Phân tích phân tích đối thủ trong marketing giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình và đối thủ trên thị trường, từ đó có thể xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp để phát triển kinh doanh. Vậy phân tích đối thủ cạnh tranh là gì? Cách phân tích đối thủ trong marketing như thế nào? Hãy cùng LPTech tìm hiểu qua bài viết sau!
Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Phân tích đối thủ cạnh tranh là tìm kiếm, nghiên cứu và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp khác phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng loại sản phẩm, cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Từ những thông tin phân tích, doanh nghiệp của bạn có những chiến lược phù hợp phục vụ một mục đích cụ thể, cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển trong kinh doanh, khắc phục điểm yếu và phát huy lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ.
Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có đối thủ cạnh tranh của riêng mình. Đối thủ cạnh tranh là những cá nhân, đơn vị kinh doanh cùng một mặt hàng, có mức giá tương đương hoặc có cùng phân khúc khách hàng với doanh nghiệp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing là đánh giá những chương trình marketing của đối thủ từ đó tạo ra những chiến lược marketing khai thác thị trường dựa trên những “chỗ yếu, chỗ mạnh” mà họ có, đồng thời xây dựng chiến lược marketing nổi bật và cải thiện hiệu suất kinh doanh của chính mình. Doanh nghiệp cũng có thể nhận thức kịp thời các nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh hiện tại và cả những đơn vị mới gia nhập thị trường.
Có 3 loại đối thủ cạnh tranh gồm:
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là những đối thủ cạnh tranh có năng lực tương đương với doanh nghiệp. Những đối thủ này sẽ kinh doanh cùng một sản phẩm, giá bán tương đương và có cùng phân khúc khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Đối thủ cạnh tranh gián tiếp không kinh doanh cùng sản phẩm với doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, những sản phẩm của họ có thể thay thế và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tương đương với sản phẩm của bạn.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Là những đối thủ chưa chính thức gia nhập thị trường nhưng họ có cùng phân khúc khách hàng, cùng lĩnh vực và có khả năng cạnh tranh cao với doanh nghiệp của bạn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing như thế nào?
Doanh nghiệp có thể phân tích đối thủ của mình theo các bước cơ bản như sau:
Xác định đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp có thể xác định đối thủ cạnh tranh bằng cách đánh giá các tiêu chí về sản phẩm mà đối thủ đang kinh doanh, phân khúc khách hàng mà đối thủ hướng đến có cùng ngành hàng và phân khúc với doanh nghiệp của mình không.
Phân loại đối thủ cạnh tranh
Khi đã xác định được đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp cần xác định đối thủ của mình thuộc loại đối thủ cạnh tranh nào để có thể xây dựng chiến lược phù hợp.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là xác định thị phần đối thủ đang nắm giữ, quy mô hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ trong chiến lược marketing và các chiến lược phát triển khác. Đánh giá đối thủ cạnh tranh một cách chi tiết và cụ thể giúp doanh nghiệp định hướng và đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả. Khi phân tích đối thủ trong marketing, doanh nghiệp có thể dựa theo các chỉ tiêu sau:
- Phân tích độ nhận diện thương hiệu của đối thủ: Xác định độ phổ biến thương hiệu doanh nghiệp của đối thủ và ấn tượng của họ đối với khách hàng.
- Xác định và phân tích thị phần của doanh nghiệp và đối thủ: Con số về thị phần nắm giữ sẽ xác định được vị thế của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi so sánh với thị phần của đối thủ và doanh nghiệp của mình, bạn sẽ biết được vị thế tương đối của so với đối thủ. Trong lĩnh vực marketing, doanh nghiệp nắm giữ thị phần lớn nhất sẽ được gọi là “Market Leader”, lớn thứ nhì được gọi là “Market Challenger” và phần còn lại sẽ được gọi là “Market Follower”. Một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào một thị phần rất nhỏ nhưng có khác biệt về nhu cầu sẽ được gọi là “Market niche”.
- Đánh giá quy mô của đối thủ: Đánh giá quy mô hoạt động của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp biết được tiềm lực về tài chính và nhân sự của đối thủ. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở để lựa chọn các chiến lược cạnh tranh phù hợp.
- Tìm hiểu và phân tích các chiến lược và đối thủ đang sử dụng: Để nắm được toàn bộ thông tin về các chiến lược mà đối thủ đang áp dụng là điều không thể bởi chính sách bảo mật của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, thông qua các chiến lược truyền thông, quảng bá, các chương trình ưu đãi và khuyến mãi và đối thủ tung ra cho khách hàng thì doanh nghiệp có thể xác định được chiến lược cơ bản của đối thủ.
- Riêng về các phần owned media: doanh nghiệp có thể phân tích website/trang social từ hình thức đến nội dung để để từ đó biết được đâu là điểm mạnh của để học hỏi, và điểm yếu để tận dụng điểm yếu để tạo cơ hội phát triển doanh nghiệp của mình hơn. Việc phân tích website đối thủ chi tiết sẽ xoay quanh ba yếu tố cốt lõi: lượng truy cập web của đối thủ, từ khóa và hiệu suất SEO web của đối thủ như thế nào.
> Có thể bạn quan tâm: Brand identity: Những điều chưa kể về nhận diện thương hiệu
Sàng lọc đối thủ cạnh tranh
Sau khi xác định và đánh giá, bước cuối cùng trong khi phân tích đối thủ cạnh tranh là sàng lọc đối thủ cạnh tranh. Bước sàng lọc sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian cho các công đoạn marketing sau này. Sàng lọc đối thủ cạnh tranh là phân loại những đối thủ cạnh tranh nào có thể đối đầu và những đối thủ nào nên né tránh. Công đoạn này sẽ hết sức quan trọng nhất là đối với doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường hoặc tiềm lực chưa đủ vững mạnh.
Lập báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing
Sau các bước phân tích về đối thủ, doanh nghiệp cần có báo cáo tổng để đánh giá đối thủ cạnh tranh. Từ đó xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.
Một báo cáo phân tích đối thủ đầy đủ cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Thông tin thị trường và ngành hàng doanh nghiệp và đối thủ đang kinh doanh.
- So sánh sản phẩm của doanh nghiệp và đối thủ.
- Phân tích thị phần, phân tích SWOT của đối thủ, phân tích lợi thế cạnh tranh của công ty so với đối thủ.
Phân tích đối thủ là công đoạn quan trọng để xây dựng chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin hữu ích để phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing cho doanh nghiệp của bạn.
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé