Hôm nay, Genz.edu.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách tính độ nhạy trong Excel một cách đơn giản.
Data table là 1 công cụ rất hay trong Excel giúp phân tích độ nhạy của dữ liệu, đo lường ảnh hưởng của biến phụ thuộc khi 1 hay nhiều biến độc lập thay đổi. Công cụ này được gọi là What-If Analysis trong excel.
Xem thêm:
1. Cách tính độ nhạy trong Excel cho Data Table 1 chiều (một biến theo dòng hoặc theo cột)
Các bạn đọc kỹ yêu cầu của bài toán dưới đây để hiểu về tính năng dự đoán độ nhạy của dữ liệu trong Excel (What If Analysis) và áp dụng trong các tình huống cụ thể trong công việc.
Mô tả một bài toán áp dụng What-If Analysis hay Data table để phân tích dữ liệu.
Bài toán tính Lợi Nhuận bán hàng dựa trên Doanh thu và chi phí
[LỢI NHUẬN = DOANH THU – CHI PHÍ]
Lập công thức tính ô Lợi Nhuận
Vấn đề 1: Hãy lập công thức để tính tự động giá trị của các ô lợi nhuận khi chi phí không thay đổi nhưng Doanh thu thay đổi
- Bước 1: Chuẩn bị thông tin dữ liệu cần dự đoán tự động doanh thu
- Bước 2: Chọn vùng dữ liệu
- Bước 3: Chọn Data/ What If Analysis/ Data Table…
- Bước 4: Chọn thông tin dự đoán
- Bước 5: Nhấn OK để xem kết quả
Vấn đề 2: Hãy lập công thức để tính tự động giá trị của các ô lợi nhuận khi Doanh thu không thay đổi, nhưng chi phí thay đổi
Các bạn thực hiện tương tự như Vấn đề 1, chỉ thay đổi giá trị của Dòng (Row) Thay cho Cột (Column) trong hộp thoại Data Table…
2. Cách tính độ nhạy trong Excel cho Data Table 2 chiều (2 biến theo dòng và cột)
Vấn đề 3: Hãy lập công thức để tính tự động giá trị của các ô lợi nhuận khi doanh thu và chi phí đều thay đổi theo các giá trị tương ứng với nhau
- Bước 1: Chuẩn bị vùng chứa dữ liệu
- Bước 2: Tô đen vùng dữ liệu
- Bước 3: Vào Data/ What If Analysis chọn Data Table.…
- Bước 4: Chọn thông tin cho Data Table….
- Bước 5: Kết quả
3. Để có thể sử dụng bảng dữ liệu hiệu quả trong Excel, bạn sẽ cần lưu ý 3 điều sau:
Các ô đầu phải nằm trên cùng một trang tính với bảng dữ liệu.
Microsoft Excel sử dụng hàm Table để tính kết quả bảng dữ liệu:
- Đối với bảng dữ liệu 1 biến, một trong hai đối số sẽ bị bỏ qua, tùy thuộc và đối tượng nhưng công thức thì sẽ bị thay đổi luôn.
- Đối với bảng dữ liệu 2 biến, cả hai đối số đều có sẵn.
- Hàm Table được nhập dưới dạng công thức mảng. Tuy vậy, các ô kết quả không được chỉnh sửa riêng lẻ được.
Kết luận
Vậy là Genz.edu.vn đã cùng bạn hoàn thành cách tính độ nhạy trong Excel. Chúc các bạn sẽ hiểu và áp dụng thật tốt Data Table trong excel vào công việc của mình để nâng cao năng suất và hiệu quả của báo cáo.
Để học thêm các mẹo hữu ích trong xử lý dữ liệu, bảng biểu, hãy tham khảo các bài viết về Excel khác của Genz.edu.vn nhé. Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng Genz.edu.vn và hãy theo dõi các bài viết hay khác của chúng mình nhé.
Xin chào các bạn! Mình là Nguyễn Tình, hiện tại mình đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sở thích của mình là đọc sách và sáng tạo nội dung trên các nền tảng facebook, tiktok.
Mục tiêu của mình là trong 2 năm tới sẽ trở thành leader của một nhóm chuyên về content công nghệ. Mình đang chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm mình đã học tập và áp dụng thành công đến với mọi người bằng những bài viết hữu ích và có giá trị. Hy vọng rằng những chia sẻ trên có thể hỗ trợ cho các bạn trong học tập và công việc.
Cảm ơn các bạn đã ghé qua. Chúc mọi người có những trải nghiệm thú vị tại trang web Genz.edu.vn của chúng mình!