Hàm làm tròn trong Excel được người dùng sử dụng thường xuyên. Hàm này rất hữu ích đối với người liên tục phải quản lý dữ liệu dạng số. Cũng như hàm đếm, hàm làm tròn ở trong Excel có nhiều kiểu. Mỗi loại lại phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn các bạn tận dụng tối đa hiệu quả của hàm làm tròn.
Hàm làm tròn trong Excel dùng làm gì?
Khi quản lý hệ thống dữ liệu bao gồm số, các phép tính tổng thì việc sử dụng hàm làm tròn không có gì lạ. Với những kết quả là số thập phân thì thao tác làm tròn sẽ rút ngắn đến kết quả tương đối nhất. Tuy nhiên, dùng máy tính hoặc tay để làm tròn thủ công sẽ không đảm bảo chính xác tuyệt đối. Một bảng dữ liệu quá nhiều thông tin thì xử lý thủ công là điều bất khả thi.
Hàm làm tròn trong Excel được dùng rút ngắn đi dãy số thập phân đằng sau dấu phẩy. Làm cho bảng dữ liệu vừa đẹp mắt lại thể hiện được tính chuyên nghiệp. Các hàm hoạt động theo một quy tắc cụ thể. Vì thế, con số được làm tròn ở mọi ô dữ liệu đều tương đương nhau. Sẽ không có trường hợp hơn – thiệt.
Nhu cầu làm tròn số trong Excel của người dùng rất khác nhau. Do đó, có nhiều hàm làm tròn Excel như là hàm làm tròn xuống, làm tròn lên, Floor,… Tùy vào từng tình huống, yêu cầu cụ thể mà người dùng sẽ tận dụng công thức phù hợp nhất với dữ liệu của mình. Điều quan trọng nhất là trong quá trình sử dụng, phải chắc chắn mình nhập đúng công thức hàm. Nếu như bị báo lỗi, hãy kiểm tra lại một lần nữa. Chú ý đến khoảng trống (Dấu cách) trong công thức của mình.
Cách sử dụng các hàm làm tròn trong Excel
Như đã nói, sử dụng hàm làm tròn trong Excel cần phù hợp với mục đích xử lý dữ liệu. Nếu như quy tắc phải làm tròn lên thì chúng ta dùng một hàm khác. Còn quy định con số đó phải làm tròn xuống thì phải dùng công thức hàm khác. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ từng công thức làm tròn ở Excel.
Hàm làm tròn INT, TRUNC
Công thức của những hàm làm tròn số nguyên này là:
=INT(number) và =TRUNC(number[, num_digits]).
Hàm này sẽ khiến cho một số thập phân được làm tròn thành một số nguyên. Ví dụ số 423,126 sẽ được làm tròn thành 423. Điều này giúp cho bảng dữ liệu gọn gàng và các con số dễ nhớ hơn rất nhiều. Dĩ nhiên, mức độ chênh lệch giữa các giá trị cũng sẽ rút ngắn tối đa.
Hàm làm tròn Round
Loại hàm này dùng khi chúng ta muốn làm tròn đến số thập phân thứ 2 đằng sau dấu phẩy. Ví dụ, kết quả ở ô C2 là 9.6536536276. Làm tròn tới hai số thập phân tức là kết quả sẽ rút gọn lại thành 9.65. Như vậy, dữ liệu trong ô ngắn gọn hơn nhiều. Mặc dù không đạt độ chính xác tuyệt đối nhưng cũng không gây ảnh hưởng nhiều tới kết quả trong bảng dữ liệu.
Công thức của hàm Round trong Excel đó là: =Round(Number,Num_digits). Trong đó:
- Number là số mà người dùng muốn làm tròn.
- Num_digits là một số âm hoặc dương, chính là đối số.
Riêng về đối số Num_digits, có các trường hợp như sau:
- Nếu Num_digits là số 0 thì kết quả được làm tròn đến số nguyên gần nhất.
- Trường hợp Num_digits là một số lớn hơn 0 thì kết quả được làm tròn ở vị trí số nguyên mà đối số N chỉ định.
- Num_digits nhỏ hơn 0 thì kết quả sẽ làm tròn ở chữ số thập phân phía bên tay trái.
Hàm làm tròn lên trong Excel Roundup
Cấu trúc của hàm là: =Roundup(Number,Num_digits). Công thức làm tròn này cũng được rất nhiều người sử dụng. Là công thức phổ biến đối với người làm kế toán, giáo viên tính điểm cho học sinh, sinh viên,…
Khi sử dụng hàm làm tròn lên trong Excel này thì kết quả cuối cùng sẽ lớn hơn một chút so với kết quả gốc ban đầu. Ở trường hợp này, Num_digits sẽ là một số dương. Kết quả tự động làm tròn ở phần thập phân. Ngược lại, Num_digits là số âm thì phần được làm tròn sẽ ở hàng chục hoặc hàng trăm, hàng nghìn,…
>>> Không nên bỏ lỡ:
- Hình thoi là gì? Cách tính diện tích hình thoi và chu vi hình
- Hàm đếm trong Excel để làm gì? Các hàm đếm chính xác của Excel
- Hướng dẫn cách đánh số trang trong Word theo ý muốn dễ dàng
Hàm làm tròn xuống Rounddown
Cấu trúc của hàm làm tròn xuống là: =Rounddown(Number,Num_digits). Với hàm này, kết quả giá trị trả về thấp hơn so với kết quả của ô dữ liệu ban đầu (Down tức là xuống). Vì thế, khi sử dụng công thức này cần chú ý.
Chẳng hạn, công thức tính lương cho nhân viên mà dùng hàm làm tròn xuống trong Excel cần để ý xem chênh lệch tiền giữa hai giá trị đầu và cuối có cao không. Nếu sự chênh lệch này quá cao, nguy cơ bị nhân viên phản ứng rất lớn.
Hàm MRound làm tròn số trong Excel
Đây là loại hàm mà kết quả được làm tròn đến bội số của số khác. Công thức của hàm là: =MRound(Number, Multiple). Ở đây, Multiple là số thập phân người dùng muốn làm tròn bởi chính bội số của nó. Dĩ nhiên, chỉ số Number vẫn là giá trị người dùng muốn làm tròn như các công thức phía trên.
Trường hợp người dùng nhập Number và Multiple khác dấu thì hệ thống sẽ báo lỗi. Ngược lại, nếu hai giá trị này cùng dấu sẽ cho kết quả chính xác. Nếu chúng ta chia số Number cho Multiple mà được giá trị lớn hơn thì kết quả được làm tròn lên. Chúng ta lại có kết quả làm tròn xuống khi Nuber chia Multiple chỉ được giá trị nhỏ hơn.
Hàm làm tròn số Ceiling và hàm Floor
Đây cũng là hai hàm làm tròn số trong Excel mà người dùng cần quan tâm. Với đặc thù riêng, hai hàm Ceiling và Floor sẽ được ứng dụng trong những tình huống cụ thể. Tuy nhiên, người dùng phải nắm bắt chính xác công thực để khi vận dụng không bị nhầm lẫn, sai sót. Công thức cụ thể như sau:
=Ceiling(Số cần làm tròn,significance).
=Floor(Number,significance).
Chúng ta hiểu, significance là một số cần làm tròn đến giá trị bội số của nó. Khi mà hai giá trị Number và significance trái dấu hệ thống không thể tìm ra kết quả. Sẽ báo lỗi cho người dùng chỉnh sửa. Ngược lại, nếu significance là mẫu số của number thì kết quả trả về là chính số đó.
Hàm Even và hàm Odd trong Excel
Thêm một hàm làm tròn trong Excel nữa đó là công thức từ hàm Even và hàm Odd. Cả hai công thức này đều làm tròn ở số nguyên lẻ nhất và số nguyên chẵn nhất. Chúng cũng làm tròn cách xa giá trị 0.
Công thức của hàm: = EVEN(number) / = ODD(number). Với công thức này, chúng ta sẽ sử dụng được vào rất nhiều tính huống khác nhau.
Trên đây là tất cả những hàm làm tròn trong Excel mà người dùng cần nắm rõ. Mỗi một hàm có một cách ứng dụng riêng. Vì thế, cân đối giữa nhu cầu của người dùng để sử dụng hàm sao cho đạt mức chính xác cao nhất. Công cụ Excel là phương tiện cho phép người dùng quản lý dữ liệu của mình một cách hiệu quả. Giảm đi vấn đề thời gian, sức lực cũng như rủi ro gây nhầm lẫn khi tính toán.
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé