Insight là gì? Hướng dẫn cách tìm insight khách hàng chi tiết từ A – Z

Tháng 1 10, 2024

Sự dịch chuyển của Marketing qua 4 thời đại và giờ đây khi Marketing 5.0 đang lên ngôi, việc nắm bắt Insight khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Customer insight có lẽ là cụm từ vốn đã rất phổ biến, nhưng bạn có tự tin rằng mình đã hiểu rõ về Insight khách hàng? Hãy cùng bePOS đọc hết bài viết này để tìm hiểu về insight khách hàng nhé!

Insight là gì? Customer Insight là gì?

insight-khach-hang-la-gi

Customer Insight là gì?

Customer Insight tạm dịch là “sự thật ngầm hiểu về khách hàng”. Để hiểu đúng và chính xác nhất về cụm từ này. Hãy cùng bePOS đọc ví dụ dưới đây:

Chị A là khách hàng tiềm năng của công ty X. Để bán được sản phẩm của mình cho chị A, công ty X cần nghiên cứu nhu cầu, sở thích, hành vi mua hàng của chị A và từ đó đưa ra những cách “chào hàng” phù hợp nhất, thu hút nhất với chính xác nhu cầu của chị A.

Vậy, qua ví dụ trên, bạn có thể dễ dàng hiểu hơn về Insight khách hàng: Insight khách hàng chính là hành động bạn tìm hiểu hành vi xu hướng của khách hàng tiềm năng dựa trên những data thu được, từ đó thực hiện các hành động như cải thiện chất lượng, dịch vụ và mục đích cuối chính là để đôi bên đều có lợi.

>>> Xem thêm: LOYALTY MARKETING LÀ GÌ? 4 CÁCH GIỮ CHÂN KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT

Tìm insight khách hàng quan trọng tới mức nào?

Giai đoạn “sản phẩm là trung tâm” đã kết thúc cách đây hàng chục năm, giờ đây “khách hàng là trung tâm” chính là yếu tố cốt lõi để thương hiệu thành công, doanh nghiệp bán được hàng. Quá trình thu thập insight khách hàng sẽ tạo ra ba lợi ích lớn nhất dưới đây:

Tăng doanh thu và thị phần

Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp cũng chính là lợi ích lớn nhất mà insight khách hàng có thể đem lại. Đầu tư vào việc nghiên cứu insight khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ đâu là bước đi chủ chốt trong hoạt động. Từ đó tập trung vào yếu tố có thể thu hút và thuyết phục khách hàng nhất, việc này không chỉ đem lại hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm thời gian.

loi-ich-cua-customer-insight

Nghiên cứu insight khách hàng giúp tăng doanh thu

Tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ

Nếu bạn và đối thủ có cùng chung một sản phẩm, dịch vụ và đặc tính – đâu sẽ là yếu tố giúp bạn đánh bật đối thủ? Đó chính là mức độ thấu hiểu của thương hiệu với khách hàng. Để là người dẫn đầu thị trường, nghiên cứu khách hàng sẽ tạo ra cơ hội khai thác những yếu tố chưa ai biết, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh gấp 10 lần.

Giúp thay đổi các chiến lược ngắn, trung, dài hạn

Một lợi ích thú vị mà insight khách hàng có thể đem tới đó là dễ dàng thay đổi chiến lược theo thị trường. Nếu doanh nghiệp của bạn nghiên cứu khách hàng và đánh giá nhu cầu thị trường thường xuyên, công ty có thể đề xuất những thay đổi phù hợp và hiệu quả hơn trong từng giai đoạn.

Nhu cầu của khách hàng thay đổi theo thời gian. Để thống lĩnh được thị trường, doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và nắm bắt xu hướng nhanh chóng.

Xem ngay bài hay nhất:  Chỉ số CPM và CPC trong Facebook Ads là gì? Cách lựa chọn để

Nhược điểm của Customer Insight

Thoạt nghe có sự nghịch lý, tại sao Customer Insight lại có nhược điểm? Thực tế, sở thích của con người thay đổi rất nhanh, đặc biệt khi họ bị tác động bởi một sự kiện lớn nào đó – việc này sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp khó theo kịp tốc độ ấy.

nhuoc-diem-customer-insight

Nhược điểm của Customer Insight

Bên cạnh đó, customer insight không thể áp dụng cho mọi tệp đối tượng. Mỗi doanh nghiệp cần đưa ra một chân dung khách hàng tiềm năng cụ thể, từ đó mới bắt đầu đi nghiên cứu và xây dựng customer insight.

>>> Xem thêm: MÔ HÌNH 4P TRONG MARKETING LÀ GÌ? CÁCH ỨNG DỤNG 4P HIỆU QUẢ DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Cách xác định insight khách hàng

Đọc tiếp bài viết dưới đây để cùng bePOS tìm hiểu cách xác định insight khách hàng:

Bước 1: Xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng (Customer Avatar)

Đây là bước phác họa chân dung đối tượng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới: sở thích, thói quen, thu nhập, nơi sinh sống,… Bên cạnh đó những thông tin cơ bản như tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân.. cũng cần lưu ý, phụ thuộc vào từng ngành nghề mà bạn đang kinh doanh.

Đưa ra một bức tranh toàn cảnh về khách hàng của bạn là bước đầu tiên trong quá trình xác định customer insight.

Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng tiềm năng (Customer)

Nhu cầu hiện tại của khách hàng là gì? Nhu cầu lâu dài của khách hàng là gì? Khách hàng tìm đến và mua sản phẩm của bạn là vì họ có nhu cầu. Nhu cầu này có thể xuất phát từ cảm xúc, lý trí hay những tâm lý ngầm phía bên trong suy nghĩ của họ. Nhiệm vụ của những người bán sản phẩm chính là tìm ra và phân loại, gọi tên những nhu cầu đó.

Hãy lên danh sách các nhóm nhu cầu của khách hàng để tìm ra insight một cách chính xác nhất.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (Competitor)

Cách tìm kiếm khách hàng nhanh và hiệu quả nhất chính là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Khách hàng của đối thủ cũng chính là khách hàng của bạn. Vì thế, hãy nghiên cứu mọi hoạt động, hành vi của đối thủ trên các nền tảng họ đang kinh doanh và đánh giá ưu điểm, nhược điểm, cách họ đang tiếp cận khách hàng và đặc biệt, họ đang hướng tới nhóm nhu cầu nào của khách hàng.

Đừng bỏ qua nguồn tham khảo giá trị này vì có thể đó là những thương hiệu đã đi trước, đã thực hiện những bước xác định customer insight và có thể bạn sẽ tìm ra những điểm mù mà họ không nhìn thấy?

Bước 4: Bắt tay vào khảo sát thực tế

Tất cả vẫn chỉ là lý thuyết suông nếu như bạn không tiếp cận tới khách hàng thực sự của mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình thực sự hiểu khách hàng của mình muốn gì nếu chỉ ngồi không, thậm chí ngay cả khi bắt tay vào khảo sát bạn cũng không thể chắc chắn 100% điều mà họ mong muốn.

Bằng cách tiếp xúc, giao tiếp và nói chuyện với họ, bạn có thể hiểu được những suy nghĩ, động cơ thúc đẩy họ mua hàng là gì, từ đó tổng hợp những thông tin giá trị cho quá trình nghiên cứu.

Trong một vài trường hợp, việc quan sát đối tượng từ xa cũng đem lại những hiệu quả nhất định thông qua những hành động, cử chi của họ đối với những người khác như nhân viên, khách hàng…

Tóm lại, ở bước này – hãy cố gắng tìm hiểu và đào sâu càng nhiều càng tốt về cử chỉ, hành động, suy nghĩ thật sự của khách hàng.

Bước 5: Thu thập và tổng kết số liệu

Xem ngay bài hay nhất:  Hướng dẫn tạo tài khoản bán hàng trên Etsy (Part 1)

Sau khi hoàn thành bốn bước trên, nếu làm tốt chắc chắn bạn đã có trong tay một tệp thông tin hữu ích về khách hàng bao gồm: chân dung khách hàng, bộ khảo sát thực tế, chân dung đối thủ…. Việc làm của bạn bây giờ chính là sắp xếp và tổng kết các số liệu trên.

Bước 6: Phân tích chính xác số liệu

Đây là bước làm quan trọng, đòi hỏi sự trung thực và tỉ mỉ của marketers. Đồng thời, người làm phân tích số liệu cần có kỹ năng phân tích và tổng hợp, từ đó đưa ra những kết luận giá trị và chính xác. Quá trình phân tích số liệu càng tỉ mỉ, kết quả cho Customer Insight càng hiệu quả.

Bước 7: Xác định Insight khách hàng

Hoàn thiện toàn bộ sáu bước trên, chắc chắn doanh nghiệp sẽ có cơ sở chính xác tới 99% về insight khách hàng.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng insight khách hàng cho bất kỳ chiến dịch marketing nào, bạn cần kiểm chứng lại độ chính xác và phù hợp của insight khách hàng.

5 công cụ hỗ trợ nghiên cứu Insight khách hàng

Google Analytics

Đây là công cụ mà mọi Marketer đều sử dụng. Google sẽ cho ra những kết quả chính xác nhất về các vấn đề mà khách hàng đang quan tâm, họ đến từ đâu, họ thường ghé thăm website của bạn vào thời điểm nào… Tất cả sẽ có trong Google Analytics, đây là công cụ được đánh giá là dễ dùng và hiệu quả.

google-analytics-giup-phan-tich-insights

Google Analytics giúp phân tích Insights

Google Trends

Một công cụ nữa đến từ nhà Google – Google Trends giúp bạn tìm kiếm những chủ đề thịnh hành nhất trong ngày, chủ đề đang được khách hàng quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trong khoảng thời gian tùy chọn.

Đây cũng là một công cụ top 1 được các Marketer sử dụng thường xuyên trong hoạt động nghiên cứu Insight của khách hàng.

phan-tich-khach-hang-google-trends

Google Trends công cụ phân tích khách hàng

Youtube Analytics

Youtube Analytics là công cụ không còn xa lạ với các youtuber. Nếu doanh nghiệp của bạn đang sở hữu kênh youtube, bạn có thể xây dựng được chân dung khách hàng chỉ bằng một nút nhấn.

Youtube-analytics-phan-tich-insight-khach-hang

Công cụ Youtube Analytics phân tích insight khách hàng

Nhấp chuột vào “demographics”, mọi thông tin chính xác về số lượng người xem video, tuổi tác, vị trí của họ ở đâu. Hoặc họ thường rời khỏi video vào giai đoạn nào. Từ đó có những sự cải tiến nội dung video cho phù hợp với insight của khách hàng. Từ đó, bạn có thể sản xuất những nội dung phù hợp giúp tăng lượt xem Youtube hiệu quả hơn.

Social Mention

Nếu bạn đang sử dụng social media là nền tảng chính trong việc truyền thông sản phẩm của mình, Social Mention là công cụ hiệu quả.

cong-cu-ho-tro-nghien-cuu-insight-khach-hang-social-mention

Social Mention giúp phân tích sở thích khách hàng

Social Mention sẽ đưa ra cho bạn những kết quả về hành vi, sở thích và cách khách hàng thường tiếp cận với thương hiệu của bạn là gì.

Thông tin trên Facebook

Facebook là một công cụ giúp bạn dễ dàng phân tích thời gian thực mà khách hàng thường lướt mạng, các nội dung họ thường yêu thích là gì?

Sự khác biệt của Insight và Market research

insight-va-market-research-khac-gi

Sự khác biệt giữa Insight và Market research

Market research là việc thu thập thông tin về khách hàng và thị trường. Nó cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, quy mô, đối thủ cạnh tranh, và đối tượng khách hàng trong thị trường ấy.

Khảo sát thị trường cung cấp số liệu và kiến thức về thị trường. Insight cũng bao gồm những hoạt động tương tự, nhưng nó mang tính chất gợi ý những hành động có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Nói cách khác, insight vừa cung cấp các số liệu cần thiết, vừa giải thích doanh nghiệp cần thực hiện những chiến lược gì từ những data mà doanh nghiệp đã thu thập.

Xem ngay bài hay nhất:  Tổng hợp 31 cách tăng traffic cho website hiệu quả nhất 2022

Tóm lại, market research giải thích thị trường và khách hàng của doanh nghiệp là ai, còn insight giải thích tại sao khách hàng lại thực hiện những hành vi trên thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng, sự gắn bó và sự tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Tổng Kết

Có thể thấy rằng, cho dù bạn đang làm việc tại lĩnh vực nào, việc tìm ra insight khách hàng là rất quan trọng. Insight khách hàng giúp bạn hiểu rõ về đối tượng mục tiêu cũng như cải thiện sản phẩm của chính công ty dựa trên nhu cầu của khách hàng. Hy vọng với những kiến thức phía trên, bạn đọc đã hiểu rõ Insight khách hàng là gì và cách nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng. Chúc các bạn thành công!

FAQ

Insight khách hàng là gì?

Customer Insight tạm dịch là “sự thật ngầm hiểu về khách hàng”. Để hiểu đúng và chính xác nhất về cụm từ này. Hãy cùng bePOS đọc ví dụ dưới đây:

Chị A là khách hàng tiềm năng của công ty X. Để bán được sản phẩm của mình cho chị A, công ty X cần nghiên cứu nhu cầu, sở thích, hành vi mua hàng của chị A và từ đó đưa ra những cách “chào hàng” phù hợp nhất, thu hút nhất với chính xác nhu cầu của chị A.

Vậy, qua ví dụ trên, bạn có thể dễ dàng hiểu hơn về Insight khách hàng: Insight khách hàng chính là hành động bạn tìm hiểu hành vi xu hướng của khách hàng tiềm năng dựa trên những data thu được, từ đó thực hiện các hành động như cải thiện chất lượng, dịch vụ và mục đích cuối chính là để đôi bên đều có lợi.

Insight khác gì Market Research?

Market research là việc thu thập thông tin về khách hàng và thị trường. Nó cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, quy mô, đối thủ cạnh tranh, và đối tượng khách hàng trong thị trường ấy.

Insight cũng bao gồm những hoạt động tương tự, nhưng nó mang tính chất gợi ý những hành động có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Nói cách khác, insight vừa cung cấp các số liệu cần thiết, vừa giải thích doanh nghiệp cần thực hiện những chiến lược gì từ những data mà doanh nghiệp đã thu thập.

Tìm insight khách hàng quan trọng tới mức nào?

Giai đoạn “sản phẩm là trung tâm” đã kết thúc cách đây hàng chục năm, giờ đây “khách hàng là trung tâm” chính là yếu tố cốt lõi để thương hiệu thành công, doanh nghiệp bán được hàng. Quá trình thu thập insight khách hàng sẽ tạo ra ba lợi ích lớn nhất dưới đây:

  • Tăng doanh thu và thị phần: Mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp cũng chính là lợi ích lớn nhất mà insight khách hàng có thể đem lại. Đầu tư vào việc nghiên cứu insight khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ đâu là bước đi chủ chốt trong hoạt động.
  • Tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ: Nếu bạn và đối thủ có cùng chung một sản phẩm, dịch vụ và đặc tính – đâu sẽ là yếu tố giúp bạn đánh bật đối thủ? Đó chính là mức độ thấu hiểu của thương hiệu với khách hàng.
  • Giúp thay đổi các chiến lược ngắn, trung, dài hạn: Một lợi ích thú vị mà insight khách hàng có thể đem tới đó là dễ dàng thay đổi chiến lược theo thị trường. Nếu doanh nghiệp của bạn nghiên cứu khách hàng và đánh giá nhu cầu thị trường thường xuyên, công ty có thể đề xuất những thay đổi phù hợp và hiệu quả hơn trong từng giai đoạn.
  • Giải thích tại sao khách hàng lại thực hiện những hành vi trên thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng, sự gắn bó và sự tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Địa chỉ trực tiếp bóng đá Xoilac TV

Website Cakhia Link TV

Trực tiếp bóng đá 90PhutTV HD