Tổng hợp các hàm logic trong Excel

Tháng Một 10, 2024

Kế toán là sự kết hợp của rất nhiều hàm khác nhau. Tuy nhiên, để có thể kết hợp các hàm hiệu quả, bạn cần hiểu bản chất của từng hàm cơ bản.

Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên của Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn các bạn các hàm logic cơ bản trong Excel.

>>> Xem thêm: Hàm If trong Excel – Ý nghĩa và cách sử dụng

1. Hàm And

  • Ý nghĩa: Hàm And được dùng khi muốn kết hợp nhiều điều kiện với nhau; hàm And trả về giá trị “TRUE” nếu tất cả các điều kiện là đúng, hàm And trả về giá trị “FALSE” nếu các điều kiện là sai.
  • Cách sử dụng: Hàm And thường được dùng với hàm IF để tính tổng thỏa mãn nhiều điều kiện.
  • Cấu trúc: =And([logical1], [logical2], [logical3]…)
  • Bạn có thể dùng hàm AND() bất cứ chỗ nào bạn muốn, nhưng thường thì hàm AND() hay được dùng chung với hàm IF().

Trong đó: logical: là những biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE)

Ví dụ: Duyệt tên và giới tính của học viên xem đúng hay sai

Với công thức ở C6:= AND(A6=”Nguyễn Văn Đạt”,B6=”Nam”)

Nếu đúng thì kết quả sẽ trả về là TRUE

ham logic trong

Ví dụ:=IF(AND(B2 > 0, C2 > 0), “1000”, “No bonus”)Nếu giá trị ở B2 và ở C2 lớn hơn 0, thì (thưởng) 1.000, còn nếu chỉ cần một trong 2 ô B2 hoặc C2 nhỏ hơn 0, thì không thưởng chi cả.=FALSE(): Có thể nhập trực tiếp FALSE vào trong công thức, Excel sẽ hiểu đó là một biểu thức có giá trị FALSE mà không cần dùng đến cú pháp của hàm này

Xem ngay bài hay nhất:  7 Gộp Nhiều File Excel Thành 1 mới nhất - sgkphattriennangluc.vn

2. Hàm Or

  • Ý nghĩa: Or có nghĩa là hoặc, hàm or được sử dụng khi người dùng muốn tổng hợp các dữ liệu thỏa mãn ít nhất 1 trong số các điều kiện đã có; Nếu một trong số các điều kiện là đúng hàm or sẽ trả về giá trị “TRUE”; nếu tất cả các điều kiện là sai, hàm OR trả về giá trị “FALSE”
  • Cách sử dụng: Hàm Or thường được dùng với hàm IF để tính tổng của các giá trị thỏa mãn một trong số các điều kiện.
  • Cấu trúc: =Or([logical1], [logical2], [logical3]…)

Trong đó: logical: là những biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE)

Ví dụ:=IF(OR(B2 > 0, C2 > 0), “1000”, “No bonus”)Nếu giá trị ở B2 hoặc ở C2 lớn hơn 0 (tức là chỉ cần 1 trong 2 ô lớn hơn 0), thì (thưởng) 1.000, còn nếu cả 2 ô B2 hoặc C2 đều nhỏ hơn 0, thì không thưởng chi cả.=TRUE(): Có thể nhập trực tiếp TRUE vào trong công thức, Excel sẽ hiểu đó là một biểu thức có giá trị TRUE mà không cần dùng đến cú pháp của hàm nàyBỏ qua những ô bị lỗi khi chạy công thức

3. Hàm NOT

  • Ý nghĩa: Dùng để đảo ngược giá trị của đối số nhập vào. Nếu đối số cho giá trịTRUE nó sẽ trả về FALSE, ngược lại đối số cho giá trị FALSE, nó sẽ trả về TRUE
  • Cấu trúc: =NOT(logical)

Trong đó: Logical: giá trị hoặc một biểu thức cho giá trị là TRUE hoặc FALSE.

Xem ngay bài hay nhất:  Cách sắp xếp thứ tự trong Excel tăng dần hoặc giảm dần

4. Hàm IF

  • =IF (logical_test, value_if_true, value_if_false) : Dùng để kiểm tra điều kiện theo giá trị và công thức
  • Cú pháp: IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2) Nếu điều kiện đúng thì hàm trả về giá trị 1, ngược lại hàm nhận giá trị 2

(Lập luận: “Nếu tôi đúng thì làm cho tôi cái này, nếu tôi sai thì làm cho tôi cái kia”.. Có lẽ trong chúng ta ai cũng hiểu.)

Cú pháp đơn giản nhất

Cú pháp: IF(logical_test, value_is_true)logical_test: Một biểu thức sẽ được xét xem đúng (TRUE) hay sai (FALSE)value_is_true: giá trị trả về khi biểu thức logical_test được kiểm tra là đúng (TRUE)

Ví dụ:=IF(A1 >= 1000, “It’s big!”)Nghĩa là, nếu giá trị ở A1 lớn hơn hoặc bằng 1000, thì kết quả nhận được sẽ là “It’s big!”, còn không, nếu A1 nhỏ hơn 1000, kết quả sẽ là FALSE.

Những hàm IF lồng nhau

Trong cuộc sống đời thường, có mấy ai dễ dàng chấp nhận chuyện “một cái nếu”, phải không các bạn.Chúng ta thường sẽ dùng kiểu, nếu… rồi nhưng mà nếu… nhiều khi kéo dài đến vô tận!

Trong Excel cũng vậy, giả sử, chúng ta xếp loại học tập, nếu điểm trung bình (ĐTB) lớn hơn 9 thì giỏi, vậy ĐTB nhỏ hơn 9 thì dở? Chưa, ĐTB nhỏ hơn 9 nhưng lớn hơn 7 thì khá cái đã, rồi ĐTB nhỏ hơn 7 nhưng chưa bị điểm 5 thì trung bình, chỉ khi nào ĐTB nhỏ hơn 4 thì mới gọi là dở.

Xem ngay bài hay nhất:  Cách làm bảng tính lương trên Excel hàng tháng năm 2022

Khi đó, chúng ta sẽ dùng những hàm IF() lồng nhau, IF() này nằm trong IF() kia. Cũng có thể ghép thêm nhiều điều kiện khác vào nữa.

Tags: Các hàm logic cơ bản, hàm xor trong excel, hàm logic trong excel là gì, các hàm trong excel, hàm if trong excel, hàm logic là gì, các phép toán luận lý trong excel,…

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán Excel và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)

Trung tâm Lê Ánh hiện có đào tạo các khoá học kế toán và khoá học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu và khoá học chuyên sâu, để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.