Branding Guildeline là gì? Bài viết này sẽ giới thiệu các ví dụ, các mẫu cẩm nang thương hiệu của các brand hàng đầu thế giới, giúp bạn hiểu rõ hơn về những yếu tố quan trọng trong quá trình thiết kế thương hiệu cần biết.
Khi nghĩ tới việc làm thế nào để xây dựng một thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng, chìa khóa “vàng” chính là tính nhất quán.
Để thương hiệu trở nên dễ nhận diện, dễ nhớ, bắt buộc brand đó phải hiện thỉ cùng 1 logo, font, màu sắc, hình ảnh trên mọi điểm chạm với khách hàng. Khi họ nhìn thấy những yếu tố đó đủ nhiều, brand sẽ đi vào bộ nhớ của họ một cách vô tình và tự nhiên nhất.
Xây dựng một thương hiệu nhất quán bắt buộc cần một cẩm nang thương hiệu. Branding guideline sẽ giúp designer, marketers, developers, nhà quản lý, và ngay cả bộ phận bao bì, nhân viên trong nội bộ đều nhất quán thể hiện một hình ảnh, tầm nhìn của thương hiệu trước khách hàng.
Brand guideline – Cẩm nang thương hiệu là gì?
Brand guidelines – cẩm nang thương hiệu, hay còn gọi là quy chuẩn thương hiệu là tổng hợp các yếu tố trong thiết kế, các “look-and-feel” về hình ảnh của một thương hiệu.
Cẩm nang thương hiệu sẽ giới thiệu chi tiết về nội dung và cách ứng dụng của logo, màu sắc, font chữ, hình ảnh, tone giọng,…. Trên tất cả các ấn phẩm liên quan tới marketing từ online tới offline: blog, website, quảng cáo, banner, poster, brochure, catalogue,…
Quy chuẩn trong thương hiệu bao gồm những gì?
Dưới đây là một số quy chuẩn trong thương hiệu, là một phần quan trọng trong việc giúp khách hàng ghi nhớ về brand tốt hơn.
1. Tuyên ngôn về nhiệm vụ
Tuyên ngôn về nhiệm vụ – mission statement là một trong những giá trị cần xây dựng trong giai đoạn đầu tiên của bất cứ một doanh nghiệp nào. Và chính những Mission Statement này, không chỉ ảnh hưởng tới chiến lược kinh doanh, mà còn cả chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.
Tuyên ngôn về nhiệm vụ sẽ là giá trị cốt lõi để mọi yếu tố trong thương hiệu đi theo như một định hướng rõ ràng, nhằm đạt được mục đích cụ thể.
Mission statement sẽ định hướng cho:
- Nội dung trên blog
- Nội dung quảng cáo
- Hình ảnh hiển thị
- Slogan hay tagline
2. Chân dung khách hàng
Chân dung khách hàng sẽ là các thông tin chi tiết về độ tuổi, giới tính, công việc, hành vi, sở thích của khách hàng. Bạn càng xây dựng cẩm nang thương hiệu phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, khả năng thu hút và khiến họ ghi nhớ sẽ tăng lên đáng kể.
Đồng thời chân dung khách hàng cũng sẽ là định hướng tuyệt vời cho:
- Nội dung bài viết.
- Nội dung quảng cáo.
- Hình ảnh hiển thị.
3. Bảng quy chuẩn màu sắc
Bảng quy chuẩn màu sắc sẽ quy định nhóm các màu sắc doanh nghiệp được sử dụng cho thiết kế thương hiệu của mình. Các màu sắc này sẽ được sử dụng với từng mục đích, từng nội dung marketing cụ thể.
Ví dụ 2 màu sắc đầu tiên này là dành cho việc thể hiện logo, 2 màu sắc tiếp theo sẽ hỗ trợ cho thiết kế website hoặc blog của bạn. Và có thể 2 tới 3 màu chuyển khác dựa trên màu chính sẽ là lựa chọn cho các ấn phẩm marketing in ấn.
Cho dù sử dụng bất cứ một màu sắc nào, hãy đảm bảo rằng bạn xác định rõ thông số cụ thể của từng màu sắc. Các thông số này được ghi trong cẩm nang thương hiệu sẽ giúp những người sử dụng có thể lựa chọn màu sắc chính xác về độ sáng, độ tương phản, độ bóng, màu chuyển,… mà người thiết kế đã xây dựng cho thương hiệu.
Quy chuẩn về màu sắc sẽ định hướng cho:
- Thiết kế Logo
- Thiết kế website
- In ấn quảng cáo
- Ấn phẩm sự kiện
4. Typography
Typography cũng là một trong các yếu tố quan trọng của cẩm nang thương hiệu. Nhưng bạn cần hiểu rằng, nó không phải là font chữ bạn sử dụng cho logo của thương hiệu.
Typography là những font chữ được sử dụng để định hướng tuyệt vời cho thiết kế blog hoặc website, thiết kế các nội dung quảng cáo hoặc cả sử dụng cho các tagline truyền thông.
21 Mẫu cẩm nang thương hiệu – Brand Guideline đẹp
Như bạn thấy, mục đích của các cẩm nang thương hiệu là để định hình và duy trì sự ổn định của các yếu tố ảnh hưởng tới thương hiệu trong doanh nghiệp, mà khi chúng kết hợp lại sẽ tạo được tính nhận diện cao.
Dưới đây là 21 Ví dụ tuyệt vời về cẩm nang thương hiệu mà bạn không thể bỏ qua
#1. Medium
Medium tập trung vào thể hiện 2 yếu tố typography và màu sắc trong cẩm nang thương hiệu này.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Medium tại đây
#2. Wolf Circus Jewelry
Wolf Circus Jewelry là thương hiệu trang sức vô cùng nổi tiếng, chính bởi vậy, vẻ ngoài của các sản phẩm là yếu tố quan trọng bậc nhất. Cuốn brand guideline này là định hướng hoàn hảo bao gồm tuyên ngôn về nhiệm vụ, chi tiết sản phẩm, typeface, các định dạng logo, bảng màu sắc và các hướng dẫn quảng cáo khác.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Wolf Circus Jewelry tại đây.
#3. Ollo
Một ví dụ tuyệt vời về mẫu brand guideline đẹp, với những chi tiết về cách sử dụng typography cùng biến chuyển màu sắc đều được liệt kê.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Ollo tại đây.
#4. Skype
Một nền tảng gọi video đã qua nổi tiếng trên thế giới. Skype sau khi được tái cấu trúc lại, hướng sự tập trung của mình vào đặc điểm sản phẩm đi kèm với các ứng dụng của logo.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Skype tại đây.
#5. Barre & Soul
Mẫu cẩm nang thương hiệu của Barre & Soul lại bao gồm các định dạng logo khác nhau, khoảng cách logo, logo phụ, các hình ảnh bổ trợ, và 5 màu sắc sử dụng trong bộ nhận diện.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Barre & Soul tại đây.
#6. Spotify
Brand Guideline này của Spotify tập trung chủ yếu miêu tả các biến đổi logo của thương hiệu, đờng thời cho phép dowload luôn cả file gốc logo để sử dụng.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Spotify tại đây.
#7. Jamie Oliver
Jamie Oliver có một cuốn cẩm nang thương hiệu vô cùng chi tiết, với các bảng màu rộng lớn đi kèm với từng sản phẩm được thể hiện.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Jamie Oliver tại đây.
#8. Herban Kitchen
Herban Kitchen lý giải chi tiết đồng thời cả bảng màu và các họa tiết đi kèm trong cẩm nang thương hiệu của họ. Nhờ nguyên tắc này mà biết được chính xác logo sẽ xuất hiện trong trường hợp cụ thể như thế nào.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Herban Kitchen tại đây.
#9. Urban Outfitters
Một cuốn brand guideline của thương hiệu thời trang vô cùng nổi tiếng – Urban Outfitters.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Urban Outfitters tại đây.
#10. Love to Ride
Love to Ride, một công ty sản xuất xe đạp, thể hiện chi tiết về mặt hình ảnh trong cuốn cảm nang này. Có tổng cộng 9 mã màu sắc khác nhau và vô vàn các chi tiết về logo phụ và sử dụng hình ảnh.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Love to Ride tại đây.
#11. Barbican
Barbican, một trung tâm nghệ thuật lớn ở vương quốc Ánh, tập trung thể hiện sự đơn giản và hiển thị typeface trong brand guideline của mình.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Barbican tại đây.
#12. I Love New York
Ngoài chiếc áo phông nổi tiếng ra, I Love New York cũng sở hữu riêng cho mình một cẩm nang thương hiệu hòan chỉnh. Mở đầu từ giới thiệu về nhiệm vụ, tầm nhìn, sứ mệnh, đối tượng mục tiêu và cả tone giọng phù hợp. Và cuối cùng là các vị trí đặt logo sao cho phù hợp.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của I Love New York tại đây.
#13. Cisco
Một font chữ riêng được thiết kế mang tên thương hiệu “CiscoSans” – đây chính là một brand guideline tuyệt vời để bạn tham khảo bởi sự đơn giản và tinh tế nó mang lại.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Cisco tại đây.
#14. University of the Arts Helsinki
Bộ cẩm nang thương hiệu của University of the Arts Helsinki giống như một album sáng tạo thương hiệu nhiều hơn là một ấn phẩm marketing truyền thống. Bao gồm cả các hiệu ứng sinh động và biến thể của logo trong nhiều trường hợp.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của University of the Arts Helsinki tại đây.
#15. NJORD
Bộ cẩm nang thương hiệu của NJORD mang phong cách tối giản cung cấp đầy đủ mọi thứ bạn cần trên cả nền tảng digital và in ấn.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của NJORD tại đây.
#16. Espacio Cultural
Một bộ brand guideline đầy màu sắc của trung tâm văn hóa nổi tiếng tại Argentina.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Espacio Cultural tại đây.
#17. Alienware
Cẩm nang thương hiệu này được Alienware chia thành 4 phần cơ bản riêng biệt: voice, thiết kế, hình ảnh và đối tác. Cũng là một ví dụ về brand guideline tuyệt vời mà chúng ta có thể học hỏi.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Alienware tại đây.
#18. Netflix
Netflix tập trung chủ yếu vào việc miêu tả logo, áp dụng các quy tắc cơ bản về khoảng cách, kích cỡ và vị trí, cũng như chọn lựa một mã màu đỏ cổ điển cho logo của mình.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Netflix tại đây.
#19. Scrimshaw Coffee
Mang đặc điểm của 5 màu sắc khác nhau, cẩm nang thương hiệu này tập trung chủ yếu thể hiện các biến thể của logo trong nhiều trường hợp cụ thể.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của Scrimshaw Coffee tại đây.
#20. NASA
Brand guideline chi tiết về cách sử dụng hình ảnh thương hiệu của NASA.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của NASA tại đây.
#21. New York City Transit Authority
Là một cơ quan quản lý giao thông tại thành phố New York, nhưng vẫn sở hữu cho mình một cẩm nang thương hiệu vô cùng chi tiết.
Xem đẩy đủ về cẩm nang thương hiệu của New York City Transit Authority tại đây.
Khám phá thêm các dự án thiết kế thương hiệu của ThiCao
Nguồn: hubspot
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé