Content ID là gì? Xác nhận quyền sở hữu nội dung trên Youtube

Tháng Một 10, 2024

Vừa qua, vào tháng 3 năm 2021, Youtube đã “trình làng” một công cụ mới hỗ trợ cảnh báo cho các nhà phát triển nội dung về các vấn đề bản quyền: Content ID.

Content ID bảo vệ những người chủ sở hữu video, những nhà sáng tạo nội dung chân chính tránh khỏi các vấn nạn ăn cắp ý tưởng hay sử dụng trái phép các tác phẩm, công cụ mới làm giảm đáng kể tình trạng tranh chấp bản quyền đang được nhiều người quan tâm.

Content ID là gì?

Content ID là một hệ thống độc quyền của Youtube giúp người tạo nội dung có thể dễ dàng xác định và quản lý nội dung có bản quyền của họ trên YouTube. Hệ thống mới sử dụng thuật toán lấy dấu vân tay kỹ thuật số (digital fingerprinting) phổ biến, các video tải lên YouTube được so sánh với các tệp âm thanh và video được chủ sở hữu nội dung đăng ký với Content ID.

Content ID là gì? Xác nhận quyền sở hữu nội dung trên Youtube

Content ID hoạt động như sau: chủ sở hữu quyền tải tài liệu mà họ sở hữu lên YouTube dưới dạng “tệp tham chiếu” và YouTube tiến hành quét mọi nội dung tải lên trên nền tảng để tìm nội dung khớp với nội dung đó.

Content ID tự động so sánh nội dung tải lên của người dùng với nội dung của bên thứ ba. Khi video được phát hiện khớp với nội dung đã đăng ký Content ID, thông báo bản quyền sẽ xuất hiện trên video và chủ sở hữu nội dung có thể chọn thực hiện một số hành động nhất định, chẳng hạn như:

  1. Xóa xác nhận quyền sở hữu và không thực hiện thêm hành động nào
  2. Theo dõi thống kê lượng người xem của video
  3. Kiếm tiền từ video bằng cách chạy quảng cáo trên video đó
  4. Tắt âm thanh khớp với nhạc của họ
  5. Hoặc thậm chí chặn xem toàn bộ video

Quá trình này có thể hoàn toàn tự động hoặc thủ công!

Content ID và báo động đỏ về bản quyền tác giả video Youtube

Tháng 10 năm 2021, cộng động mạng Việt Nam dậy sóng khi một số nhạc sĩ nhận được thông báo khiếu nại từ Youtube với nội dung cảnh báo vi phạm bản quyền bài hát do chính mình sáng tác. Một nghịch lý oái oăm!

Xem ngay bài hay nhất:  Tìm hiểu token key là gì và những điều cần biết về chúng

Với các nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp trên Youtube, Content ID là thuật ngữ quen thuộc và cũng là phương pháp phát hiện các vấn đề vi phạm bản quyền rất hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống mới còn tồn tại bất cập khá lớn khi lợi thế thuộc về “người đến trước”. Một công ty truyền thông đã tham gia mạng lưới đa kênh và xác nhận quyền sở hữu ca khúc thông qua Content ID của Youtube trước đó. Do vậy, người nhạc sĩ lại bị đánh gậy bản quyền trên chính “đứa con” của mình.

Sử dụng Content ID như thế nào?

Hàng ngàn đối tác sử dụng Content ID để quản lý nội dung của họ trên YouTube. Để đủ điều kiện nhận Content ID, bạn phải sở hữu hoặc kiểm soát các quyền trực tuyến độc quyền đối với nội dung bạn gửi trrên các lãnh thổ mà bạn xác nhận quyền. Một số ví dụ phổ biến về các sản phẩm có thể không độc quyền bao gồm mashups, remix, trò chơi video, nhạc hoặc video không có giấy phép và bản ghi các buổi biểu diễn.

Nếu đủ điều kiện sử dụng Content ID, bạn sẽ phải hoàn thành một thỏa thuận nêu rõ rằng bạn sẽ chỉ sử dụng nội dung có độc quyền làm tài liệu tham khảo. Bạn cũng sẽ cần chỉ định các vị trí địa lý thuộc quyền sở hữu độc quyền của mình.

Mặc dù Content ID tự động hóa phần lớn quy trình, nhưng bạn có thể cân nhắc việc phân bổ tài nguyên phù hợp để cung cấp tài liệu tham khảo, xem xét xác nhận quyền sở hữu và xử lý các tác vụ quyền khác. Nếu không có nhiều chuyên môn, bạn có thể làm việc với nhà cung cấp dịch vụ chuyên về Content ID. Ngoài ra, bất kỳ kênh nào cũng có thể gửi thông báo gỡ xuống do vi phạm bản quyền để yêu cầu xóa video sử dụng nội dung có bản quyền của kênh đó.

Content ID hoạt động như thế nào?

Dưới đây là quy trình tổng thể về cách các chủ sở hữu bản quyền thiết lập nội dung trong Content ID:

  1. Đối tác tạo nội dung để phản ánh thông tin quyền sở hữu và cung cấp tài liệu tham khảo
  2. Content ID tạo tệp tham chiếu kỹ thuật số
  3. Content ID quét video của người dùng dựa trên dữ liệu “dấu vân tay” và xác định bất kỳ kết quả trùng khớp nào
  4. Content ID xác nhận quyền sở hữu phù hợp với video của người dùng và áp dụng chính sách đối sánh của đối tác
  5. Đối tác xem các xác nhận quyền sở hữu, theo dõi số liệu phân tích và truy cập báo cáo doanh thu từ YouTube
Xem ngay bài hay nhất:  Business development manager là gì? Chân dung chi tiết về BDM

Sử dụng Content ID như thế nào?

Content ID liên tục quét các video tải lên của người dùng mới và so sánh với cơ sở dữ liệu tham chiếu đối tác. Mức độ ưu tiên được chỉ định cho các video gần đây và các video phổ biến.

Đăng ký Content ID trên Youtube như thế nào?

Bạn có thể đăng ký Content ID trên Youtube với các thao tác trực tiếp sau đây:

  1. Bước 1: Vào Youtube Studio -> chọn Nội dung -> Tùy chọn (biểu tượng 3 chấm) -> Sao chép URL có thể chia sẻ
  2. Bước 2: Truy cập đường Youtube Trợ giúp và Khai báo các thông tin cần thiết. URL: https://support.google.com/youtube/contact/copyright_management_tools_form
  3. Bước 3: Điền các mục: Tên pháp lý đầy đủ, Email liên hệ, Điện toại, Quốc gia/Vùng
  4. Bước 4: Lựa chọn vai trò sở hữu của các sản phẩm
  5. Bước 5: Nhập Tên chủ sở hữu bản quyền, Tên Công ty, URL trang web
  6. Bước 6: Lực chọn các khai báo liên quan đến Chương trình đối tác Youtube và một số vấn đề về lịch sử hoạt động
  7. Bước 7: Khai báo về loại nội dung mà bạn đang muốn bảo vệ
  8. Bước 8: Cung cấp danh sách các tiêu đề của những tác phẩm bạn đã đăng ký bản quyền và đang tìm cách bảo vệ. (Nhập các URL đã sao chép ở trên Bước 1 – tối đa 10 URLs)
  9. Bước 9: Lựa chọn các vấn đề về quản lý quyền cấp bách nhất
  10. Bước 11: “Bạn hoặc chủ sở hữu bản quyền mà bạn đại diện có quyền sử dụng công cụ quản lý quyền nào” -> Content ID
  11. Bước 10: Tuyên bố thông tin chính xác, ký tên và hoàn thành.
Xem ngay bài hay nhất:  Tree Frog Là Gì? Nét Văn Hóa Và Tập Tính Đặc Trưng Của Loài

Đăng ký content ID trên Youtube như thế nào?

Tranh chấp khiếu nại liên quan đến Content ID như thế nào?

Trong trường hợp các bên có tranh chấp liên quan đến Content ID (như câu chuyện của người nhạc sĩ và công ty truyền thông đã được đề cập bên trên) thì Youtube có hỗ trợ tác giả đòi lại bản quyền và xử lý bất cập này không?

Câu trả lời là: CÓ

Ở phía người dùng đang nhận “gậy bản quyền”, họ sẽ được thông báo trong phần thông báo khiếu nại. Người dùng có thể chấp nhận xác nhận quyền sở hữu hoặc thực hiện các hành động như:

  1. Nếu bạn không phải tác giả: Xóa các phân đoạn đã xác nhận quyền sở hữu khỏi video
  2. Nếu bạn không phải tác giả: Thay thế các bài hát đã xác nhận quyền sở hữu bằng nhạc và hiệu ứng âm thanh miễn phí từ Thư viện âm thanh của YouTube
  3. Nếu bạn không phải tác giả nhưng là thành viên của Chương trình đối tác của Youtube: Chia sẻ doanh thu cho các bản cover đủ điều kiện (không có sẵn trong mọi trường hợp)
  4. Nếu bạn là tác giả: Tranh chấp khiếu nại Content ID nếu họ có quyền sử dụng tài liệu có bản quyền

Như vậy, khi nhận được thông báo khiếu nại của Youtube, tùy theo các tình huống mà bạn có thể thực hiện các thao tác tiếp theo: Xóa bỏ video, Thay thế phần vi phạm bản quyền, Chia sẻ doanh thu hoặc Tranh chấp khiếu nại.

Content ID là công nghệ bản quyền hàng đầu trong ngành cung cấp cho chủ bản quyền những cách mới để quản lý và kiếm tiền từ nội dung của họ trên YouTube.

YouTube tuân thủ các thông báo vi phạm bản quyền theo Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA) của Hoa Kỳ và phù hợp với các điều khoản thông báo và gỡ xuống của luật quốc gia hiện hành.

>> Xem thêm bài viết:

Cách bật tính năng kiếm tiền từ Youtube

YouTube Shorts ra mắt toàn cầu tung đòn chí mạng với Tik tok

Nghệ thuật tạo viral video trên Social Media