Admin là gì? Admin website/ facebook khác gì so với admin thông thường? Trong một doanh nghiệp, admin phải làm những công việc nào?
Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên thông qua bài viết này nhé!
Admin là gì trong tiếng Anh?
Viết tắt của: Administrator (/əd.ˈmɪ.nə.ˌstreɪ.tɜː/)
Nghĩa của Administrator
- Người quản lý
- Người cầm quyền hành chính, người cầm quyền cai trị
- Người quản lý tài sản (cho vị thành niên hoặc người đã chết).
- Ban giám hiệu
Admin- người quản trị được coi là quyền quản lý cao nhất trong một hệ thống làm việc. Thuật ngữ admin được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực khác nhau với vai trò đặc riêng biệt.
Admin website/ facebook là gì?
Đối với các website thì admin chính là người điều hành, hoặc lập lên trang web đó. Có thể có nhiều kiểu admin khác nhau.
Đối với admin facebook thì là người tạo, và quản lý fanpage facebook. Có toàn bộ các quyền đối với fanpage.
Trong máy tính, laptop thì có 1 loại tài khoản là Administrator. Đây thường là quyền quản trị cao nhất trong máy tính, một số trường hợp nếu không được chạy dưới quyền admin thì sẽ không được chấp nhận.
Quyền hạn và nhiệm vụ của admin
Công việc của một admin hoàn toàn không hạn định, mỗi công ty quy định công việc của admin khác nhau; có nơi đòi hỏi cao, có nơi đòi hỏi thấp. Nhưng nhìn chung, quyền hạn và nhiệm vụ của admin nói chung như sau:
Quyền hạn và nhiệm vụ của admin trong một tổ chức, đơn vị nói chung
Với tư cách là người có quyền quản lý cao nhất trong một bộ máy, những quyết định mà admin đưa ra phải được nhân viên thực hiện một cách nghiêm túc. Đi đôi với quyền lực mà mình đang nắm giữ, admin cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ mọi vấn đề trong quá trình làm việc của nhân viên.
Nhiệm vụ của admin là quản lý tất cả các bộ phận hoạt động của một tổ chức, đơn vị,… Họ có nhiệm vụ vừa điều hành vừa phát triển tổ chức. Cùng với đó, admin phải giữ cho đơn vị mà mình điều hành hoạt động một cách an toàn, hiệu quả nhất có thể.
Tất cả các công việc liên quan đến đội ngũ nhân viên, hoạt động và sự phát triển của tổ chức đều cần có sự đồng ý của admin.
Quyền hạn và nhiệm vụ của admin trên forum/ website/ fanpage
Tương tự như quyền hạn và nhiệm vụ của một người quản lý trong các tổ chức thông thường, admin forum/ website/ fanpage là người nắm toàn bộ quyền hạn,… có chức năng vừa quản lý vừa phát triển forum/ website/ fanpage. Mọi quyết định của admin là tối cao và các thành viên phải có trách nhiệm thi hành.
Trừ một số trường hợp khi một thành viên nào đó được cấp tạm quyền admin hoặc admin thử nghiệm thì quyền sẽ bị hạn chế. Việc hạn chế quyền sẽ được thống nhất giữa các admin với nhau.
Admin phải phối hợp với các bên, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, các vấn đề hỗ trợ thành viên,… để forum/ website/ fanpage hoạt động ổn định.
Các tố chất và kỹ năng cần có để trở thành một admin giỏi
Tùy theo từng vị trí làm việc mà admin phải đáp ứng được kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Bên cạnh kỹ năng chuyên môn riêng biệt đó, người đảm nhiệm vị trí admin phải có những tố chất chung như sau:
Kỹ năng giao tiếp tốt
Với tư cách là “người giải quyết vấn đề”, một quản trị viên phải có năng lực giao tiếp tốt để cổ vũ nhân viên và làm hài lòng khách hàng.
Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian
Tổ chức và quản lý thời gian là một kỹ năng không thể thiếu với những người làm quản lý. Với vai trò là người đứng đầu tổ chức, admin phải đánh giá được mức độ ưu tiên đối với toàn bộ thành viên, khách hàng và bên thứ ba.
Điều này đặc biệt quan trọng với một người lãnh đạo trong công ty, doanh nghiệp; ngay cả quản trị viên làm việc tốt nhất cũng không thể làm tốt tất cả mọi việc cùng lúc.
Linh hoạt và nhanh nhẹn
Quản trị viên luôn có kế hoạch làm việc trong ngày, nhưng đôi khi cũng có những yếu tố bất ngờ nảy sinh. Khi đó, điều mà các thành viên mong đợi là quản trị viên có thể nhanh chóng đưa ra phương án quyết định.
Thông thạo với các thiết bị điện tử, phần mềm máy tính
Một quản trị viên phải thông thạo với nhiều nhiệm vụ liên quan đến máy tính hoặc ít nhất là sẵn sàng học cách làm chủ các chương trình phần mềm để giúp công việc diễn ra dễ dàng hơn.
Những vị trí công việc Admin phổ biến
Sales admin, HR admin, System admin, Admin assistant, Admin Officer,… là những thuật ngữ phổ biến mà bạn thường xuyên gặp phải khi tìm kiếm vị trí làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy những vị trí admin này làm những công việc gì?
Sales admin là gì?
Sales Administrator (SA) hay thư ký phòng kinh doanh là người làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh thực hiện các hoạt động bán hàng của công ty. Thông thường, SA sẽ làm việc dưới quyền và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc kinh doanh.
Các công việc chính mà một Sales admin cần làm bao gồm:
- Hỗ trợ xây dựng kế hoạch công tác cho bộ phận kinh doanh, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đốc thúc các thành viên hoàn thành.
- Soạn thảo và quản lý các văn bản hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh như làm báo giá, thư chào hàng, lên hợp đồng,…
- Là người đứng ra liên hệ với khách hàng hoặc đối tác, tư vấn hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh với công ty.
- Cập nhật dữ liệu hoạt động của bộ phận kinh doanh để báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo công ty.
HR admin là gì?
Vị trí HR admin thường làm những việc có liên quan đến các giấy tờ hợp đồng lao động, các bằng khen, chứng nhận hoặc quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên ví dụ như xe cộ đi lại, máy tính,…
System admin là gì?
System admin là quản trị hệ thống IT có nhiệm vụ quản lý toàn bộ môi trường IT đa người dùng trong doanh nghiệp, đảm bảo hiệu năng và liên tục của các dịch vụ IT.
Trách nhiệm của System admin thay đổi rất khác nhau tùy theo nhà tuyển dụng. Do phạm vi trách nhiệm của của người quản trị hệ thống rất rộng, nên họ cần nhiều kỹ năng, và mức lương của vị trí này cũng giao động rộng.
Nhìn chung, System admin phải có kinh nghiệm làm việc với File Server, Desktops, Networks, Databases, hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ. Quen thuộc với nhiều hệ điều hành khác nhau, các ngôn ngữ kịch bản. Thêm nữa là kiến thức về ảo hóa, điện toán đám mây đang trở thành yêu cầu cơ bản đối với người quản trị hệ thống.
Vì công việc bao gồm cả cài đặt, cung cấp, quản lý các máy chủ vật lý và máy chủ ảo cũng như những phần mềm, phần cứng chạy trên đó, nên một người quản trị hệ thống cũng cần biết cài đặt, xử lý sự cố tài nguyên IT, tài khoản người dùng, quản lý hệ thống phần mềm, sao lưu và khôi phục dữ liệu,…
Admin assistant là gì?
Admin assistant được sử dụng để chỉ những người làm việc tại vị trí trợ lý hành chính. Trợ lý hành chính là một công việc quan trọng, có vai trò hỗ trợ ban điều hành và quản lý hoàn thành những nhiệm vụ chung chug hoặc phức tạp.
Admin officer (admin văn phòng) là gì?
Admin officer hay hành chính văn phòng đảm nhiệm các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và lễ tân đón khách, tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ cho toàn thể nhân viên. Ngoài ta, Admin officer còn có thể tư vấn pháp lý cho lãnh đạo nếu cần thiết.
Direct admin là gì?
Direct Admin (hay gọi tắt là DA) là trình quản lý file có giao diện đồ họa chủ yếu quản lý và vận hành website bằng bảng điều khiển được thiết kế để làm cho việc quản lý website trở nên dễ dàng hơn.
DA được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành Linux phục vụ cho mục đích quản trị máy chủ lưu trữ website chia sẻ. Hệ thống quản lý này không chỉ tạo hosting cho người dùng cuối mà còn hỗ trợ cả các tài khoản đại lý.
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn trả lời cho câu hỏi “admin là gì”. Hi vọng những điều mà chúng tôi trình bài trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Xin chào chúng mình là Gen Z. Thế hệ tuổi trẻ Gen Z chúng mình chia sẻ cho nhau những bài viết bổ ích giúp nhằm mục đích phi lợi nhuận và cùng nhau phát triển bản thân về cả tri thức lẫn tinh thần. Nếu bạn đam mê viết lách và chia sẻ câu chuyện cá nhân của bạn trên nền tảng internet hãy gửi tin nhắn đến cho chúng mình cùng gia nhập cộng đồng cùng nhau học hỏi và chia sẻ kiến thức nhé