Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm LOOKUP Trong Excel

Tháng mười hai 17, 2022

Hàm LOOKUP trong Excel là 1 trong các hàm tham chiếu, hàm tìm kiếm thường được sử dụng. Hàm LOOKUP là hàm nâng cao hơn so với hàm HLOOKUP và VLOOKUP. Hàm LOOKUP có thể dùng khi bạn cần xem 1 hàng hoặc 1 cột và tìm 1 giá trị từ cùng 1 vị trí trong hàng hay cột thứ hai.

Vậy cách sử dụng hàm LOOKUP trong Excel có khó lắm không? Câu trả lời là khó với người chưa biết còn biết rồi thì lại thấy dễ. Vậy mới phải học chứ :)) Hãy theo dõi hướng dẫn chi tiết về cách dùng hàm LOOKUP ở dưới đây nhé.

Các dạng của hàm LOOKUP: Dạng Vector và dạng Mảng

Để sử dụng hàm LOOKUP bạn có 2 cách sử dụng theo 2 dạng như sau:

  • Dạng Vector: Dùng để tìm 1 giá trị trong phạm vi gồm 1 hàng hoặc 1 cột (gọi là vector) và trả về 1 giá trị từ cùng vị trí đó trong phạm vi thứ 2 gồm 1 hàng hoặc 1 cột. Nên sử dụng dạng vectơ khi bạn muốn xác định phạm vi chứa các giá trị mà bạn muốn so khớp và khi phạm vi cần tìm gồm nhiều giá trị hoặc các giá trị có thể thay đổi.
  • Dạng Mảng: Dùng để tìm kiếm giá trị đã chỉ định trong cột hoặc hàng thứ nhất của mảng và trả về giá trị từ cùng vị trí đó trong cột hoặc hàng cuối cùng của mảng. Nên sử dụng dạng Mảng khi phạm vi tìm kiếm gồm ít giá trị, giá trị không thay đổi và phải được sắp xếp.
Xem ngay bài hay nhất:  Cách cộng trừ ngày tháng trong Excel nhanh nhất - Hữu Thuần

Lưu ý:

– Phạm vi tìm kiếm (vùng chứa giá trị cần tìm) trong hàm LOOKUP phải được sắp xếp theo thứ tự tăng dần để hàm trả về giá trị chính xác.

– Mình khuyên bạn nên sử dụng hàm VLOOKUP hoặc HLOOKUP thay vì sử dụng dạng Mảng của hàm LOOKUP.

Hướng dẫn cách sử dụng hàm LOOKUP trong Excel

1. Dùng hàm LOOUP theo dạng Vector

Cú pháp: =LOOKUP(Giá trị cần tìm,Vùng chứa giá trị cần tìm,Vùng chứa giá trị kết qủa)

Giải thích các giá trị:

  • Giá trị cần tìm: Có thể là số, văn bản, giá trị logic, tên hoặc tham chiếu tới 1 giá trị.
  • Vùng chứa giá trị cần tìm: Có thể là văn bản, số hoặc giá trị logic. Phạm vi chỉ có thể là 1 hàng hoặc 1 cột. Như đã nói ở trên, các giá trị trong vùng cần tìm phải sắp xếp tăng dần: 0, 1, 2, 3,…A, B, C,……để hàm trả về giá trị chính xác. Văn bản không phân biệt chữ hoa hay chữ thường.
  • Vùng chứa giá trị kết quả: Phạm vi chỉ có thể là 1 hàng hoặc 1 cột và phải có cùng kích cỡ với Vùng chứa giá trị cần tìm.

Chú ý:

– Nếu Giá trị cần tìm không có thì nó sẽ lấy giá trị nhỏ hơn gần nhất trong Vùng chứa giá trị cần tìm.

– Nếu Giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong Vùng chứa giá trị cần tìm thì hàm LOOKUP sẽ trả về giá trị lỗi #N/A.

Xem ngay bài hay nhất:  Cách vẽ đường chuẩn trong excel

Ví dụ về hàm LOOKUP theo dạng Vector:

Tham khảo thêm bài hướng dẫn: Cách sử dụng hàm VLOOKUP trong Excel qua ví dụ

2. Dùng hàm LOOKUP theo dạng Mảng

Cú pháp: =LOOKUP(Giá trị cần tìm, Vùng tìm kiếm)

Giải thích các giá trị:

Giá trị cần tìm: Là giá trị hàm LOOKUP cần tìm trong 1 mảng. Giá trị cần tìm có thể là số, văn bản, giá trị logic, tên hoặc tham chiếu đến 1 giá trị.

Vùng tìm kiếm: Là 1 phạm vi ô có chứa văn bản, số, giá trị logic mà bạn cần tìm.

Chú ý:

– Nếu Giá trị cần tìm không được tìm thấy thì nó sẽ lấy giá trị nhỏ hơn gần nhất trong Vùng tìm kiếm.

– Nếu Giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong hàng hoặc cột thứ nhất thì hàm LOOKUP sẽ trả về giá trị lỗi #N/A.

– Nếu mảng có số cột nhiều hơn số hàng thì hàm LOOKUP sẽ tìm kiếm Giá trị cần tìm trong hàng thứ nhất

– Nếu mảng là hình vuông (số hàng bằng số cột) hoặc số hàng nhiều hơn số cột thì thì hàm LOOKUP sẽ tìm kiếm Giá trị cần tìm trong cột thứ nhất.

-Các giá trị trong Vùng tìm kiếm phải sắp xếp tăng dần: 0, 1, 2, 3,…A, B, C,……để hàm trả về giá trị chính xác. Văn bản không phân biệt chữ hoa hay chữ thường

Ví dụ về hàm LOOKUP theo dạng Mảng:

Xem ngay bài hay nhất:  2 cách siêu dễ dàng để tách chữ trong Excel - Fptshop.com.vn

Vậy là mình đã hướng dẫn chi tiết nhất cách sử dụng hàm LOOKUP trong Excel rồi nhé. Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các phiên bản Excel 2007, 2010, 2013 và cả Excel 2016 nhé. Hi vọng với những gì mình chia sẻ bạn có thể áp dụng được vào việc học tập hoặc dùng trong công việc của mình.

Chúc các bạn thành công và nhớ theo dõi thêm các bài viết tiếp theo về hàm Excel và serie tự học Excel online để có nhiều kiến thức hơn nhé.