Được biết đến với khả năng tìm kiếm và trích xuất dữ liệu theo chiều ngang, hàm HLOOKUP mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn mới cho việc xử lý dữ liệu khi muốn cách điền cột tên hàng trong Excel. Chẳng cần phải loay hoay với hàng dọc, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin, giúp tối ưu hóa công việc, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất làm việc của bạn.
Chính vì thế mà hôm nay, Genz.edu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng hàm Hlookup để tìm tên hàng trong Excel chỉ với vài thao tác đơn giản mà nếu bạn nắm vững, chắc chắn bạn gây ấn tượng cực mạnh với đồng nghiệp và xếp của bạn. Hãy cùng nhau tìm hiểu và áp dụng ngay nhé!
1. Ý nghĩa cách điền cột tên hàng trong Excel khi sử dụng hàm HLOOKUP?
Hàm HLOOKUP được sử dụng khi bạn cần dò tìm dữ liệu trong một bảng, một phạm vi theo hàng ngang (từ trái qua phải) và trả về dữ liệu tương ứng theo hàng dọc (từ trên xuống dưới).
Hàm HLOOKUP được sử dụng khi tìm tên sản phẩm, đơn giá, số lượng,.. dựa trên mã vạch, mã sản phẩm,… hoặc tìm tên nhân viên, xếp loại nhân viên dựa trên các tiêu chí.
Tên hàm HLOOKUP được cấu tạo từ viết tắt của H – Horizontal – hàng ngang và LOOKUP – Look Up – Dò tìm trong tiếng Anh.
Ngược lại, khi bạn cần dò tìm dữ liệu trong một bảng, một phạm vi theo hàng dọc và trả về dữ liệu tương ứng theo hàng ngang thì hãy sử dụng hàm VLOOKUP.
2. Công thức hàm HLOOKUP trong Excel?
Công thức của hàm HLOOKUP:
=HLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Row_index_ num, Range_lookup)
Trong đó:
- Lookup_value: Giá trị cần dò tìm, có thể điền giá trị trực tiếp hoặc tham chiếu tới một ô trên bảng tính.
- Table_array: Bảng giới hạn để dò tìm.
- Row_index_num: Số thứ tự của hàng lấy dữ liệu trong bảng cần dò tìm, tính từ trên xuống dưới.
- Range_lookup: tìm kiếm chính xác hay tìm kiếm tương đối với bảng giới hạn, nếu bỏ qua thì mặc định là 1.
Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): dò tìm tương đối.
Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): dò tìm chính xác.
Trong khi sử dụng công thức, dấu $ sẽ giúp bạn cố định Table_array khi copy công thức cho các ô dữ liệu khá. Bạn có thể trực tiếp thêm dấu $ (VD: $H$6:$J$13) trong công thức hoặc sử dụng nút F4 sau khi chọn phạm vi.
Xem thêm:
- 2 Cách tính tên hàng trong Excel với hàm VLOOKUP cực đơn giản!
- Tổng hợp tất cả bài tập excel cơ bản hay nhất cho người mới bắt đầu
- Cố định tiêu đề trong Excel và hướng dẫn chi tiết nhất
2. Phân biệt HLOOKUP và VLOOKUP trong Excel?
Cả hàm VLOOKUP và HLOOKUP đều là những hàm dò tìm dữ liệu trong một bảng được sử dụng rất nhiều trong Excel. Vậy bạn có phân biệt được, khi nào dùng HLOOKUP còn khi nào dùng VLOOKUP không? Hai hàm này có sự khác nhau cơ bản như sau:
LOOKUP có nghĩa là tìm kiếm dữ liệu, V là viết tắt của Vertical có nghĩa là hàng dọc và H là viết tắt của Horizontal có nghĩa là hàng ngang.
Như vậy, tùy vào trường hợp mà bạn sẽ phân biệt sử dụng hàm VLOOKUP và HLOOKUP:
- Hàm VLOOKUP: Lấy dữ liệu trong một phạm vi theo hàng dọc và trả về kết quả tương ứng theo hàng ngang.
- Hàm HLOOKUP: Lấy dữ liệu trong một phạm vi theo hàng ngang và trả về kết quả theo hàng dọc tương ứng.
Với những công việc làm trên Excel yêu cầu bạn phải thực hiện nhanh chóng, lúc đó bạn cần phải sử dụng kết hợp hàm VLOOKUP và HLOOKUP để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao.
3. Cách điền cột tên hàng trong Excel khi sử dụng hàm HLOOKUP qua ví dụ?
Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng HLOOKUP trong các trường hợp như thế nào cho đúng. Bạn có thể tham khảo các ví dụ bên dưới.
Ví dụ 1: Xếp loại học sinh theo điểm
Bài toán: Cho một bảng dữ liệu ở Bảng 2 (B11:F12) gồm các mức điểm và xếp loại tương ứng. Yêu cầu của bài toán là trả về kết quả xếp loại cho từng học sinh ở Bảng 1 (B3:D8) .
Tại ô D4, ta sử dụng hàm HLOOKUP như sau: =HLOOKUP(C4,$B$11:$F$12,2,1)
Hàm HLOOKUP sẽ dò tìm điểm số ở ô C4 trong Bảng 2 từ trái qua phải. Khi tìm thấy giá trị gần bằng, nó sẽ trả về kết quả xếp loại tương ứng nằm ở hàng 2.
Ví dụ 2: Tính phụ cấp theo chức vụ
Ở ví dụ ở dưới, ta cần tính mức phụ cấp trong Bảng 1 (B3:D8) với dữ kiện ở Bảng 2 (B11:E12).
Bài toán: Cho một bảng dữ liệu ở Bảng 2 (B11:E12) cho biết mức phụ cấp cho nhân viên theo từng chức vụ. Bạn cần trả về kết quả phụ cấp cho từng nhân viên tương ứng trong Bảng 1 (B3:D8) .
Tại ô D4, ta sử dụng hàm HLOOKUP như sau: =HLOOKUP(C4,$B$11:$E$12,2,0)
Hàm HLOOKUP sẽ dò tìm giá trị ở ô C4 trong Bảng 2 từ trái qua phải. Khi tìm thấy giá trị đúng, nó sẽ trả về kết quả mức phụ cấp tương ứng nằm ở hàng 2.
Hy vọng bài viết mà Genz.edu.vn mang lại, sẽ phần nào đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về các cách điền cột tên hàng trong Excel khi sử dụng hàm Hlookup là gì? Công thức và ý nghĩa của hàm Hlookup? thông qua những ví dụ củ thể sẽ phần nào đó giúp ích cho bạn trong học tập và công việc.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Genz.edu.vn trong hành trình khám phá và học tập. Hãy tiếp tục theo dõi Genz.edu.vn để có thể tham khảo thêm nhiều mẹo hay về thủ thuật văn phòng nhé! Chúc các bạn thành công rực rỡ!
Xin chào! Mình là Hồng Nhung, hiện đang là sinh viên năm 3 chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Sở thích của mình là viết lách, quay video và chụp ảnh.
Với niềm đam mê khám phá về thế giới kỹ thuật số, cùng với việc theo đuổi sự sáng tạo trong lĩnh vực Marketing, mình mong muốn trở thành một “Chuyên gia trong lĩnh vực Digital Marketing”. Chính vì thế mình rất muốn chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm mà mình đã được học cho mọi người. Hy vọng rằng những gợi ý và chia sẻ từ mình sẽ phần nào giúp bạn đạt được thành công trong học tập và sự nghiệp.
Cảm ơn bạn đã ghé thăm! Chúc mọi người có những trải nghiệm thú vị trên trang web Genz của chúng mình!