Ngoài cách thông thường trên thì vẫn còn nhiều cách khác để cài đặt pixel vào website hay trang đích.
Tuy nhiên vì nó không thân thiện với người dùng & không phải ai cũng làm được nên nếu thích bạn có thể tự vọc thêm nhé.
Kiểm tra mã pixel đã hoạt động chưa
Có nhiều cách để kiểm tra pixel hoạt động trên website, nhưng trong bài viết này mình sẽ chỉ cho bạn một cách (những cách khác mình sẽ hẹn bạn trong video hoặc một bài viết mới).
Để kiểm tra mã pixel có hoạt động hay không thì mình sẽ cài đặt extension Facebook Pixel Helper.
Bước 1: Cài đặt Facebook Pixel Helper cho trình duyệt (mình thường dùng Chrome).
Bước 2: Truy cập vào website mà bạn đã cài đặt pixel để kiểm tra.
Nếu chỗ extension đã hiện màu xanh lên như hình phía trên thì chứng tỏ bạn đã cài đặt pixel vào website thành công và nó đang hoạt động bình thường.
Cách theo dõi các sự kiện mà người dùng đã thực hiện
Bạn có thể kiểm tra xem trong thời gian qua đã có bao nhiêu người trên website bạn, họ thực hiện những hành vi gì thông qua việc theo dõi thống kê của pixel.
Để kiểm tra các sự kiện, hành vi của người dùng đã truy cập vào website, bạn có thể thực hiện theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Nhấp vào mục “Phân tích“.
Bước 2: Nhấp chọn pixel mà bạn đã cài đặt theo dõi.
Bước 3: Theo dõi các thông số mà bạn muốn bằng cách nhấp vào.
Tại đây bạn có thể xem số lượng người dùng, hành vi của họ trên website và bài viết nào được truy cập nhiều nhất,…
Cách dùng Facebook Pixel
Facebook Pixel sẽ có rất nhiều cách dùng khác nhau dựa trên độ phức tạp và mục đích của các chiến dịch quảng cáo.
Nhưng với kinh nghiệm sử dụng Facebook Pixel cho nhiều chiến dịch trong suốt những năm qua thì chỉ thấy có 3 cách dùng phổ biến là:
Tối ưu hóa chuyển đổi khi chạy quảng cáo dạng Web converstion
Điểm đặc biệt mà nhiều nhà quảng cáo muốn sử dụng Facebook Pixel đó chính là nó có khả năng học được hành vi người dùng.
Trong mỗi chiến dịch quảng cáo bạn sẽ chọn mục tiêu muốn đạt được (thường là mua hàng, hoàn tất đăng ký,…) thì Pixel sẽ học hành vi của những người truy cập vào website, sau đó sẽ tối ưu hóa và phân phối mẫu quảng cáo đến những người có khả năng thực hiện hành vi mua hàng.
Bạn có thể tạo chiến dịch chạy dạng web converstion và chọn mục tiêu bạn muốn để pixel tối ưu theo.
Tạo custom audience để retagerting
Facebook Pixel sẽ cho phép bạn tiếp thị lại tới những ai đã truy cập vào website của bạn.
Ngoài ra còn có một chức năng nữa đó là tạo đối tượng tùy chỉnh cho những ai đã truy cập vào website.
Ví dụ:
Website bạn có hơn 30 bài viết, trong đó chỉ có 1 bài bán hàng và bạn chỉ muốn remarketing lại cho những ai đã truy cập vào bài viết bán hàng ấy thôi thì Facebook Pixel có thể giúp bạn làm điều này bằng cách tạo ra một tệp khách hàng tùy chỉnh.
Mục đích tạo Retarget Custom Audience đó là bạn sử dụng chức năng Facebook Pixel để lưu trữ lại lượng khách hàng click vào sản phẩm, dùng để tiếp thị lại.
Vì có thể vì lý do gì đó khi họ click vào sản phẩm nhưng họ không mua ngay. Nên bạn cần bám đuôi họ thêm vài lần nữa. Kỹ năng này áp dụng tốt cho tất cả các lĩnh vực bán hàng.
Facebook Retarget và Google Remarketing (Display Network) là 2 thứ mà bạn nên quan tâm.
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé