Hàm RATE trong excel:
Hàm RATE()
Cú pháp: = RATE(nper, pmt, pv, fv, type, guess)
Nper : Tổng số kỳ phải trả lãi (tính theo năm). Nếu số kỳ trả lãi là hằng tháng, bạn phải nhân nó với 12. Ví dụ, bạn mua một cái xe với khoản trả góp 4 năm và phải trả lãi hằng tháng, thì số kỳ trả lãi sẽ là 4*12 = 48 kỳ; bạn có thể nhập 48 vào công thức để làm giá trị cho nper.
Pv : Giá trị hiện tại (hiện giá), hoặc là tổng giá trị tương đương với một chuỗi các khoản phải trả trong tương lai. Fv : Giá trị tương lại. Với một khoản vay, thì nó là số tiền nợ gốc còn lại sau lần trả lãi sau cùng; nếu là một khoản đầu tư, thì nó là số tiền sẽ có được khi đáo hạn. Nếu bỏ qua fv, trị mặc định của fv sẽ là zero (ví dụ, sau khi bạn đã thanh toán hết khoản vay thì số nợ của bạn sẽ bằng 0). Type : Hình thức tính lãi:
= 0 : Tính lãi vào cuối mỗi kỳ (mặc định) = 1 : Tính lãi vào đầu mỗi kỳ tiếp theo
Guess : Giá trị của lãi suất hằng năm (rate), do bạn dự đoán. Nếu bỏ qua, Excel sẽ mặc định cho guess = 10%.
Lưu ý:
– Nếu RATE() báo lỗi #VALUE! (do không hội tụ), hãy thử với các giá trị khác cho guess.
– Nper và Guess phải sử dụng đơn vị tính toán nhất quán với nhau. Ví dụ: Với khoản vay trong 4 năm, lãi suất hằng năm là 10%, nếu chi trả hằng tháng thì dùng 10%/12 cho guess và 4*12 cho nper; còn nếu chi trả hằng năm thì dùng 10% cho guess và 4 cho nper.
– Có lẽ nên nói một chút về khái niệm “niên kim” (annuities): Một niên kim là một loạt các đợt trả tiền mặt, được thực hiện vào mỗi kỳ liền nhau. Ví dụ, một khoản vay mua xe hơi hay một khoản thế chấp, gọi là một niên kim. Bạn nên tham khảo them các hàm sau, được áp dụng cho niên kim: CUMIPMT(), CUMPRINC(), FV(), IPMT(), NPER(), PMT(), PPMT(), PV(), RATE().
– Trong các hàm về niên kim kể trên, tiền mặt được chi trả thể hiện bằng số âm, tiền mặt thu nhận được thể hiện bằng số dương. Ví dụ, việc gửi $1,000 vào ngân hàng sẽ thể hiện bẳng đối số -1000 nếu bạn là người gửi tiền, và thể hiện bằng số 1000 nếu bạn là ngân hàng.
– Một đối số trong các hàm tài chính thường phụ thuộc vào nhiều đối số khác. Nếu rate khác 0 thì:
Nếu rate bằng 0 thì:
Ví dụ:
· Giả sử bạn muốn vay trả góp $8,000,000 trong 4 năm, nhân viên ngân hàng sau một hồi tính toán, phán rằng mỗi tháng bạn phải trả cả gốc lẫn lãi là $200,000. Vậy ngân hàng đó tính lãi suất hằng tháng (hoặc lãi suất hằng năm) cho bạn là bao nhiêu ?
Lãi suất hằng tháng (dự đoán lãi suất là 10%/năm):
= RATE(4*12, -200000, 8000000) = 1%
Lãi suất hằng năm (dự đoán lãi suất là 10%/năm):
= RATE(4*12, -200000, 8000000)*12 = 9.24%
· Tính lãi suất mỗi năm cho một khoản vay $1,000 trong 2 năm, mỗi năm phải trả $100, khi đáo hạn phải trả cả gốc lẫn lãi là $1,200 ?
= RATE(2, -100, 1000, -1200) = 19%
Nguồn : giaiphapexcel
Bạn có nhu cầu học khóa học kế toán doanh nghiệp ngắn hạn (đào tạo nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán) hoặc khóa học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế xin vui lòng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem chi tiết:
Khóa học kế toán ngắn hạn
Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TPHCM
Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé