Các Chỉ Số CPM, CPC, CPA – Nef Digital

Tháng mười hai 1, 2022

Là một doanh nghiệp, bạn đã từng thực hiện chiến dịch quảng cáo online cho sản phẩm/dịch vụ của mình chưa? Nếu đã từng thì các chỉ số tương tác người dùng là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Ba thông số được sử dụng chủ yếu để đánh giá hiệu quả chiến dịch là: CPM, CPC, CPA. Vậy:

  • CPM, CPC, CPA là gì?
  • Lợi ích của các chỉ số trên mang lại?
  • Nên sử dụng các chỉ số khi nào cho phù hợp?

Bài viết dưới đây, đội ngũ Nef Digital sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và được cập nhật mới nhất. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Tổng quan về CPM

Có ba vấn đề ta cùng tìm hiểu: CPM là gì? Nên dùng khi nào? Ưu – nhược điểm khi sử dụng CPM

CPM là gì?

CPM được viết tắt từ Cost Per Mile nghĩa là chi phí dựa trên lượt hiển thị. Thường lấy mốc là 1000 lượt hiển thị.

Ví dụ bạn chạy quảng cáo Facebook, lượt hiển thị 10.000 lần, tài khoản bị trừ số tiền là 500.000 VND => CPM là 50.000 VND(cho một 1000 lượt hiển thị).

Quảng cáo CPM có thể chạy trên các nền tảng quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads và các website có lượng traffic lớn (vnexpress, 24h, zing),..

Dùng CPM khi nào?

CPM giúp bạn hiển thị thông điệp quảng cáo cho khách hàng mục tiêu biết đến. Vì vậy CPM thường được sử dụng để xây dựng thương hiệu, tăng nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp, công ty hay các sản phẩm dịch vụ.

Ưu – nhược điểm khi sử dụng CPM

Ưu điểm:

  • Dễ dàng ước tính chi phí
  • Dễ sử dụng và đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch
  • Phù hợp với những công ty đã có sẵn thị phần, quảng bá thương hiệu nhằm thể hiện sự bao phủ rộng lớn, khẳng định vị thế. Ví dụ: Coca-Cola, Starbucks…
Xem ngay bài hay nhất:  Trader là gì? Cần những kỹ năng gì để trở thành Trader chuyên

Nhược điểm:

Bạn có thể đang đốt tiền cho CPM mà không thu lại được hiệu quả. Mức độ hiển thị càng rộng và trong thời gian dài thì số tiền bỏ ra càng lớn. Hãy xây dựng mục tiêu và chiến lược phù hợp trước khi quyết định sử dụng CPM. Nếu bạn muốn chạy chiến dịch tăng doanh thu thì CPM không phải là hình thức quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả.

Tổng quan về CPC

Tương tự, ta cùng tìm hiểu về CPC.

CPC là gì?

CPC là từ viết tắt của Cost Per Click có nghĩa là chi phí được tính trên mỗi lượt click chuột. Ví dụ: Google Ads tính phí cho mỗi lần nhấp của khách hàng khi vào link liên kết quảng cáo trang web của bạn.

Hiểu theo cách khác thì, CPC là số tiền bạn kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC cho bất kỳ quảng cáo nào đều do nhà quảng cáo xác định.

Giá trị mỗi click (CPC) thì tùy thuộc vào chính sách của Google cho mỗi quốc gia khác nhau. Thường thì CPC tại Việt Nam rất thấp so với các khu vực khác trên thế giới.

Dùng CPC khi nào?

CPC là hình thức quảng cáo khá phổ biến được nhiều marketer lựa chọn. CPC tốt cho Lead Generation ( tìm kiếm và thu hút người dùng). CPC có khả năng đo lường hiệu quả cho các chiến dịch kiếm đơn hàng hoặc kiếm lead.

Bạn nên sử dụng CPC nếu chỉ có một chi phí giới hạn khá nhỏ cho việc chạy quảng cáo. Việc của bạn là xác định từ khóa đủ mạnh để thu hút khách hàng click. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn cần phải xác định rõ đối tượng mục tiêu. Hãy sử dụng các chiêu thức ngăn chặn click tặc, click ảo để tránh thất thoát chi phí.

Ưu – nhược điểm khi sử dụng CPC

Ưu điểm:

Tối ưu được ngân sách quảng cáo, nghĩa là trong những trường quảng cáo hiển thị đối với những người dùng không có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ và họ không click vào quảng cáo đó thì bạn sẽ không bị tính phí.

Dễ dàng tách chi phí cho từng nhóm, quảng cáo, từ khoá từ đó điều chỉnh tăng giá thầu cho mỗi nhấp chuột với quảng cáo hiệu quả và ngược lại, hạ giá thầu với quảng cáo không hiệu quả.

Nhược điểm:

Chi phí quảng cáo cho hình thức CPC thường cao hơn so với CPM. Ngoài ra bạn cũng không thể xác định được số lần nhấp chuột hoặc những nhấp chuột phát sinh trong cùng một thời điểm cụ thể.

Xem ngay bài hay nhất:  1-/legal/premium-family-terms/ - Spotify

Chi phí ngày càng tăng lên do thuật toán và tâm lý người quảng cáo đấu giá.

Tổng quan về CPA

Nếu CPM cho ta biết xem mẫu quảng cáo đã hiển thị với bao nhiêu người. Trong đó có bao nhiêu người click vào mẫu quảng cáo (CPC). Thì CPA là chỉ số quan trọng nhất, cho ta biết số người click vào đó thì có bao nhiêu người đặt hàng, để lại thông tin, cài đặt ứng dụng… Vậy:

CPA là gì?

CPA là từ viết tắt của cụm từ Cost Per Acquisition được hiểu là hình thức tính phí dựa theo một hoặc nhiều hành động cụ thể. Nghĩa là các nhà quảng cáo sẽ trả tiền cho mỗi hành động hoặc sự chuyển đổi có điều kiện (hoàn thành mẫu đăng ký, tải phần mềm, tham gia sự kiện, mua hàng…) sau những click banner, đường link được đặt trên những trang liên kết.

CPA có 3 hình thức tính phí cơ bản:

  • CPS (Cost per Sale): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng mua hàng tức là chi phí để có được 1 đơn hàng.
  • CPL (Cost per Lead): Chi phí cho mỗi lượt khách hàng để lại thông tin tức là chi phí cho mỗi thông tin có được.
  • CPI (Cost per Install): Chi phí cho mỗi lượt cài đặt ứng dụng. Chỉ số này rất quan trọng đối với các công ty phát triển phần mềm, ứng dụng đặc biệt là các start-up công nghệ.

Dùng CPA khi nào?

CPA sẽ mang lại hiệu quả nếu tệp dữ liệu khách hàng của bạn có khả năng chuyển đổi cao. Hoặc mục tiêu chiến dịch marketing của bạn có thể đo lường rõ ràng, chẳng hạn như chuyển đổi 1,000 lead thành 100 đơn hàng thành công.

Ưu – nhược điểm khi sử dụng CPA

Ưu điểm:

Khả năng tính toán chi phí hiệu quả, chặt chẽ hơn so với các hình thức CPM, CPC. Vì chi phí chỉ được tính dựa trên hành động (mua hàng, điền mẫu đăng ký…). Hiệu quả trong các chiến dịch marketing hướng tới doanh thu.

Nhược điểm:

Bởi vì đo đếm hiệu quả dựa trên hành động cuối cùng do đó giá mỗi click sẽ khá cao. Nếu bạn có mục tiêu là ra đơn hàng CPA chính là lựa chọn hợp lý. Nhưng nếu chỉ để chuyển đổi một tệp lead ra số người dùng thử sản phẩm miễn phí, thì hiệu quả có thể sẽ không mấy thỏa đáng.

Xem ngay bài hay nhất:  CSI là gì? Điều kiện tiên quyết của chỉ số CSI đến chất lượng doanh

Hơn nữa, nếu không lên cơ chế quản lý marketing hiệu quả cho CPA hợp lí thì sẽ khó có thể biết liệu chiến dịch của mình có đang hiệu quả hay chỉ đang tốn chi phí một cách vô ích.

Các câu hỏi thường gặp về CPM, CPC, CPA

Một vài câu hỏi xoay quay các chỉ số CPM, CPC, CPA.

#1. Cách thức hoạt động của CPA là gì?

Bạn chỉ bị tính khi người dùng thực hiện hành động theo chỉ dẫn của bạn. Đó là lí do rõ ràng nhất để bạn lựa chọn hình thức quảng cáo CPA .Điều đó có nghĩa rằng, bạn sẽ có hàng ngàn lượt hiển thị miễn phí, click miễn phí…

CPA là một hệ thống quảng cáo thông minh. Cho phép lựa chọn khách hàng phân vùng mục tiêu theo nhiều tiêu chí phân khúc ( tuổi, giới tính,vị trí địa lí…). Góp phần mang lại hiệu quả lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

#2. eCPC là gì?

eCPC là chi phí mỗi nhấp chuột nâng cao, hay CPC nâng cao (viết tắt của Enhanced Cost Per Click).

eCPC có trên nền tảng quảng cáo Google Ads. Khi thực hiện chiến lược trả phí trực tiếp cho mỗi nhấp chuột thì lựa chọn thêm eCPC sẽ giúp quảng cáo có nhiều chuyển đổi hơn. Nhờ việc tự động điều chỉnh giá thầu CPC (thường là tăng giá thầu cho các trường hợp có khả năng chuyển đổi cao) để tối đa hóa chuyển đổi.

#3. eCPM là gì?

eCPM là ước tính doanh thu bạn nhận được cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo. eCPM được tính bằng (Tổng thu nhập / Số lần hiển thị) x 1000. eCPM chủ yếu dành cho nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo để so sánh doanh thu từ quảng cáo CPM.

Trên đây là bài viết về CPM, CPC, CPA – Các Chỉ Số Tương Tác Của Người Dùng mới cập nhật. Đội ngũ Nef Digital hy vọng đã cung cấp thêm thông tin nào đó hữu ích cho quý vị. Mọi ý kiến phản hồi hay góp ý xin vui lòng bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ với Nef Digital.

Trân trọng cảm ơn!

Nef Digital Jsc.,

  • VPGD: Số 11, Hà Kế Tấn, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Hotline: 0246655 2266
  • Website: https://nef.vn
  • Email: Sales@nef.vn