Business development manager là gì? Chân dung chi tiết về BDM

Tháng mười một 28, 2022

Business development manager là giám đốc phát triển kinh doanh. Đây được xem là một mốc son trong sự nghiệp. Để đạt được “mốc son” này, trước hết, bạn cần tìm hiểu business development là gì? Business development manager là gì? Bài viết sau đây của Blog TopCV sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vị trí này.

Business development manager là gì?

Business development là gì? Hiểu đơn giản thì đây là phát triển kinh doanh. Vị trí phổ biến nhất trong lĩnh vực này là business development manager. Bạn đang mong muốn được trở thành một Business development manager (BDM)? Vậy trước hết bạn cần hiểu BDM là gì. Business development manager thường được biết đến với tiếng Việt là trưởng phòng/ giám đốc phát triển kinh doanh. BDM là một vị trí quản lý cấp cao. BDM liên quan đến việc quản lý và định hướng kinh doanh của một tổ chức. Đó là hoạt động quan trọng liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, công ty. Giám đốc kinh doanh là người được tín nhiệm để phục vụ lợi ích lâu dài và quan trọng đó.

Về vị trí trong tổ chức, một business development manager sẽ là cầu nối giữa các nhân viên kinh doanh – người trực tiếp mang lại doanh thu cho công ty, và ban lãnh đạo.

Công việc của business development manager là gì?

Sau khi hiểu business development là gì, nhiều bạn sẽ muốn biết về BDM job description (mô tả công việc của BDM). Liệu mô tả công việc của trưởng phòng/giám đốc phát triển kinh doanh có gì khác so với công việc của nhân viên kinh doanh? Công việc của một giám đốc phát triển kinh doanh khá rộng. Tuỳ thuộc vào quy mô tổ chức mà khối lượng công việc của BDM sẽ có sự thay đổi. Mô tả công việc của business development manager điển hình nhất được BlogTopCV tổng hợp dưới đây:

  • Chịu trách nhiệm quản lý, huấn luyện đội ngũ nhân viên kinh doanh của tổ chức; ra các quyết định tuyển dụng nhân viên kinh doanh khi cần thiết.
  • Kiểm soát và xét duyệt kế hoạch làm việc của các phòng/ ban kinh doanh liên quan theo tuần, tháng…
  • Thiết lập các mục tiêu, chiến lược kinh doanh tăng trưởng định kỳ, tăng được doanh thu
  • Nghiên cứu và tìm kiếm thị trường
  • Thiết lập các mối quan hệ ngoại giao (với đối tác, khách hàng tiềm năng…)
  • Các công việc liên quan đến giấy tờ kinh doanh. Ví dụ như hợp đồng, báo cáo doanh thu – lợi nhuận, hoá đơn chứng từ kinh doanh…
  • Phát triển các kế hoạch, dự án kinh doanh mới, mở rộng khả năng kinh doanh của tổ chức trên mọi phương diện.
Xem ngay bài hay nhất:  SEO Offpage là gì? Các kỹ thuật SEO offpage cập nhật mới nhất 2020

Ngoài ra, giám đốc kinh doanh còn phải thực hiện một số tác vụ khác. Ví như họ cần xem xét các hợp đồng bán hàng của nhân viên cấp dưới để kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng và báo cáo lên các cấp cao hơn để duyệt việc thương thảo mua bán.

>> Tham khảo: Mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chất lượng nhất

Yêu cầu trong công việc của business development manager là gì?

Yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm đối với business development manager là gì?

Nhiều người thắc mắc về yêu cầu của business development manager là gì? Ngay ở tên của vị trí này, ta đã có thể nhận thấy công việc liên quan đến ngành quản trị kinh doanh hay ngành quản trị doanh nghiệp. Vì thế thông thường, ứng viên sẽ phải là người tốt nghiệp chuyên ngành này hoặc ngành liên quan khác trong khối ngành kinh tế. Bên cạnh đó, nếu bạn đã có kinh nghiệm ở những vị trí tương đương; có thành tích công việc tốt; đã từng làm công việc nhân viên kinh doanh… đều được.

Yêu cầu về kỹ năng đối với business development manager là gì?

Ứng viên mong muốn vị trí trưởng phòng phát triển kinh doanh bên cạnh chuyên môn còn cần những kỹ năng mềm. Một vị trí quản lý cấp cao như BDM sẽ cần phải có:

  • Kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là đàm phán và ngoại giao, kỹ năng thuyết phục
  • Ngoại ngữ tốt, thành thạo tiếng Anh là lợi thế lớn
  • Kỹ năng lãnh đạo và teamwork
  • Kỹ năng tin học
  • Có khả năng quản lý thời gian, lên kế hoạch công việc
  • Nhạy bén với thị trường, chịu khó tìm hiểu và quan sát thị trường
Xem ngay bài hay nhất:  Các chức danh CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì? - TopCV

Nếu bản thân còn thiếu sót, bạn hoàn toàn có thể rèn luyện và trau dồi thêm những kỹ năng này để hỗ trợ tốt nhất cho công việc là một giám đốc phát triển kinh doanh.

Mức lương của business development manager

Theo nhiều nguồn tuyển dụng, mức lương hiện tại của một business development manager tại Việt Nam trung bình khoảng 20 triệu vnd/ tháng. Khoảng lương phổ biến nhất sẽ là từ 15 triệu trở lên. Khi kết quả công việc tốt và bạn có năng lực thực sự, mức lương có thể lên đến 400 triệu/ năm.

Với những công ty có đãi ngộ tốt, bạn sẽ còn nhận được những khoản thưởng doanh thu, thưởng lễ tết cao hơn nữa.

>> Tổng hợp việc làm Giám đốc kinh doanh lương cao

Câu hỏi phỏng vấn business development manager là gì?

Đặc thù công việc của BDM là quản lý kinh doanh bán sản phẩm dịch vụ. Vì thế, câu hỏi phỏng vấn BDM sẽ thường kiểm tra nhiều về kỹ năng mềm của bạn bên cạnh kỹ năng chuyên môn. Các nhóm câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn business development manager là:

Câu hỏi chuyên môn

  • Trình độ chuyên môn của bạn với công việc sales
  • Nói về mức độ hoàn thành chỉ tiêu của bản thân ở các công việc trước
  • Câu hỏi về cách thức xác định thị trường tiềm năng; lập thoả thuận; quy trình đánh giá sản phẩm dịch vụ…
  • Câu hỏi về các kỹ thuật chuyên môn công việc…
Xem ngay bài hay nhất:  Shopee là gì? Toàn bộ thông tin đầy đủ nhất về Shopee

Câu hỏi tình huống

Câu hỏi tình huống cho mỗi công việc sẽ vô cùng đa dạng. Tuy nhiên phổ biến nhất khi phỏng vấn BDM là câu hỏi thể hiện khả năng bán hàng của bạn. Ví dụ:

  • Trong 3 phút, hãy thuyết phục khách hàng (nhà tuyển dụng) mua/chốt một hợp đồng với bạn bằng việc bán một vật dụng trên bàn.
  • Nếu được đặt ra 2 câu hỏi cho khách hàng, bạn sẽ hỏi gì để xác định họ có phải khách hàng tiềm năng không?
  • Anh/ chị sẽ làm gì nếu một khách hàng tiềm năng liên tục tìm lý do để né tránh liên lạc của anh/chị?

Câu hỏi hành vi

Câu hỏi hành vi sẽ thường là thuật lại một trải nghiệm của bạn với công việc liên quan đến vị trí kinh doanh. Ví dụ như về lần bạn chốt được deal, về khách hàng bạn ấn tượng nhất, niềm tin về sản phẩm mà bạn bán, về việc đào tạo quản lý nhân viên…

>> Mỗi nghề một mẫu CV: Trưởng phòng kinh doanh

Tìm việc business development manager ở đâu?

Nếu bạn đang muốn thử sức với vị trí business development manager, hãy follow ngay TopCV. Đây là nền tảng công nghệ số hiện đại nhất chủ động tìm và gợi ý cho bạn những công việc phù hợp, nhanh chóng. Chỉ cần tạo CV và bật chế độ tìm việc, TopCV sẽ tự động gợi ý và cập nhật cho bạn những công việc giám đốc phát triển kinh doanh mới nhất, ‘hot’ nhất.

Với những chia sẻ trên, chắc chắn bạn không chỉ hiểu hơn business development là gì mà còn có những định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn cho bản thân trên con đường tìm việc làm. Đừng quên theo dõi các chuyên mục của BlogTopCV để cập nhật thêm thông tin nghề nghiệp thú vị và hữu ích nhé!