Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Amazon Seller mới nhất, cực kỳ

Tháng Một 10, 2024

Gần đây, những thông tin hướng dẫn cách đăng ký tài khoản Amazon tại Việt Nam nhan nhãn trên Google. Nhưng khi vừa tiến hành thực hiện, bạn lại bắt đầu bối rối vì chưa có một nền tảng kiến thức nào cả. Không quá để nói rằng bạn thật may mắn khi đọc được bài viết này, vì ở đây chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức chi tiết nhất giúp bạn lập tài khoản bán hàng Amazon.

Hiện tại, Amazon cung cấp cho người bán hai loại tài khoản để chọn lựa: tài khoản cá nhân (Individual) và tài khoản bán hàng Amazon chuyên nghiệp (Professional). Nếu doanh nghiệp có ý định kinh doanh trên Amazon, Onbrand khuyến khích bạn nên đăng ký tài khoản Professional ngay từ đầu.

1. Tài khoản Amazon là gì?

Không chỉ riêng Amazon, mà khi bạn muốn tham gia bán hàng trên bất cứ sàn thương mại điện tử nào bạn cũng cần đăng ký một tài khoản bán hàng đi kèm những cam kết và quy định trong “sân chơi” đó.

Tài khoản bán hàng Amazon (Amazon sellers) cho phép doanh nghiệp có thể bán các sản phẩm vật lý thông qua trang thương mại điện tử Amazon. Nó cũng cho phép Amazon quản lý các vấn đề như shipping, xử lý đơn hàng và lưu trữ sản phẩm trong kho của Amazon.

Với tài khoản Amazon, bạn có thể bán hàng bằng cả 2 hình thức FBM và FBA. Trong đó FBA chính là “cú nổ” lớn, tạo nên thành công của Amazon như ngày hôm nay. Dễ hiểu thôi! Vì nó đáp ứng nhu cầu của cả hai bên: khách hàng và người bán.

Xem thêm Giới thiệu về bán hàng FBA tại đây:

Bán hàng FBA và dịch vụ thực thi bán hàng trên Amazon

Tại sao tạo tài khoản bán hàng Amazon lại khó khăn như vậy?

Có lẽ các bạn sẽ không tin nếu như tôi nói việc tạo tài khoản người bán trên Amazon là một trong những bước khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì của bạn nhất. Nhưng nếu như bạn hiểu phương châm kinh doanh của CEO Amazon. Jeff Bezos – tỉ phú giàu nhất thế giới, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành (CEO) Amazon đã từng nói: “Chúng tôi không kiếm tiền từ việc bán hàng. Chúng tôi kiếm tiền từ việc giúp khách hàng đưa ra quyết định mua sắm” thì tôi tin rằng bạn sẽ hiểu được lý do thắt chặt việc lập tài khoản trên Amazon như vậy.

Đối với Amazon, khách hàng là trên hết, chính vì vậy người bán sẽ bị kiểm duyệt rất gắt gao để có thể mang đến những sản phẩm cũng như trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Điều này giải thích lý do tại sao việc đăng ký tài khoản Amazon lại khó khăn như vậy.

2. Hai loại tài khoản Amazon doanh nghiệp cần biết để lựa chọn

3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ gì trước khi tạo tài khoản Amazon Việt Nam

Đăng ký tài khoản trên Amazon không hề đơn giản và “dễ qua” như những trang thương mại điện tử (TMĐT). Vì thế, trước khi đăng ký, seller cần phải tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị chu đáo mọi thủ tục, giấy tờ cần thiết.

Xem thêm: Hướng dẫn bán bán hàng trên Amazon từ A – Z cho doanh nghiệp tại đây

3.1. Người liên hệ (quản lý tài khoản bán hàng chuyên nghiệp)

Với doanh nghiệp, tên người quản lý tài khoản chính là tên đăng ký cũng là tên trên các giấy tờ kê khai với Amazon.

Xem ngay bài hay nhất:  41 Cách Tăng Like Fanpage Tự Nhiên Hoàn Toàn Miễn Phí Dễ Làm

Ví dụ: Giám đốc có thể ủy quyền cho nhân viên quản lý trang bán hàng trên Amazon. Nhưng trong quá trình đăng ký, mọi giấy tờ thủ tục đều đứng tên giám đốc thì giám đốc phải là người đứng tên của tài khoản Amazon đã đăng ký.

3.2. Hộ chiếu/ CMND/ Căn cước công dân/ Giấy phép lái xe

– Tên trên giấy tờ trùng khớp với tên đầy đủ trong tài khoản Amazon bạn đăng ký.

– Bản chụp giấy tờ phải sắc nét, rõ ràng, có màu và không bị che lấp thông tin. Hình ảnh phải hiển thị đầy đủ trang hộ chiếu hoặc hai mặt của chứng minh nhân dân/bằng lái xe.

– Nếu bạn nộp bản chụp hộ chiếu, lưu ý hộ chiếu phải có chữ ký của chủ hộ chiếu.

– Tất cả thông tin trên giấy tờ phải khớp với các thông tin khai báo với Amazon.

– Các giấy tờ không có song ngữ như CMND/ Căn cước công dân/ Giấy phép lái xe cần được dịch thuật công chứng.

giay-to-chuan-bị-de-tạo-tai-khoan-amazon

3.3. Sao kê thẻ tín dụng/ tài khoản ngân hàng

– Địa chỉ trên sao kê phải trùng khớp với địa chỉ đăng ký tài khoản Amazon của bạn.

– Sao kê thẻ tín dụng hoặc sao kê ngân hàng phải là sao kê gốc được ngân hàng cấp trong vòng 90 ngày trước. Không được chụp hình thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ.

– Đối với tài khoản cá nhân, tên trên sao kê cần trùng khớp với tên trong giấy tờ chứng minh nhân dân/hộ chiếu/bằng lái xe bạn nộp, và cũng trùng khớp với tên đăng ký tài khoản Amazon. Đối với tài khoản cho công ty, tên trên sao kê phải trùng khớp với tên đơn vị pháp lý trong đăng ký tài khoản Amazon.

– Thông tin trên sao kê phải trùng khớp với thông tin Hộ chiếu/CMND/GPLX và các thông tin đã khai với Amazon.

Lưu ý: Cho dù là sao kê song ngữ thì vẫn nên đem đi dịch thuật vì phần lớn các sao kê song ngữ không dịch các thông tin cá nhân qua tiếng Anh như địa chỉ, tên công ty,…

3.4. Hóa đơn điện/nước/internet công ty

– Hóa đơn phải là hóa đơn điện, nước, ga, Internet được cấp bởi công ty cung cấp dịch vụ. Hóa đơn phải được cấp trong vòng 90 ngày trước.

– Hóa đơn cần được dịch thuật công chứng, scan rõ ràng

3.5. Giấy phép kinh doanh

– Giấy phép kinh doanh cần được dịch thuật công chứng, scan rõ ràng.

– Các thông tin phải được khớp từng chữ so với các giấy tờ ở trên và thông tin khai với Amazon.

3.6. Tạo email chuyên nghiệp (Seller Account, Professional selling plan)

Doanh nghiệp có hai lựa chọn về email khi kinh doanh trên Amazon:

  • Sử dụng địa chỉ email đã có của doanh nghiệp.
  • Tạo địa chỉ email mới chỉ dành riêng cho việc bán hàng trên Amazon.

Onbrand khuyên doanh nghiệp nên tạo một email mới để dễ quản lý hơn. Vì hầu như, mọi vấn đề Amazon đều trao đổi trực tiếp với seller qua email.

Lưu ý: Địa chỉ email sử dụng chưa từng được dùng để đăng ký tài khoản trên Amazon và chưa có bất kỳ seller nào khác dùng thì bạn mới được duyệt.

3.7. Số điện thoại

Bên cạnh địa chỉ email thì số điện thoại cũng là một phần không thể thiếu trong khâu chuẩn bị cho việc tạo tài khoản trên Amazon. Cũng như địa chỉ email, doanh nghiệp có thể sử dụng số điện thoại hiện có hoặc dùng một số mới hoàn toàn. Doanh nghiệp cần lưu ý, số điện thoại phải chưa từng được đăng ký tài khoản trên Amazon trước đây thì mới được duyệt.

3.8. Tài khoản nhận tiền về từ Amazon

Amazon là hình thức kinh doanh online. Doanh nghiệp cần phải đăng ký tài khoản của các công ty hoạt động trong lĩnh vực TMĐT có cung cấp dịch vụ chuyển tiền qua Internet để nhận tiền về từ Amazon.

Hiện tại, doanh nghiệp có thể đăng ký tài khoản Paypal, PingPong (cả hai đều có đội ngũ hỗ trợ khách hàng ở Việt Nam). Bên cạnh đó, khách hàng cũng có đăng ký tài khoản của Hyperwallet. Tuy nhiên, Hyperwallet chưa có đội ngũ support tại Việt Nam nên khá khó và bất lợi cho doanh nghiệp sử dụng.

3.9. Thẻ Visa/Master Card Credit

Nếu đăng ký tài khoản bán hàng chuyên nghiệp trên Amazon thì mỗi tháng doanh nghiệp phải chi $39.99 để duy trì tài khoản. Vậy nên, ngay bước đầu, Amazon cần seller cung cấp tài khoản visa hoặc master card credit để thanh toán.

4. Quy định về thủ tục cho tài khoản bán hàng chuyên nghiệp trên Amazon 2020

Amazon có những quy định riêng về các giấy tờ thủ tục khi đăng ký tài khoản. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định từ Amazon đưa ra thì mới có thể qua được vòng xét duyệt.

Xem ngay bài hay nhất:  6 Cách Seo Web hiệu quả và nhanh chóng mới nhất - DIGISTAR

4.1. Những quy định chung

Amazon đưa ra những quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thự hiện theo nếu muốn đăng ký tài khoản thành công:

  • Các giấy tờ cần được scan có màu bằng máy, không mất góc, lóa sáng, hình ảnh rõ ràng.
  • Các giấy tờ đều phải là những giấy tờ chính thức của doanh nghiệp được nhà nước công nhận cấp phép.
  • Tất cả các văn bản cần có cả bản tiếng Việt và tiếng Anh (CMND, giấy phép kinh doanh, sao kê ngân hàng,…)
  • Khi nộp thủ tục đăng ký, doanh nghiệp phải gửi cả giấy tờ gốc và bản dịch đã được công chứng trong cùng 1 file.
  • Các file hình ảnh scan phải có dung lượng nhỏ hơn 10MB.
  • Các định dạng được chấp nhận cho hình ảnh là: *.png, *.tiff, *.tif, *.jpg, *.jpeg và *.pdf

4.2. Yêu cầu về Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/bằng lái xe

Doanh nghiệp có thể chọn 1 trong 3 loại giấy tờ: CMND, hộ chiếu hoặc bằng lái xe để đăng ký thủ tục với Amazon. Dù seller chọn loại giấy tờ nào thì cũng cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Tên trên giấy CMND/ hộ chiếu/ bằng lái xe phải trùng với tên đăng ký tài khoản Amazon
  • Các loại giấy này cần được dịch và công chứng bản tiếng Anh.
  • Nếu doanh nghiệp dùng hộ chiếu thì cần phải có chữ ký của chủ hộ chiếu.
  • CMND/bằng lái xe thì phải chụp rõ ngày cấp và ngày hết hạn và đến khi nộp cho Amazon vẫn còn hạn.

Lưu ý khi đăng ký tài khoản bán hàng chuyên nghiệp trên Amazon

  • Trong trường hợp CMND/bằng lái xe không có ngày hết hạn, seller có thể điền 20 năm từ ngày cấp.
  • Khi chụp hai mặt của giấy CMND/bằng lái xe, seller cần gộp hình chụp cả hai mặt vào cùng 1 file và đăng lên Seller Central.
  • Ngày tháng năm sinh trong giấy tờ cần phải trùng với ngày tháng năm sinh trong tài khoản đăng ký bán hàng Amazon.

4.3. Quy định về các giấy tờ sao kê

Ngoài CMND/bằng lái xe/hộ chiếu là giấy tờ bắt buộc phải có thì doanh nghiệp còn cần phải sao kê thêm một số giấy tờ khác:

  • Thẻ tín dụng (credit card)
  • Sao kê ngân hàng
  • Hóa đơn điện/ nước/ Internet

Các quy định về những giấy tờ sao kê doanh nghiệp cần lưu ý

  • Doanh nghiệp không được dùng Debit card. Nếu sử dụng Debit card, Amazon sẽ từ chối duyệt thông tin đăng ký.
  • Sao kê thẻ tín dụng cần được thực hiện bởi ngân hàng. Đặc biệt, tài khoản cần phải mở trước đó và sao kê phải chứa thông tin giao dịch từ 90 ngày trước.
  • Hóa đơn điện/nước/gas/Internet phải được cấp bởi công ty cung cấp dịch vụ chính quy. Hóa đơn cần phải được cấp trong vòng 90 ngày trước khi lập tài khoản.
  • Tên trong giấy tờ sao kê cần trùng khớp với tên của tên cá nhân quản lý tài khoản của doanh nghiệp

5. Cách tạo tài khoản Amazon chỉ trong 6 bước – Amazon Seller Account

Sau khi đã chuẩn bị toàn bộ giấy tờ, thủ tục cần thiết, doanh nghiệp đã có thể bắt tay vào đăng ký tài khoản bán hàng chuyên nghiệp trên Amazon.

5.1. Đăng ký tài khoản bán hàng – Xác minh danh tính người bán ( Seller Identity Verify)

Có 2 cách để mở trang đăng ký tài khoản Amazon:

Cách 1: Truy cập vào trang https://www.amazon.com/

Trang hiện ra, seller kéo xuống phía dưới và click vào Sell on Amazon

lap-tai-khoan-amazon

Tiếp tục click vào Sign up

cach-lap-tai-khoan-amazon

Khi đó, trên màn hình máy tính sẽ hiện ra khung như bên dưới. Seller tiếp tục click vào Create your Amazon account để đăng kỳ tài khoản bán hàng.

lap-tai-khoan-ban-hang-tren-amazonKhung đăng ký hiện ra, seller nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu và nhấn Next. Sẽ có mã OTP gửi đến địa chỉ email bạn đã đăng ký để xác minh.

tai-khoan-chuyen-nghiep-tren-Amazon

Cách 2: Truy cập vào trang https://www.sellercentral.amazon.com

Nhấp vào tiếp vào Sign in

Khi đó, trên màn hình máy tính sẽ hiện ra khung điền thông tin, và các bạn làm như các bước đã hướng dẫn như cách trên.

5.2. Khai báo Legal Name

Sau khi đã đăng ký, bạn sẽ khai báo Legal name, đây chính là tên cửa hàng của bạn trên Amazon mà người mua hàng sẽ nhìn thấy sau khi bạn đăng ký thành công (tên này có thể thay đổi về sau nếu muốn). Nhập xong chúng ta sẽ nhấn Next.

dang-ky-tai-khoan-ban-hang-amazon

Khai báo Legal name

Lưu ý: Form đăng kí tài khoản của Amazon thay đổi liên tục nên đôi lúc thứ tự các bước sẽ không đúng cũng như có vài thông tin yêu cầu thêm, tuy nhiên nếu đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì bạn yên tâm là sẽ không nằm ngoài những giấy tờ đó

Xem ngay bài hay nhất:  Cách Đăng ký, Đăng nhập tại khoản trên Shopee nhanh chóng

5.3. Khai báo thông tin doanh nghiệp

Seller tiếp tục nhập các thông tin cần thiết về công ty như: số điện thoại, website của công ty (nếu có), địa chỉ,… Seller cần nhập cẩn thận và chính xác vì đây là những thông tin quan trọng dùng về sau. Nhập hoàn tất, chúng ta click vào Text me now để nhận code xác minh được gửi về số điện thoại đã dùng đăng ký.

cach-tao-tai-khoan-tren-amazon

Sau khi đã nhận được mã code, chúng ta nhập mã code vào Verify. Sau khi xác minh thành công, seller sẽ nhận được thông báo Verification Successfully Complete (chữ màu xanh). Nhấn Next để tiếp tục.

dang-ky-tai-khoan-ban-hang-amazon

5.4. Thiết lập phương thức thanh toán

Ngay khi thấy hiện ra Set up your billing method, seller nhập đầy đủ thông tin thẻ Visa/Master Credit vào. Đây sẽ là phần điền thông thẻ Credit để Amazon có thể charge các loại phí như: Duy trì tài khoản 39,99$, quảng cáo,…

Tại dòng chữ Set up your deposit method, seller nhập tài khoản ngân hàng nhận thanh toán từ Amazon vào. Đây là thông tin cần thiết để doanh nghiệp thanh toán phí và nhận tiền về từ Amazon.

Chúng ta có thể sử dụng các Payout – Platform như Payoneer, PingPong để nhận tiền bán hàng từ Amazon. Vì Amazon ở thị trường nào thì chỉ chuyển tiền cho ngân hàng ở thị trường đó, chính vì thế ta cần sử dụng các payout platform để có được tài khoản ngân hàng ảo tại đó.

Các thông tin về Deposit Method, bạn chỉ cần đăng nhập vào các Payout Platform là có thể dễ dàng lấy được. Các nền tảng như Payoneer, PingPong đều có hỗ trợ tiếng việt; đồng thời đội ngũ support có sử dụng tiếng Việt nên bạn có thể dễ dàng liên hệ mà không gặp trở ngại gì.

Sau khi điền hoàn tất, chúng ta click Next để tiếp tục.

cach-dang-ky-tai-khoan-amazon

5.5. Khai báo thuế và danh mục hàng sẽ bán trên Amazon

Bạn cần click vào Start tax interview, nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu và nhấn Submit khi hoàn thành.

lap-tai-khoan-ban-hang-tren-amazon

huong-dan-tao-tai-khoan-amazon

dang-ky-tai-khoan-tren-amazon

12

Click vào Exit interview để chuyển sang bước tiếp theo

13

Trả lời các câu hỏi hiện ra theo thực tế của bạn. Sau khi hoàn thành click Next.

cach-dang-ky-tai-khoan-amazon

Cuối cùng là categories, tick chọn (bạn nên chọn tất cả sẽ tiện nếu sau này bán nhiều mặt hàng khác nhau, không phải tốn công tạo tài khoản, khai báo lại từ đầu).

Sau khi đã tick thì click “Finish”.

cach-tao-tai-khoan-amazon

Đến đây, doanh nghiệp đã đăng ký thành công tài khoản bán hàng trên Amazon. Seller có thể click vào Return to sign in để quay lại và đăng nhập vào xem tài khoản của mình hiện có.

5.6. Xác minh 2 bước

Xác minh danh tính người bán bước 1

Sau khi hoàn thành các bước đăng ký tài khoản, bạn cần upload các giấy tờ đã chuẩn bị để xác minh tài khoản. Đăng nhập vào tài khoản và nhấn Apply để upload tài liệu. Sau khi tài liệu đã được Upload, bạn nhấn Submit và chờ trong giây lát. Amazon sẽ gửi mail thông báo đến địa chỉ mail mà bạn đã dùng đăng ký tài khoản. Nếu có gì thiếu sót và trục trặc, chưa xác minh được thì bạn chỉ cần bổ sung theo thông báo của Amazon. Amazon sẽ phản hồi trong 1-2 ngày. Mọi trao đổi Amazon cũng sẽ trao đổi với doanh nghiệp qua email.

dang-ky-tai-khoan-amazon-tren-dien-thoai

Xác minh tài khoản Amazon bước 2: Seller Performance Review

Sau khi vào được Seller Central, thông thường khoảng 99% tài khoản của bạn sẽ hiện thông báo:

Xac-minh-tai-khoan-amazon

Lúc này, tại Dashboard của Seller Central chọn Account Health => View Appeal

Xac-minh-tai-khoan-amazon-buoc-2

Bạn điền đầy đủ các thông tin, sau đó đính kèm 2 file Hóa đơn điện/nước/internet và Giấy phép kinh doanh như đã chuẩn bị từ trước rồi nhấn Submit

huong-dan-lap-tai-khoan-amazon

Amazon sẽ phản hồi lại trong vòng 2-3 ngày. Nếu có gì thiếu sót và trục trặc, chưa xác minh được thì bạn chỉ cần bổ sung theo thông báo của Amazon.

Sau khi xác minh tài khoản Amazon, xem như bạn đã hoàn thành xong các bước tạo tài khoản Amazon.

6. Có cách tạo tài khoản Amazon trên điện thoại không?

Có một điều chúng tôi phải khẳng định rằng: Không nên tạo tài khoản Amazon trên điện thoại!

Nó có một số trở ngại sau:

  • Giao diện điện thoại khó thao tác
  • Tốc độ tải chậm hơn
  • Khó đối chiếu giấy tờ trên một màn hình nhỏ
  • Thiết kế của trang tạo tài khoản Amazon không tối ưu cho giao diện điện thoại, một số bước sẽ gặp trục trặc

Nếu thật sự nghiêm túc trong việc bán hàng trên Amazon, chuyện tạo tài khoản Amazon đối với bạn thật sự là điều quan trọng. Nên việc lựa chọn thiết bị máy tính để tối ưu trong quá trình tiến hành là điều hiển nhiên, không cần phải bàn cãi thêm.

Kết luận

Việc tạo tài khoản trên Amazon sẽ không khó khăn nếu không xuất hiện những trường hợp bán tài khoản vô tội vạ. Cách đây vài năm, việc lập tài khoản Amazon tại Việt Nam không gắt gao như hiện tại. Nhưng khi các tài khoản này bán hàng kém chất lượng, thường xuyên bị Amazon kiểm tra và trả hàng, Amazon càng ngày càng thắt chặt hơn. Thật đáng buồn vì điều này, chúng ta tự mình cắt đi con đường xuất khẩu của mình.

Nhưng câu chuyện bán hàng trên Amazon không dừng lại ở khâu đăng ký tài khoản Amazon. Hãy có một kế hoạch hoàn chỉnh và nghiêm túc đối với “sân chơi” này.

Xem thêm:

>> Cách bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu

>> Bán hàng trên Amazon – vấn đề của doanh nghiệp

>> 5 lợi ích bán hàng trên Amazon cho doanh nghiệp