩm. Chi phí này phải tương xứng với lợi ích mà sản phẩm đem lại cho người mua.
Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu lợi ích ở đây bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.
Nhiều người đắn đo chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao. Trong bối cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ dàng thay thế sẽ là một giải pháp tốt hơn cả.
Convenience
Chữ C thứ ba – Convenience (thuận tiện) được gắn với chữ P – Place (phân phối) trong marketing mix. Đòi hỏi cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phải tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Điển hình của khía cạnh thuận tiện trong phân phối có thể kể đến mạng lưới Vinmart+. Cửa hàng tiện lợi của Vinmart xuất hiện mọi nơi. Hỗ trợ được những trường hợp mua hàng cấp bách của khách. Đó là cách Vinmart tạo dựng nên sự trung thành của khách hàng.
Communication
Chữ C cuối cùng – Communication (giao tiếp) được gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) yêu cầu công tác truyền thông phải là sự tương tác, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp với khách hàng.
Doanh nghiệp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của khách hàng. Sau đó “nói” cho khách hàng nghe là sản phẩm sẽ đáp ứng những tâm tư, nguyện vọng đó như thế nào.
Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết quả của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu với khách hàng. Từ đó tạo ra mối liên kết dài hạn với khách hàng.
Marketing Mix 3P
Các chuyên gia nghiên cứu đã bổ sung thêm Marketing Mix 3P bao gồm Process (quy trình), Physical Evidence (bằng chứng vật lý) và People (con người) để tăng cường thêm sức mạnh cho các hoạt động marketing. Bởi sản phẩm không chỉ là hàng hoá hữu hình nữa mà còn có thêm cả các dịch vụ vô hình nữa.
Marketing Mix 4E
Mô hình Marketing Mix 4E do Brain Fetherstonhaugh xây dựng được xem là mô hình mang tính kế thừa, sửa đổi và lấy nền móng phát triển từ những cơ sở bền vững nhất của Marketing Mix truyền thống trong thời đại thay đổi không ngừng.
Tuy nhiên, 4p và 7p trong marketing vẫn là một trong những mô hình marketing căn bản và nổi tiếng nhất, nó sẽ giúp bạn xác định những lựa chọn trong marketing về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu mà còn giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy sử dụng nó khi bạn hoạch định một kế hoạch mới, đánh giá mỗi đợt tung sản phẩm, để tối ưu hóa các tác động đến khách hàng mục tiêu, kết quả kinh doanh.
Case-study các chiến lược Marketing Mix thành công nhất
Các yếu tố trong khái niệm Marketing Mix đôi khi có thể khó hiểu khi bạn chưa xây dựng hoặc triển khai một chiến lược marketing mix cụ thể. Tham khảo các Case-study dưới đây để hiểu rõ hơn về chiến lược marketing mix là gì lấy ví dụ thực tế từ các thương hiệu hàng đầu.
Chiến lược Marketing Mix của Coca Cola
Tính đến năm 2016, Coca Cola sở hữu một danh mục đầu tư với hơn 3500 sản phẩm. Hiện diện tại hơn 200 quốc gia và công suất trung bình hàng ngày đủ để đáp ứng cho 1,9 tỷ người, Coca Cola đã được liệt kê là thương hiệu có giá trị nhất thế giới. Chiếm tới 3,1% tất cả các loại đồ uống tiêu thụ trên toàn thế giới, có giá trị vốn hoá thị trường là 192,8 tỷ đô la (tính đến tháng 5/2016), 53 năm tăng cổ tức liên tục hàng năm, và doanh thu lên đến 44,29 tỷ đô la. Tất cả những thành công đó là nhờ chiến lược Marketing Mix tuyệt vời. Các chiến lược của Cocal Cola đơn giản nhưng tạo được sự đột phá:
- Tính nhất quán: nhất quán có thể nhìn thấy từ logo và giá của thức uống này (giá 5 cent từ năm 1886 – 1959), Coca Cola giữ được nó với mỗi khẩu hiệu trong mỗi chiến dịch đều xoay quanh hai từ “Thưởng thức” và “Hạnh phúc”
- Xây dựng thương hiệu: Candler bắt đầu xu hướng làm cho Coca Cola có thể nhìn thấy ở mọi nơi, trên nhiều sản phẩm không liên quan như lịch, đồng hồ, túi,… Nhờ vậy đã tạo nên thương hiệu Coca Cola với logo nổi tiếng nhất thế giới.
- Định vị thương hiệu: Coca Cola không định vị thương hiệu của mình như một sản phẩm.
- Xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại: các quyền đóng chai đã được bán cho các doanh nghiệp địa phương khác nhau và điều đó được duy trì cho đến tận bây giờ. Do đó, Coca Cola không phải là một công ty khổng lồ mà là một hệ thống của nhiều công ty nhỏ.
- Cá nhân hoá và xã hội hoá: Coca Cola đã duy trì vị thế của mình như một thương hiệu xã hội. Khách hàng của Coca Cola khẳng định, Coca Cola không là một công ty nữa mà đã trở thành một phần của họ. Với những ý tưởng Marketing mang tính biểu tượng như “I’d like to buy the World a Coke” hay “Share a Coke”, đã để lại một vị trí đặc biệt trong lòng người dùng, đánh trúng được Insight của khách hàng là một thành công vô cùng lớn trong một chiến dịch Marketing Mix.
Chiến lược Marketing Mix của Trung Nguyên Coffee
Cafe Trung Nguyên là một thành công kỳ diệu của một thương hiệu tại Việt Nam. Từ một xưởng sản xuất nhỏ tại Buôn Ma Thuột, chỉ trong vòng 5 năm Trung Nguyên đã có mặt trên toàn đất nước. Không chỉ thế, Cafe Trung Nguyên còn được Bộ Ngoại Giao Việt Nam chọn làm đạ sứ ngoại giao văn hoá và làm quà tặng cho các nguyên thủ quốc gia. Trung Nguyên đã thành công nhờ vào chiến dịch Marketing Mix hiệu quả:
- Product: Trung Nguyên xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm với nhiền sản phẩm ở nhiều phân khúc khác nhau. Trung Nguyên không nhấn mạnh vào phân khúc thị trường nào mà mục tiêu là tiếp cận toàn thể nhu cầu của khách hàng.
- Price: Các dòng sản phẩm của Trung Nguyên phù hợp với khả năng chi tiêu của các nhóm khách hàng khác nhau. Sản phẩm của Trung Nguyên đa phẩn phục vụ nhóm khách hàng có tiềm năng thu nhập khá hoặc trung bình, tuy nhiên Trung Nguyên vẫn có những dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng có nhu cầu cao. Trung Nguyên áp dụng phương pháp phân phối sản phẩm từ nhà máy tới các cửa hàng phân phối G7 Mart để tiết kiệm một khoản lớn trong chi phí vận chuyển. Từ đó làm giá sản phẩm được giảm xuống, ổn định và dễ dàng cạnh tranh với giá thị trường của những dòng sản phẩm khác.
- Place: Trung Nguyên muốn sản phẩm của mình được phân phối trải khắp thị trường trong và ngoài nước. Năm 2011, cafe hoà tan G7 của Trung Nguyên chiếm tới 38% trên thị trường cafe hoà tan trong nước đã cho thấy Trung Nguyên thật sự kiểm soát được thị trường và những chiến lược Marketing hiệu quả. Sau khi xác định được mục tiêu phát triển cho mình, Trung Nguyên bắt đầu xây dựng các kênh phân phối chính: Trung gian phân phối truyền thống, Hệ thống franchise (cửa hàng nhượng quyền), Trung gian phân phối hiện đại (hệ thống G7 Mart).
- Promotion: Trung Nguyên chọn con đường xây dựng sản phẩm của mình mang tên dân tộc và sáng tạo, với các câu sologan như “Khơi nguồn sáng tạo”, “Khơi dậy tinh thần dân tộc Việt”,… Trung Nguyên đưa thương hiệu của mình tới những cảm xúc trách nghiệm xã hội, trách nghiệm Quốc gia một cách đậm nét như một lời cam kết và luôn tạo tính thời sự cho thị trường.
Starbucks giúp thay đổi nhận định của khách hàng khi định nghĩa nơi đây không chỉ bán cà phê mà còn là nơi có thể thư giãn và nói chuyện cùng bạn bè.
- Place: Starbucks khá khôn ngoan và linh hoạt trong việc xây dựng hệ thống bán hàng như: các cửa hàng cà phê, liên kết với khách sạn, sân bay…., phát triển app mobile, phát triển của hàng trực, liên kết với các nhà bán lẻ.
- Product: sản phẩm của Starbucks luôn đa dạng và có sự đổi mới. Sản phẩm chính là cà phê, sau đó họ thu hút những khách không thích uống cà phê với các món nước hoặc món bánh khác nhau.
- Price: Starbucks cam kết đem đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng của họ với mức giá trung bình – cao.
- Promotion: chiến dịch truyền thông, khuyến mãi của Starbucks cũng rất mới mẻ và diễn ra thường xuyên giúp khách hàng luôn có được sự tương tác với thương hiệu và sản phẩm.
Chiến lược Marketing Mix của McDonald
McDonald đã ứng dụng toàn diện mô hình 4Ps giúp thúc đẩy hiệu quả và doanh thu bán hàng của hãng này trong việc kinh doanh của mình.
- Product: McDonald lại đa dạng hoá menu của mình với gà rán, thức uống, đồ tráng miệng, nhãn hàng McCafe để phục vụ cà phê, giúp thương hiệu này tránh được rủi ro khi quá phụ thuộc vào một mặt hàng.
- Place: McDonald’s đa dạng hóa kênh phân phối của mình theo 4 nhóm chính: nhà hàng, Ki-ốt, Mobile App và các App đặt thức ăn. Nhà hàng McDonald là nguồn doanh thu lớn nhất của thương hiệu.
- Promotion: sự đa dạng trong các phương tiện truyền thông (TV, tờ rơi, phiếu giảm giá hay quà tặng) hay chương trình quà tặng cho Combo thiếu nhi….
- Price: cung cấp các Combo món ăn (Combo sẽ rẻ hơn các món ăn lẻ) ví dụ Happy Meal với burger, gà rán và nước ngọt, khách hàng sẽ bị thu hút hơn vì chi phí tiết kiệm hơn.
Mẹo xây dựng Marketing mix thành công
Để xây dựng một chiến lược Marketing Mix, doanh nghiệp cần nắm rõ các yếu tố trong Marketing Mix, hiểu rõ môi trường thực tế, ghi chép, lên kế hoạch các bước cụ thể nhằm tránh những sai lầm gây thiệt hại trực tiếp tới doanh nghiệp của mình. Cụ thể:
- Xác định đặc điểm độc nhất mà sản phẩm mình đem lại, tìm ra yếu tố ở sản phẩm của mình mà các sản phẩm cùng loại không có hoặc không nổi bật. Mô tả lợi ích đã nêu cho nhóm đối tượng khách hàng nhắm tới. Phác thảo, sử dụng đặc điểm bán hàng độc nhất ( Unique Selling Point – USP), xác định quyền sở hữu sản phẩm: tại sao khách hàng nên mua sản phẩm đó và giá trị nào khách hàng nhận được từ sản phẩm đó. Mô tả USP cho từng sản phẩm để thu hẹp điểm tiếp thị cho sản phẩm.
- Mô tả đối tượng mà sản phẩm của bạn nhắm tới. Thu hẹp trọng tâm của sản phẩm bằng cách xác định ai sẽ là người mua sản phẩm đó. Định hình chiến lược Marketing xung quanh sản phẩm đó. Phác thảo hình ảnh khách hàng sẽ mua sản phẩm trong tâm trí hoặc trên giấy, cố gắng thu thập thông tin từ khách hàng đó một cách trực tiếp cụ thể.
- Xác định sản phẩm một cách chi tiết, dành thời gian để mô tả giá trị và phẩm chất cụ thể của sản phẩm. Tìm kiếm và nâng cấp các tính năng độc đáo mà sản phẩm cung cấp và thể hiện rõ những điều này trong chiến lược Marketing Mix của mình.
- Tạo ra chiến lược đặt giá cho sản phẩm. Cho biết các sản phẩm tương tự đang được bán ra thị trường như thế nào. So sánh sản phẩm mình cung cấp có những yếu tố đặc biệt nào. Thu thập nghiên cứu thị trường để đảm bảo bạn ko overprice hoặc underprice sản phẩm. Tiếp cận các mục tiêu bán hàng và lợi nhuận đã nêu của công ty cho sản phẩm đó, sau đó định giá sản phẩm theo chiến lược rõ ràng.
- Xác định nơi mà sản phẩm xuất hiện, miêu tả những địa điểm đó rõ ràng. Xem xét kỹ hơn các địa điểm quảng bá sản phẩm. Dựa vào giá trị sản phẩm, giá trị khách hàng để quyết định nơi mà sản phẩm của mình sẽ xuất hiện.
- Xác định các kỹ thuật quảng cáo cho sản phẩm đó, tạo chiến lược quảng cáo cho sản phẩm hiệu quả nhất có thể.
Những lưu ý khi triển khai Marketing mix
Doanh nghiệp của bạn cần phải xác định được rõ các vấn đề, lợi ích cũng như đối tượng mà sản phẩm hướng tới trước khi đưa ra những chiến lược phát triển cho một sản phẩm mới bất kỳ. Sau khi đã xác định rõ ràng những chiến lược cụ thể, doanh nghiệp cần có những phương thức truyền thông để tiếp thị sản phẩm một cách hiệu quả.
Có sự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích rõ ràng ưu – nhược điểm của đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn hơn và rút kinh nghiệm trong tương lai. Hơn thế, doanh nghiệp nên chú trọng đến vấn đề sử dụng nguồn nhân lực và tiến hành thực hiện kết hợp các phương pháp hoạt động một cách tổng thể để nhận được những hiệu quả tốt hơn.
Có thể dễ dàng thấy được tầm quan trọng của marketing mix đối với các hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Hy vọng, với những kiến thức hữu ích được đưa ra trong bài viết này, bạn đã hiểu được một cách rõ ràng marketing mix là gì cũng như các chiến lược marketing và những việc làm để thực hiện marketing mix một cách hiệu quả. Tmarketing chúc bạn luôn thành công!
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé