Trong Marketing, có lẽ mô hình AISAS không còn quá xa lạ. Hãy cùng Miko Tech tìm hiểu mô hình AISAS là gì? Ứng dụng hiệu quả trong Marketing Online như thế nào nhé!
Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về mô hình AISAS là gì, đôi nét về mô hình AIDMA và ứng dụng của mô hình AISAS trong Marketing.
Xem thêm:
- Mô hình AIDA là gì? Cách ứng dụng AIDA trong content
- Mô hình SSS là gì? Cách áp dụng SSS vào Content Marketing
- Conversion rate là gì trong Marketing? Tìm hiểu cách tối ưu
Mô hình AISAS là gì?
Mô hình AISAS là mô hình phân tích hành vi người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số Internet.
AISAS được viết tắt từ:
- Attention (sự chú ý)
- Interest (sự ấn tượng)
- Search (tra cứu tìm kiếm thông tin)
- Action (hành động)
- Share (chia sẻ)
Đây là mô hình được Denstu phát triển dựa trên mô hình AIDMA (Attention-Interest-Desire-Memory-Action).
Mô hình AISAS lý giải quá trình từ khi khách hàng tiếp nhận thông tin sản phẩm, dịch vụ đến khi họ mua, sử dụng và chia sẻ đến nhiều người. Mô hình này hoạt động hiệu quả trong Marketing Online.
Lịch sử phát triển mô hình AISAS
Mô hình AISAS được Denstu phát triển dựa trên mô hình AIDMA. Hãy cùng tìm hiểu đôi nét về mô hình AIDMA nhé!
Mô hình AIDMA là mô hình được Roland Hall (Hoa Kỳ) đưa vào năm 1920và hiện nay vẫn còn đang được sử dụng khá phổ biến. AIDMA là mô hình miêu tả sự dịch chuyển tâm lý và hành vi người tiêu dùng.
AIDMA được viết tắt chữ cái đầu của “Attention, Interest, Desire, Memory, Action” (sự chú ý, quan tâm, mong muốn, ghi nhớ, hành động).
Quảng cáo được phục vụ để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tạo ra một số mối quan tâm, hy vọng sẽ chuyển sang mong muốn.
Nếu quảng cáo có hiệu quả, mong muốn đó sẽ được ghi nhớ và hy vọng được ghi nhớ đủ lâu để người tiêu dùng thực hiện hành động là mua sản phẩm hoặc thương hiệu.
AIDMA là một mô hình đơn giản nhưng hiệu quả để quảng cáo truyền thống về các sản phẩm tương đối đơn giản, trong đó mục tiêu thực sự là khiến người tiêu dùng lựa chọn thương hiệu của bạn trong số nhiều sự lựa chọn khác.
Tuy nhiên, sự thay đổi về khối lượng thông tin cũng như sự phát triển của công nghệ và Internet đã dẫn đến sự thay đổi lớn hành vi người tiêu dùng.
Vì vậy, mô hình AIDMA truyền thống đã trở nên không còn phù hợp. Mô hình này giả định rằng thông tin sẽ đi một chiều và người tiêu dùng chỉ đơn giản phản ứng lại các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp hơn là họ sẽ tự đi tìm kiếm thông tin.
Ứng dụng mô hình AISAS trong Marketing
A – Attention (sự chú ý)
Attention mang nghĩa là sự chú ý, ở giai đoạn này những gì cần làm là tạo sự chú ý. Đối với mọi sản phẩm, dịch vụ, ở giai đoạn đầu tiên, mục tiêu là để càng nhiều người biết đến càng tốt.
Bởi vì một thương hiệu muốn có chổ đứng nhất định trên thị trường thì phải khiến cho người dùng quan tâm và chú ý đến sản phẩm trước tiên.
Với lợi thế là sự phổ biến của Internet nên cơ hội để thu hút sự chú ý của khách hàng là vô kể. Hiện nay, có nhiều kỹ thuật, công cụ marketing để các bạn thực hiện bước attention ( sự chú ý) này như: viết bài PR, banner, forum seeding, quảng cáo Display Ads, TVC,…
I – Interest (sự quan tâm, thích thú)
Ở giai đoạn đầu, các bạn đã thu hút được những đối tượng tiềm năng. Đến giai đoạn này, thương hiệu có thể dễ dàng tìm được chổ đứng nếu bạn tối ưu cảm xúc, tận dụng thành quả của giai đoạn 1 để khiến khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Lúc này, bạn cần khiến cho nhu cầu muốn có được sản phẩm của khách hàng tăng cao bằng cách đề xuất những trải nghiệm mà họ có thể nhận được và lý do mà bạn khác biệt.
Bên cạnh đó, bạn cần chú trọng tạo nhiều thông điệp để chuyển đổi những khách hàng đang không quan tâm sang có ấn tượng với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Đối với những người không thích sản phẩm, bạn cần có những thông điệp khiến cho họ tò mò. Còn với những người đã chú ý đến sản phẩm, dịch vụ thì bạn cần có những thông điệp khiến họ thích thú và quan tâm hơn.
Vậy làm thế nào để tạo ra những thông điệp này? Bạn cần dựa vào những đặc tính, công năng nổi bật của sản phẩm, dịch vụ. Những điểm này có ý nghĩa như thế nào đến cuộc sống và trải nghiệm của khách hàng.
Ngoài ra, các tuyến nội dung cần nhấn mạnh rằng khách hàng sẽ được gì và mất gì khi sử dụng và khi không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Bạn cũng nên tạo dựng niềm tin, uy tín cho mình bằng việc đưa ra các minh chứng từ các chứng nhận, giải thưởng, các feedback (phản hồi) của các khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm.
S – Search (tra cứu tìm kiếm thông tin)
Trong hành trình khách hàng, khi bạn đã tạo được sự chú ý, quan tâm, thích thú, khách hàng sẽ ấn tượng và bắt đầu tò mò. Ngay lúc này, họ có xu hướng tìm hiểu sản phẩm dịch vụ của bạn bằng việc tìm kiếm trên các kênh thông tin.
Họ sẽ tìm hiểu rằng sản phẩm và dịch vụ có thực sự đáp ứng nhu cầu của họ hay không, có được nhận phản hồi tốt không, những lợi ích mà họ sẽ được nhận từ sản phẩm, dịch vụ đó.
Đây là lúc mà bạn cần có sự chuẩn bị để khi khách hàng bắt đầu tìm kiếm thì sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Sau đây là 2 hình thức giúp bạn xuất hiện trong top tìm kiếm:
SEO (Search Engine Optimization) – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: Quá trình này bao gồm việc tối ưu nội dung và trải nghiệm trên trang web.
Bên cạnh đó, để có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm thì nội dung không chỉ giá trị mà còn phải tuân thủ theo những nguyên tắc của các nền tảng tìm kiếm như Google,…
Tìm hiểu thêm về SEO là gì trong Marketing? Tại sao Website cần phải tối ưu SEO
PPC (Pay Per Click) là hình thức quảng cáo trả phí theo lượt click (nhấp chuột) vào trang web. Nhưng để có thứ hạng cao, bạn cũng cần làm những việc như tối ưu nội dung và trải nghiệm người dùng trên website.
A – Action (hành động)
Action (hành động) là bước mà khách hàng sẽ quyết định hành động, hành động này có thể là: mua hàng, nhận báo giá, điền biểu mẫu, nhờ hỗ trợ tư vấn,… hoặc đơn giản họ có thể thoát trang mà thậm chí chẳng thèm đoái hoài đến sản phẩm của bạn.
Vì vậy, giai đoạn này rất quan trọng, bạn cần đưa ra những lời kêu gọi hành động (CTA – Call To Action) để tác động đến khách hàng tối đa.
Hãy tạo những lời kêu gọi hành động ở cuối website như: Mua ngay, tải ngay, đặt hàng ngay,…
Hãy lưu ý rằng cho dù ba bước trên bạn làm rất tốt, SEO vẫn chạy top tìm kiếm nhưng ACTION (hành động) không hiệu quả thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ rất thấp, dẫn đến doanh thu không đạt như kỳ vọng.
S – Share (chia sẻ)
Share chính là đích đến của tất cả thương hiệu. Bước này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì bạn sẽ có được một lượng lớn khách hàng mới mà không phải mất chút công sức nào.
Khách hàng khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ tốt, họ sẽ luôn mong muốn được chia sẻ, lan tỏa đến bạn bè, người thân của họ.
Bạn có thể kích thích khách hàng chia sẻ bằng các chương trình giảm giá, khuyến mãi, trúng thưởng,…
Sau đó, những người được chia sẻ sẽ tò mò, họ sẽ quay lại bước Search để tìm hiểu thông tin, sau đó đến bước Action cuối cùng lại Share.
Vì vậy, Share là bước cuối trong mô hình AISAS nhưng đây lại là bước giúp rút ngắn chuỗi mô hình này chỉ còn SAS (Search, Action, Share).
Kết hợp Search – Share
Sự kết hợp tìm kiếm và chia sẻ mang lại hiệu ứng lan truyền rất lớn. Khi người mua hàng chia sẻ thông tin sản phẩm, dịch vụ cho những người khác, tức là những người được chia sẻ sẽ có được thông tin từ Action của người mua hàng.
Vì thế người mua hàng đã giúp bạn làm bước Attention và Interest cho những người khác. Cứ như thế, thông tin sẽ được người dùng lan truyền mà không phải tốn công Marketing nữa.
Chính vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động chia sẻ và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là rất quan trọng và cần thiết.
Mô hình phi tuyến tính AISAS
Về cơ bản, mô hình AIDMA là tuyến tính. Nó đại diện cho một quá trình từng bước, bắt đầu với “sự chú ý” và kết thúc bằng “hành động”.
Tuy nhiên, mô hình AISAS không nhất thiết phải chuyển qua từng giai đoạn trong số năm giai đoạn (Chú ý → Sở thích → Tìm kiếm → Hành động → Chia sẻ). Một bước có thể bị bỏ qua hoặc có thể được lặp lại.
Ví dụ: người tiêu dùng có thể xem quảng cáo trên truyền hình cho một sản phẩm tương tự và ngay lập tức đến cửa hàng để mua sản phẩm đó (Chú ý → Sở thích → Hành động).
Hoặc họ có thể quan tâm đến nữ diễn viên xuất hiện trong quảng cáo truyền hình đến mức họ hoặc cô ấy ngồi ngay xuống máy tính của họ để viết về quảng cáo trên blog của họ (Chú ý → Quan tâm → Chia sẻ).
Trong thời đại công nghệ 4.0, mô hình AISAS hoạt động rất tốt trong môi trường Marketing Online và cũng có thể xem là chìa khóa giúp chinh phục khách hàng.
Bài viết này Miko Tech thông tin đến bạn đọc mô hình AISAS là gì? Ứng dụng hiệu quả trong Marketing Online như thế nào và đôi nét về mô hình AIDMA.
Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về mô hình AISAS để giúp bạn áp dụng trong chiến lược Marketing Online của mình một cách hiệu quả.
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé